Ngân hàng câu hỏi Sinh học 8, kì II

doc9 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi Sinh học 8, kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ 2
Tiết 37: Vitamin và muối khoáng
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 19 – thời gian 1 phút)
Trong các vitamin sau nhóm vitamin nào tan trong dầu mỡ? (1đ’)
A. A, B1, C, D B. A,D,E, K C. K, A, C, B2.
- Đáp án: B.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 19 – thời gian 5 phút)
- Nêu vai trò chủ yếu của muối khoáng canxi?
- Đáp án: Là thành phần chính trong xương, răng. Có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, trong quá trình đông máu, phân chia tế bào
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 19- thời gian 3 phút)
- Khi cơ thể thiếu vitaminA ta cần ăn những thực phẩm nào?
- Đáp án: Ăn những thực phẩm có mầu đỏ, mầu vàng, xanh thẫm chứa nhiều caroten là chất tiền vitaminA.
Tiết 38: Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 19 – thời gian 1 phút)
Nguyên tắc lập khẩu phần ăn là:
A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn. B. Đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng.
C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. D. Tất cả các đáp án trên.
- Đáp án: D
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 19 – thời gian 3 phút)
- Thế nào là khẩu phần ăn?
- Đáp án: Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 19- thời gian 5 phút)
Thiết kế một bữa cho gia đình có đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng..
Đáp án: Thành phần chính: gạo, thịt lợn, trứng, rau xanh, quả tươi.
Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 20 – thời gian 1 phút)
Cơ thể bài tiết mồ hôi qua : 
A. Da B. Phổi C. Thận.
- Đáp án: A
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 20 – thời gian 3 phút)
 Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? 
Đáp án: Bao gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 20- thời gian 3 phút)
Giải thích tại sao mùa đông ta lại hay đi tiểu hơn mùa hè.
Đáp án: vì mùa hè sự bài tiết mồ hôi qua da rất ít nên nước thừa và các chất thải chủ yếu được thải qua đường nước tiểu -> đi tiểu nhiều.
Tiết 41: Bài tiết nước tiểu
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 21 – thời gian 1 phút)
 Thành phần của nước tiểu đầu khác máu ở chỗ: (0.5đ)
A. Không có TB máu B. Không có protein C. Cả 2 đáp án
- Đáp án: C
Câu 2: (Thông hiểu - kiến thức tuần 21 – thời gian 3 phút)
 Nêu quá trình bài tiết nước tiểu? (0.5đ)
HS: Gồm 3 giai đoạn: lọc máu tạo nước tiểu đầu, tái hấp thu và bài tiết tiếp.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 21- thời gian 3 phút)
-Tại sao nói thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu?
Đáp án: Vì quá trình hình thành nước tiểu là lọc và giữ lại nước và các chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời thải các chất độc hại cho cơ thể, nước thừa, muối thừa để thải ra ngoài.
Tiết 42: Vệ sinh hệ bài tiêt nước tiểu.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 21 – thời gian 1 phút)
Các tác nhân nào sau đây có hại cho hệ bài tiết:
A. Chất thuốc B. Vi khuẩn C. Khẩu phần ăn không hợp lý D. Cả A. B. và C
- Đáp án: D
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 21 – thời gian 5 phút)
 Cần vệ sinh hệ bài tiết như thế nào?(1đ)
- Đáp án: Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể và cho hệ bài tiết, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, khi buồn đi tiểu cần đi ngay.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 21- thời gian 1 phút)
Giả sử hai thận của một bệnh nhân bị suy giảm chức năng? Để hỗ trợ việc lọc máu cho cơ thể người ta dùng phương pháp nào?
- Đáp án: Chạy thận nhân tạo.
Tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 22 – thời gian 1 phút)
 Da có thể nhận biết độ nóng lạnh của vật nhờ: 
A. Lớp sừng B, Thụ quan ở lớp bì C, Lớp mỡ.
- Đáp án: B.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 22 – thời gian 3 phút)
Nêu chức năng của da? (1 đ’)
 Đáp án: - Bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, cảm giác
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 22- thời gian 3 phút)
Giải thích tại sao mùa đông lại nhiều gầu trên da đầu.?
