Ngân hàng câu hỏi Sinh học 7 kỳ II năm học: 2012 – 2013
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi Sinh học 7 kỳ II năm học: 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI SINH HỌC 7 KỲ II Năm học: 2012 – 2013 Câu 1: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 19 – thời gian 2 phút: Ếch hô hấp nhờ: A. phổi B. mang C. Da D. Cả A và C Đáp án: D Câu 2: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 19 – thời gian 15 phút: Trình bày cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn? Đáp án: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ý nghĩa thích nghi - Đầu nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngừi, vừa thở - Da trần phủ chất nhầy và ẩm ướt dễ thấm khí. - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. - Chi 5 phần có chia đốt linh hoạt. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. - Giảm sức cản của nước khi bơi. - Khi bơi vừa thở vừa quan sát. - Giúp hô hấp trong nước - Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. - Thuận lợi cho việc di chuyển. - Tạo thành chân bơi để đẩy nước. Câu 3: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 19 – thời gian 3 phút: So sánh sự thụ tinh của ếch với cá? Đáp án: Giống cá: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. Khác: Phát triển.: Trứng-> nòng nọc- > ếch ( phát triển có biến thái ). Câu 4: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 20 – thời gian 2 phút: Những động vật thuộc lớp bò sát là: A. rắn nước, cá sấu, thạch sùng B. thạch sùng, ba ba, cá trắm C. baba, cá sấu, tắc kè, ếch D. ếch, cá voi, thạch sùng. Đáp án: A Câu 5: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 20 – thời gian 10 phút: So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng. Đáp án: Đặc điểm đời sống Thằn lằn ếch đồng Nơi sống và hoạt động Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo Sống và bắt mồi nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước. Thời gian kiếm mồi Bắt mồi về ban ngày Bắt mồi vào chập tối hay ban đêm Tập tính Thích phơi nắng Trú đông trong các hốc đất rất khô ráo Thích ở nơi tối hay ở nơi có bóng râm Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn. Câu 6: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 20 – thời gian 3 phút: Đặc điểm nào giúp thằn lằn thích nghi với đời sống khô hạn? Đáp án: Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân và nước tiểu nhờ xoang huyệt Câu 7: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 21 – thời gian 2 phút: Trình bày đặc điểm các giác quan của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Đáp án: Bộ não: 5 phần ( Não trước , tiểu não phát triển à liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp ) Giác quan: Tai xuất hiện ống tai ngoài. Mắt xuất hiện mí mắt thứ 3. Câu 8: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 21 – thời gian 7 phút: So sánh các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn với ếch? Đáp án: Thằn lằn Ếch đồng Phổi có nhiều ngăn, cơ liên sườn tham gia vào hô hấp. Phổi đơn giản, ít vách ngăn, hô hấp chủ yếu qua da. Tim 3 ngăn tâm thất có vách hút. Tim 3 ngăn Thận sau Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước (nước tiểu đặc). Thận giữa Bóng đài lớn. Câu 9: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 21 – thời gian 3 phút: Ý nghĩa của sự xuất hiện vách hụt trong tim của thằn lằn? Đáp án: xuất hiện vách hụt tâm thất làm máu nuôi cơ thể ít pha hơn. Câu 10: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 22 – thời gian 5 phút: Nêu những điểm tiến hóa trong sinh sản của chim bồ câu so với thằn lằn? Đáp án: - thụ tinh trong, đẻ ít trứng và trứng giàu noãn hoàng hơn, chim bố và mẹ thay nhau ấp trứng để bảo vệ trứng tốt hơn, con nôn được nuôi dưỡng bàng sữa diều... Câu 11: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 22 – thời gian 5 phút: Phân biệt kiểu bay vỗ cánh và bay lượn? Đáp án: Bay vỗ cánh Bay lượn Đập cánh liên tục Cánh đập chậm rãi và không liên tục ; cánh dang rộng mà không đập Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió Câu 12: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 22 – thời gian 15 phút: Giải thích đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? Đáp án: Thân: Hình thoi Giảm sức cản không khí khi bay Chi trước: Cánh chim Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng Lông bông: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp Giữ nhiệt, làm cho cơ thể nhẹ Mỏ: Mỏ sừng, bao lấy hàm không có răng. Làm đầu chim nhẹ Cổ: Dài khớp đầu với thân Phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông Câu 13: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 23 – thời gian 2 phút: Đặc điểm quan trọng nhất của bộ xương giúp chim thích nghi cao với đời sống bay là gì? Đáp án: Bộ xương xốp nhẹ, xương cánh và xương đùi rỗng không chứa tủy mà chứa các nhánh của túi khí Câu 14: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 23 – thời gian 1 phút: Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có gì