- Đáp án: Vì mùa đông dộ ẩm không khí giảm, các mạch máu dưới da có xu hướng co lại làm da đầu khô hơn nên các tế bào lớp ngoài nhanh chết và dễ bong ra tạo gầu.
Tiết 44: Vệ sinh da
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 22 – thời gian 1 phút) 
Cần tắm vào thời gian nào là hợp lý: (0.5đ)
A. 5h sáng B. 7-8 h sáng C. 12 h trưa.
- Đáp án B.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 22 – thời gian 3 phút)
 Cần phải vệ sinh da như thế nào? (1đ’)
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ, tránh làm tổn thương da, nâng cao sức chịu đựng của da.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 22- thời gian 3 phút)
Giải thích vùng da ở bẹn hay gặp bệnh hắc nào?
Đáp án: Vì ở vùng da đó da thường ẩm hơn các vùng khác.
Tiết 45: Giới thiệu chung về hệ thần kinh.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 23 – thời gian 1 phút)
 Trong cấu tạo của noron thần kinh bộ phận quan trọng nhất là: (0.5đ’)
A. Sợi trục B. Sợi nhánh C. Thân noron.
- Đáp án: C.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 23 – thời gian 5 phút)
Nêu cấu tạo của hệ thần kinh? (1đ)
HS: Bao gồm bộ phận thần kinh trung ương ( não nằm trong hộp sọ và tủy sống trong cột sống) và thần kinh ngoại biên bao gồm hạch thần kinh và dây thần kinh.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 23- thời gian 5 phút)
Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động va hệ thần kinh sinh dưỡng?
Đáp án: - Hệ thần kinh vận động điểu khiển hoạt động của cơ vân, những hoạt động có ý thức.
 - Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, đó là các hoạt động không có ý thức. 
Tiết 47: Dây thần kinh tủy.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 24 – thời gian 1 phút)
 Dây thần kinh tủy thuộc loại: (1đ’)
A. Dây hướng tâm B. Dây ly tâm C. Dây thần kinh pha.
- Đáp án: C.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 24 – thời gian 3 phút)
 Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy? (1đ’)
HS: Có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây gồm nhóm sợi cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau và nhóm sợi vận động nối với tủy sống bằng rễ trước. Các nhóm sợi liên quan đén các rễ này sau khi đi qua khe 2 đốt sống chập lại thành dây thần kinh tủy.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 24- thời gian 3 phút)
Trên một con ếch đã mổ nghiên cứu rễ tủy , em Quang đã vô ý thức thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào mất , rễ nào còn?
Đáp án: Kích thích dung dịch HCL 1% vào 1 trong 2 chi trên, quan sát 2 chi dưới, chi nào co chứng tỏ còn rễ trước ( rễ vận động), chi nào không co chi đó bị đứt rễ trước.
Trên hai chi sau: Kích thích HCL 1% vào một chi sau bên trái nếu các chi trước co chứng tỏ chi sau này còn rễ sau còn nếu các chi trước không co thì rễ sau đã bị cắt., làm tương tự với chi sau còn lại.
Tiết 48: Trụ não, tiểu não, não trung gian.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 24 – thời gian 1 phút)
 Nhân xám vùng dưới đồi là trung khu điều hòa:
A. Lớn lên của cơ thể B. Trao đổi chất C. Hoạt động của tim.
- Đáp án: B
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 24 – thời gian 3 phút)
Nêu vị trí và các phần của bộ não ? (1đ’)
 HS: Trụ não tiếp liền với tủy sống, nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian, trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não, não giữa gồm cuống não ở phía trước và củ não sinh tư ở phía sau. phía sau trụ não là tiểu não.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 24- thời gian 3 phút)
Giải thích tại sao người say rượu đi chân nam đá chân chiêu:
- Đáp án: Vì trong máu có nồng độ cồn cao, rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.
Tiết 49: Đại não.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 25 – thời gian 1 phút)
Vùng thính giác nằm ở thùy: (0.5đ’)
A. Thùy thái dương B. Thùy đỉnh C. Thùy chẩm.
- Đáp án: A.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 25 – thời gian 3 phút)
 Nêu cấu tạo đại não? (1đ)
- HS: Bao bọc bên ngoài là chất xám tạo thành lớp vỏ xám, bề mặt đại não có nhiều nếp gấp, tạo thành nhiều khe và rãnh: rãnh liên bán cầu, rãnh đỉnh, rãnh thái dương chia bề mặt não thành nhiều thùy.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 25- thời gian 3 phút)
Chứng minh rằng não người tiến hóa hơn não động vật?
- Đáp án: Não người có bế mặt não lớn hơn do có nhiều khe, rãnh chia não thành nhiều thùy, lớp vỏ chất xám dày, có vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu chữ viết, hiểu tiếng nói.
Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 25 – thời gian 1 phút)
Trung ương phân hệ thần kinh giao cảm nằm ở:
A. Não giữa B. Đoạn cùng của tủy sống C. Sừng bên của tủy sống.
- Đáp án: C.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 25 – thời gian 3 phút)
Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng?(1đ)
HS: Bao gồm phần trung ương thần kinh nằm trong não và tủy sống và thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh, có hai phân hệ: giao cảm và đối giao cảm.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 25- thời gian 3 phút)
Trình bày phản xạ của đồng tử khi có ánh sáng chói chiếu qua mắt.
- Đáp án: Khi có ánh sáng chói chiếu qua mắt hệ thần kinh đối giao cảm điều khiển cho đồng tử co lại, nhưng khi ánh sáng chói đi qua hệ thần kinh giao cảm lại điều khiển dãn đồng tử trở về mức bình thường.
 Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 26 – thời gian 1 phút)
: Khi ảnh của vật hiện trên điểm nào thì ta nhìn rõ vật: (0.5đ)
A. Điểm mù B. Đồng tử C. Điểm vàng.
- Đáp án: C
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 26 – thời gian 3 phút)
Nêu cấu tạo của màng lưới? (1đ’)
HS: Màng lưới có các TB thần kinh. trên điểm vàng có nhiều tb nón, càng xa điểm vàng TB nón càng ít. Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục, không có TB thụ cảm cảm giác nên khi ảnh của vật rơi vào đó ta sẽ không nhìn thấy.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 26- thời gian 3 phút)
Khả năng điều tiết của mắt như thế nào khi đang đi ngoài sáng vào trong bóng tối để quan sát mọi vật rõ hơn.?
- Đáp án: Đồng tử dãn rộng ra để lượng ánh sáng lọt vào mắt nhiều hơn, thể thủy tinh xẹp lại
Tiết 52: Vệ sinh mắt.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 26– thời gian 1 phút)
Mắt chỉ có khả năng nhìn gần là tật: (0.5đ)
A. Cận thị B. Viễn thị C. Loạn thị.
- Đáp án: A
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 26 – thời gian 3 phút)
Nêu những hiểu biết về bệnh đau mắt hột? (0.5 đ’)
Nguyên nhân: Do một loại vi rút trong dử mắt gây nên.
Triệu chứng: mặt trong của mi mắt có nhiều hạt nổi cộm lên, khi vỡ tạo sẹo có thể làm đục màng giác.
- Phòng trị bệnh: Không tắm ở những nơi ước bẩn, dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, khi mắc bệnh phải được điều trị kịp thời.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 26- thời gian 3 phút)
- Khi có một HS do khi viết mắt nhìn quá gần vở lâu ngày không nhìn rõ các vật ở xa vậy bận ấy phải sử dụng lại kính nào?
-Đáp án: Bạn ấy đeo kính phân kỳ ( kính cận) có độ hội tụ phù hợp.
Tiết 54: Cơ quan phân tích thính giác
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 27 – thời gian 1 phút)
Bộ phận nào là giới hạn giữa tai ngoài và tai trong?
A. Vành tai B. ống tai C. Màng nhĩ.
Đáp án: C
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 27 – thời gian 3 phút)
Nêu quá trình thu nhận sóng âm của tai?
HS: Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngọai dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 27- thời gian 3 phút)
Giải thích tại sao khi bịt tai lại ta lai cảm giác đi không thật chân.
- Đáp án: Vì bình thường tai ngoài và tai giữa cân bằng áp suất, khi bịt tai lại có sự chênh lệch áp suất giữ tai ngoài và tai trong nên tao cảm giác đó.