khác so với những ĐV đã học? Đáp án : Hệ tiêu hóa của chim bồ câu có điểm khác là có diều, dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Câu 15: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 23 – thời gian 3 phút: Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát? Đáp án: Thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ à tốc độ tiêu hóa thức ăn cao hơn. Câu 16: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 24 – thời gian 2 phút: Tim của chim có gì khác so với bò sát? Đáp án: + Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn Câu 17: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 24 – thời gian 2 phút: Hệ tiêu hoá của chim hoàn thiện hơn bò sát ở những điểm nào? Đáp án: +Ống tiêu hóa phân hóa, chuyên hóa với chức năng . + Tốc đô tiêu hoá cao Câu 18: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 24 – thời gian 4 phút: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn có ý nghĩa gì đối với đời sống của chim bồ câu? Đáp án: Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi) " sự trao đổi chất mạnh. Câu 19: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 25 – thời gian 2 phút: Đặc điểm chung của lớp chim? Đáp án: Mình có lông vũ bao phủ Chi trước biến đổi thành cánh Có mỏ sừng Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp. Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. Là ĐV hằng nhiệt Câu 20: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 25 – thời gian 2 phút: Vì sao nói lớp Chim rất đa dạng? Đáp án: - nói lớp Chim rất đa dạng vì: số loài nhiều, chia làm 3 nhóm: Chim chạy, bay, bơi - Lối sống và môi trường sống phong phú. Câu 21: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 25 – thời gian 4 phút: Số ngón chân của nhóm chim chạy giảm vì sao? Đáp án: giúp chúng chạy nhanh trên sa mạc thích nghi với khí hậu khô, nóng. Câu 22: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 26 – thời gian 2 phút: Thỏ di chuyển bằng cách nào? Đáp án : Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời 2 chân Câu 23: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 26 – thời gian 2 phút: Hiện tượng thai sinh tiến hoá hơn so với hiện tượng đẻ trứng và noãn thai sinh như thế nào? Đáp án : - Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ - Có nhau thaià gọi là hiện tượng thai sinh Câu 24: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 26 – thời gian 4 phút: Tại sao trong chăn nuôi thỏ người ta không làm chuồng bằng tre hoặc bằng gỗ? Đáp án: Vì thỏ gặm nhấm àlàm hỏng chuồng Câu 25: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 27 – thời gian 2 phút: Manh tràng trong ống tiêu hóa của thỏ có tác dụng tiêu hóa loại thức ăn nào? Đáp án: Xenllulo Câu 26: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 27 – thời gian 5 phút: Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn não cá và bò sát? Đáp án: Bộ não của thỏ phát triển hơn các lớp ĐV khác : - Đại não phát triển hơn hẳn che lấp các phần khác - Tiểu não lớn có nhiều nếp gấp Câu 27: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 28 – thời gian 4 phút: +Hệ cơ của thỏ tiến hóa hơn các lớp ĐV trước ở những điểm nào? Đáp án : Xuất hiện cơ hoành " tham gia vào cử động hô hấp. Câu 28: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 29 – thời gian 2 phút: Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm cơ bản nào? Đáp án : Lớp thú có số lượng loài rất lớn sống ở khắp nơi Câu 29: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 29 – thời gian 2 phút: Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào? Đáp án : Sự phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm: sinh sản, bộ răng, chi... Câu 30: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 29 – thời gian 1 phút: Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà lại được xếp vào lớp thú? Đáp án: Vì nuôi con bằng sữa Câu 31: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 30 – thời gian 1 phút: Cách cất cánh của dơi là: a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao Đáp án: C Câu 32: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 30 – thời gian 2 phút Cá voi có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bơi ở nước? Đáp án : + Hình dạng cơ thể: hình thoi, thon dài, cổ không phân biệt với thân + Chi trước: Biến đổi thành bơi chèo (có các xương cánh, xương ống, xương bàn) + Chi sau: tiêu giảm + Lớp mỡ dưới da dày Câu 33: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 30 – thời gian 2 phút: Tại sao cá voi lại được xếp vào lớp thú? Đáp án: Vì cá voi đẻ con và nuôi con bằng sữa Câu 34: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 31 – thời gian 1 phút: 1. Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau: a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm b. Răng cửa ngắn, răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, hai bên sắc. c. Rình và vồ mồi. d. ăn tạp. e. Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày g. Đào hang trong đất Đáp án: b, c, e Câu 35: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 31 – thời gian 2 phút Chân chuột chũi có đặc điểm gì phù hợp với việc đào hang trong đất? Đáp án : + Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ -> đào hang Câu 36: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 31 – thời gian 3 phút: Đặ điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là gì? Đáp án : Bộ răng Câu 37: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 32 – thời gian 1 phút: Tìm đặc điểm chung của bộ thú móng guốc? Đáp án : Số ngón có bao sừng gọi là guốc Câu 38: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 32 – thời gian 2 phút Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ. Đáp án : - Bộ guốc chẵn: Số ngón chân chẵn có sừng, đa số nhai lại - Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ không có sừng( trừ tê giác) không nhai lại. Câu 39: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 32 – thời gian 3 phút: Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi? Đáp án : Ngón cái đối diện với các ngón còn lại -> thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo Câu 40: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 33 – thời gian 1 phút: Phân biệt 3 các đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào? Đáp án : Đặc điểm của túi má và chai mông Câu 41: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 33 – thời gian 2 phút Thú có giá trị gì trong đời sống con người. Đáp án : Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu, làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại Câu 42: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 33 – thời gian 3 phút: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển Đáp án : + Bảo vệ động vật hoang dã + Xây dựng khu bảo tồn động vật + Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. Câu 43: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 34 – thời gian 1 phút: Thế nào là hình thức sinh sản vô tính? Đáp án: Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái. Câu 44: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 34 – thời gian 2 phút Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn của các ĐV đã học? Đáp án : Hệ tuần hoàn: chưa có tim à tim chưa có ngăn àtim có 2 ngăn à 3 ngăn à4 ngăn. Câu 45: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 34 – thời gian 3 phút: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? Đáp án : Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. Câu 46: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 35 – thời gian 1 phút: Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào sinh sản vô tính. Giun đất, sứa, san hô Thuỷ tức, đỉa, trai sông Trùng roi, trùng amip, trùng giày Đáp án : C Câu 47: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 35 – thời gian 2 phút Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào? Đáp án : Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện ở: + từ thụ tinh ngoàià thụ tinh trong + Từ đẻ nhiều trứng à đẻ ít trứngà đẻ con + Phôi phát triển có biến thái à phát triển trức tiếp có nhau thai + Con non không được nuôi dưỡngà được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Câu 48: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 35 – thời gian 5 phút: Làm thế nào để biết các nhóm SV có mối quan hệ với nhau? Đáp án : Dựa vào các di tích hoá thạch Câu 49: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 36 – thời gian 1 phút: Nhóm động vật nào thụ tinh trong a. Cá, cá voi, ếch b. Trai sông, thằn lằn, rắn c. Chim, thạch sùng, gà Đáp án: C Câu 50: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 36 – thời gian 2 phút Tìm đặc điểm của chim cổ giống với bò sát và chim ngày nay? Đáp án: Chim cổ giống bò sát: có răng, đuôi dài; Giống chim ngày nay: có lông vũ, có cánh Câu 51: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 36 – thời gian 1 phút: Tại sao khi quan sát cây phát sinh lại biết được số lượng loài của nhóm SV nào đó? Đáp án: Vì kích thước trên cây lớn thì số loài đông Câu 52: Mức độ nhận biết kiến thức tuần 37 – thời gian 3 phút: Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu như thế nào? Đáp án: Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mội sinh vật. Câu 53: Mức độ thông hiểu kiến thức tuần 37 – thời gian 5 phút Nguyên nhân nào dẫn tới sự giảm sút đa dạng sinh học? Đáp án: Nguyên nhân: . Do nạn phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi làm mất môi trường sống của các loài động vật . Do săn bắn, buôn bán ĐV hoang dã. . Do sử dụng lan tràn thuốc trừ sâu, sự thải chất thải ở các nhà máy xí nghiệp, khu dân cư. Câu 54: Mức độ vận dụng kiến thức tuần 37 – thời gian 5 phút: Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học? Đáp án: Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học: + Cấm chặt phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi + Cấm buôn bán trái phép ĐV hoang dã. + Cần đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường...
File đính kèm:
- Ngan hang cau hoi Sinh 7 ki II.doc