Tiết 55: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 28 – thời gian 1 phút)
Phản xạ không điều kiện là phản xạ:
A. Hình thành trong quá trình sống B. Khi sinh ra đã có.
- Đáp án: B
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 28 – thời gian 3 phút)
Nêu những hiểu biết về phản xạ có điều kiện?(1đ’)
HS: Trung ương thần kinh nằm ở não bộ, được hình thành trong cuộc sống,dễ mất đi, số lượng không giới hạn, hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời,.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 28- thời gian 3 phút)
Tại sao khi đang chiến tranh nghe tiếng máy bay là mọi người tìm nơi trú ẩn còn ngày nay khi nghe tiếng mọi người bình thường không tìm nơi trú ngụ.
- Đáp án: vì thời chiến tranh khi có tiếng máy bay gầm rú là báo hiệu một đợt thả bom gây chết chóc nên mỗi người đã hình thành cho mình một thói quen khi nghe tiếng máy bay gầm rú là chạy đi trú ( phản xạ có điều kiện) còn thời bình khi có tiếng máy bay không có sự thả bom nên mọi người dần dần mất thói quen( phản xạ có diều kiện mất dần) nên không tìm nơi trú ẩn.
Tiết 56: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 28 – thời gian 1 phút)
- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người thể hiện ở:
A. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện.
B. Có tiếng nói và chữ viết.
C. Tư duy trừu tượng.
D. Tất cả các đáp án trên.
- Đáp án: D
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 28 – thời gian 3 phút)
- Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người.
HS: Là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau, là cơ sở thành lập thói quen , tập quán, nếp sống có văn hóa xã hội.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 28- thời gian 3 phút)
- Trong cuộc sống con người tiếng nói và chữ viết có vai trò gì?
- Đáp án: - Giúp con người giao tiếp với nhau.
 - Tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm.
 - Khám phá tri thức
Tiết 57: Vệ sinh hệ thần kinh.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 29 – thời gian 1 phút)
Các chất kích thích hệ thần kinh là:
A. Rượu B. Ma túy C. Thuốc ngủ D. Cả A và B.
 Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 29 – thời gian 3 phút)
Trọng vệ sinh hệ thần kinh cần chú ý đến những vấn đề gì?(1đ’)
HS: phải biết kết hợp lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 29- thời gian 3 phút)
Khi bệnh nhân muốn làm giảm cơn đau sử dụng thuốc tiêm moocphin nhiều lần sau này khi không đau vẫn muốn sử dụng nó?
- Đáp án: Vì moocphin là chất kích thích gây nghiện.
Tiết 58:Giới thiệu chung về hệ nội tiết.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 29 – thời gian 1 phút)
 Tuyến nội tiết có sản phẩm tiết: (0.5đ)
A. Tiết vào máu B. Tiết vào ống tiêu hóa C. Tiết vào khoang miệng.
- Đáp án: A
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 29 – thời gian 3 phút)
Nêu vai trò của hoocmôn ? (1đ’)
HS: Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể, điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 29- thời gian 3 phút)
Có thể đưa hoocmôn nào đó vào cơ thể thông qua con đường tiêu hóa không?
- Đáp án: Không vì khi đưa qua hệ tiêu hóa dưới sự ảnh hưởng của dịch tiêu hóa chúng sẽ biến đổi thành chất khác ( hoocmôn có bản chất là protein) vì vậy cần đưa chúng qua đường máu( tiêm, trích)
Tiết 59: Tuyến yên và tuyến giáp.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 30 – thời gian 1 phút)
Hooc môn nào sau đây có vai trò kích thích tuyến giáp tiết tiroxin:
A. Canxitonin B. Insulin C. TSH D. GH.
- Đáp án: C.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 30 – thời gian 3 phút)
- Nêu vai trò của tuyến yên?(1đ’)
- Đáp án: Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất tiết ra hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, đồng thời sản phẩm của tuyến này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi gluco các chất khoáng.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 30- thời gian 3 phút)
- Hoocmôn (GH) có vai trò kích thích tăng trưởng – tăng chiều cao, vậy những người thấp lùn có nên tiêm hoocmôn này vào để tăng chiều cao không?
- Đáp án: Không vì hoocmôn này làm tăng chiều cao cơ thể chủ yếu là xương nhưng hệ cơ không phát triển phù hợp dẫn đến không có sự phối hợp hài hòa giữa chúng nên không tốt cho cơ thể, mặt khác nó gây nên sự rối loạn nhất thời trong cơ thể.
Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 30 – thời gian 1 phút)
 Loại tế bào nào trong tuyến tụy kích thích tiết insulin: (0.5đ)
A. TB anpha B. Tế bào bêta C. Cả 2 TB.
- Đáp án: B
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 30 – thời gian 3 phút)
 Nêu chức năng của tuyến trên thận: 
- Đáp án: Phần vỏ: tiết hoocmôn điều hòa các muối natri, kali, phần tủy tiết Adrenalin và noradrealin..
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 30- thời gian 3 phút)
Khi ăn no hoocmôn nào của tuyến tuyết ra nhiều ? Vì sao?
Đáp án: Hoocmôn Insulin được tiết ra nhiều vì khi đó đường glucozo được hấp thu nhiều vào máu làm hàm lượng đường cao hơn 0.12%, hooc môn này chuyển hóa lượng đường thừa trong máu thành glicogen tích lũy trong gan, cơ.
Tiết 61: Tuyến sinh dục
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 31 – thời gian 1 phút)
Ở tuổi dậy thì cơ thể bé trai có những biểu hiện nào sau đây:
A. Vỡ tiếng B. Xuất tinh lần đầu C. Mọc lông nách, lông mu D. Tất các đáp án trên
- Đáp án: D
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 31 – thời gian 3 phút)
Trình bày chức năng của tinh hoàn 
HS: Sản sinh ra tinh trùng, tiết ra hoocmôn sinh dục nam .
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 31- thời gian 3 phút)
Ngày nay các bé nữ lại có những biểu hiện của tuổi dạy thì ngày càng sớm hơn, chứng tỏ tuyến nào trong cơ thể trẻ phát triển sớm?
- Đáp án: Tuyến yên .
Tiết 62: Sự phối hợp điều hòa các tuyến nội tiết.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 31 – thời gian 1 phút)
Lượng đường trong máu được giữ ổn định là do sự điều hòa của các tuyến nội tiết nào sau đây:
Tuyến yên và tuyến tụy.
Tuyến yên và tuyến thượng thận.
Tuyến thượng thận và tuyến tụy.
- Đáp án: C.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 31 – thời gian 3 phút)
Nêu sự điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết?(1đ’)
HS: Có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trường trong đảm cho quá trình sinh lý diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược.
Tiết 63: Cơ quan sinh dục nam.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 32 – thời gian 1 phút)
Nơi sản xuất ra tinh trùng là:(0.5đ)
A. Dương vật B. Bọng tinh C. Tinh hoàn.
Đáp án: C. 
Câu 2:(Thông hiểu- kiến thức tuần 32 – thời gian 3 phút)
Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nam?
- Đáp án: Bao gồm: tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, dương vật.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 32- thời gian 3 phút)
Giải thích tại sao tỷ lệ trẻ em sơ sinh sấp xỉ: 107 nam: 100 nữ.
- Đáp án: Vì tỷ lệ tinh trùng ở nam giới là 1X: 1Y chúng có tỷ lệ thụ tinh ngang nhau nhưng tinh trùng mang NST Y nhỏ hơn, bơi nhanh hơn nên cơ hội thụ tinh với trứng cao hơn nên có tỷ lệ bé sơ sinh như trên.
Tiết 64: Cơ quan sinh dục nữ.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 32 – thời gian 1 phút)
Nơi sản sinh ra trứng là: (0.5đ)
A. Buồng trứng B. Tử cung C. âm đạo
- Đáp án: A.
Câu 2:(Thông hiểu- kiến thức tuần 32 – thời gian 3 phút)
Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nữ?
- Đáp án: Bao gồm âm đạo, tử cung. ống dẫn trứng, buồng trứng.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 32- thời gian 3 phút)
Giả sử nếu một buồng trứng bị suy giảm chức năng thì người phụ nữ đó còn khả năng sinh con nữa không?
- Đáp án: Có vì buồng trứng còn lại vẫn còn khả năng sinh trứng, tạo trứng chín và rụng.
Tiết 65: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai nhi
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 33 – thời gian 1 phút)
Thông thường sau bao nhiêu ngày hết kinh thì trứng chín và rụng: (0.5đ)
A. 12 ngày B. 14 ngày C. 20 ngày.
- Đáp án: B
Câu 2: :(Thông hiểu- kiến thức tuần 33 – thời gian 3 phút)
Sự phát triển của thai như thế nào? 
HS: Nếu trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng tới tử cung, hợp tử sẽ làm tổ trong lớp niêm mạc thành tử cung để phát triển thành thai nhi.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 33- thời gian 3 phút)
Điều kiện để có sự thu thai là gì?
Đáp án:- Trứng chín và gặp được tinh trùng, 
Lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, xung huyết.
Trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung.
Tiết 66: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 33 – thời gian 1 phút)
Các biện pháp tránh thai thường gặp là:
A. Chống sự làm tổ của trứng. B. Tránh để tinh trùng gặp trứng. C. Ngăn trứng chín và rụng. D. Cả 3 đáp án trên.
- Đáp án: D
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 33 – thời gian 3 phút)
Ý nghĩa của việc tránh thai là gì? (1đ)
Không có thai ngoài ý muốn, không đẻ sớm, đẻ dầy, đẻ nhiều, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 33- thời gian 3 phút)
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai là gì?
Đáp án: - Dùng bao cao su – ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
Uống thuốc tránh thai: ngăn không cho trứng chín và rụng.
Đặt vòng tránh thai: ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
Tiết 67: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 34 – thời gian 1 phút)
Trong các loại bệnh sau bệnh nào lây lan qua đường tình dục:
A. Viêm phổi B. AIDS C. Ho gà D. Đau dạ dày.
- Đáp án: B
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 34 – thời gian 5 phút)
Nêu hiểu biết về bệnh Lậu 
HS: Do một loại vi rút hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên gọi là song cầu khuẩn. Bệnh lây lan qua quan hệ tình dục, biểu hiện ở nam: đái buốt, tiểu tiện có lẫn mủ, gây hẹp đường dẫn tinh, ở nữ giới: khó phát hiện, có nguy cơ chửa ngoài dạ con,
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 34- thời gian 5 phút)
Nêu các biện pháp tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tính dục:
Đáp án: - Không quan hệ tình dục vói người bị bệnh lây lan qua đường tình dục, nếu có quan hệ cần sử dụng các biện pháp an toàn sử dụng bao cao su.
Tiết 68: Đại dịch HIV – Thảm họa loài người
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 34 – thời gian 1 phút)
 Bệnh AIDS do vi rut nào gây nên: (1đ’)
A. Vi rút HIV B. Vi rút H5N1 C. Vi khuẩn E.Coli
Đáp án: A
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 34 – thời gian 3 phút)
Nêu các phương thức lây truyền của bệnh AIDS:
Đáp án: - Xâm nhập qua con đường tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 34- thời gian 3 phút)
- Để ngăn chặn đại dịch AIDS ta cần phải làm gì?
- Mỗi người cần đi xét nghiệm AIDS tại các trung tâm xét nghiệm.
- Không quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, khi quan hệ phải sử dụng bao cao su.
- Không dùng chung kim tiêm khi tiêm, chích.
 Tiết 69: ôn tập
Câu 1: ( Nhận biết- kiến thức tuần 35 – thời gian 1 phút)
Hệ nào trong cơ thể có vai trò điều khiển các hệ còn lại trong cơ thể.
A. Hệ thần kinh B. Hệ tiêu hóa C, Hệ bài tiết
- Đáp án: A.
Câu 2: (Thông hiểu- kiến thức tuần 35 – thời gian 3 phút)
Cơ thể có những cơ chế sinh lý nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Đáp án: Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
Câu 3: ( Vận dụng – kiến thức tuần 35- thời gian 3 phút)
Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.
- Đáp án: Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ. chẳng hạn khi trời nóng các mạch máu dưới da dãn ra, toát mô hôi để thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt bình thường còn khi trời lạnh mạch máu co lại để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ. Ngoài các phản xạ tự nhiên( PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ ( PXCĐK) như quạt, máy điều hòa, lò sưởi.

File đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi Sinh 8 ki II.doc