Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích ? A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. B. Sọ Dừa. C. Ếch ngồi đáy giếng. D. Sự tích Hồ Gươm. 2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì ? A. Miêu tả. B. Biểu cảm. C. Tự sự. D. Nghị luận 3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ? A. Tái hiện trạng thái sự vật. B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận. D. Trình bày diễn biến, sự việc. 4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự ? A. Nhân vật, sự việc. B. Cảm xúc, suy nghĩ. C. Luận bàn, đánh giá. D. Nhận xét. 5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm ? A. Bánh chưng, bánh giầy. B. Con Rồng, cháu Tiên. C. Thành Gióng. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì ? A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông. C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai. D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống. 7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì ? A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang. B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan. C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải. 8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì ? A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người. B. Khuyên nhủ, răn dạy con người. C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể. D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý. 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn ? A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn. B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa. C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú. D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ 10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào ? A. Sử dụng tiếng cười. B. Tình tiết ly kỳ. C. Nhân vật chính thường là vật. D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc. 11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc ? A. Ăn cho chắc bụng. B. Sống để bụng, chết mang theo. C. Anh ấy tốt bụng. D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc. 12. Từ nào dưới đây là từ ghép ? A. Lồng lộng. B. Xinh đẹp. C. Hồng hào. D. Mù mịt. 13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ ? A. Đang nổi sóng mù mịt. B. Một toà lâu đài to lớn. C. Không muốn làm nữ hoàng. D. Lại nổi cơn thịnh nộ. 14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ ? A. Cái máng lợn sứt mẻ. B. Một cơn giông tố. C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em. D. Lớn nhanh như thổi. 15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa ? A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen. B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn. C. Một cuốn sách nhỏ nhen. D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ. 16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào ? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích 17. Nhận xét nào dưới đây phù hợp với nội dung truyện cổ tích ? A. Truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. B. Truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, người dũng sỹ, người có tài năng kỳ lạ, người thông minh… C. Truyện mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ và đưa ra bài học. D. Truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu. 18 Truyện Cây bút thần sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. 19. Truyện Cây bút thần được kể ở ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất số ít. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất số nhiều. 20. Ý nghĩa của truyện Cây bút thần là gì ? A. Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội và ước mơ về tài năng kỳ diệu của con người. B. Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự giàu sang phú quý. C. Thể hiện ước mơ, khát vọng tiêu diệt kẻ ác của nhân dân. D. Thể hiện sự trân trọng tài năng độc đáo của con người. 21. Từ “con” trong“con chim” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ chỉ đơn vị. B. Danh từ chỉ sự vật. C. Số từ. D. Lượng từ 22. Từ “mặt” trong “mặt biển” được sử dụng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai. 23. Từ nào là từ ghép ? A. Sách vở. B. Chăm chỉ. C. Sung sướng. D. Ngào ngạt 24. Từ nào là từ láy ? A. Lớn lên. B. Tuyệt trần. C. Hồng hào. D. Trăm trứng 25. Từ nào là danh từ ? A. Khỏe mạnh. B. Khôi ngô. C. Bú mớm. D. Bóng tối 26. Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ ? A. Nhà lão Miệng. B. Rất tuyệt vời. C. Một buổi chiều. D. Trung thu ấy 27. Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì ? A. Danh từ chỉ đơn vị. B. Danh từ chỉ sự vật. C. Số từ. D. Lượng từ 28. Tổ hợp nào là cụm động từ ? A. Đứng hóng ở cửa. B. Khoẻ mạnh như thần. C.Mặt mũi khôi ngô. D. Lợn cưới áo mới. 29. Động từ “mừng rỡ” trong câu “ Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với đàn con” là động từ chỉ hành động. Đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai 30. Tổ hợp từ nào là cụm tính từ ? A. Đang ngồi dệt cửi. B. Bỏ học về nhà chơi C. Quả hồng xiêm ngọt lịm. D. Rất chuyên cần 31. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn ? A. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh. B. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. C. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. D. Những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ. 32. Vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ? A. là + một cụm danh từ. B. là + một cụm động từ. C. là + một cụm tính từ. D. là + một kết cấu chủ vị. 33 - ý nghĩa nổi bật nhất của “Cái bọc trăm trứng “ trong truyền thuyết: “ “Con Rồng cháu Tiên “ là gì ? a – Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam . b - Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. c - Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc . d - Mọi người ,mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà . 34 - Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết ? a - Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác ; b - Đó là câu chuyện dân gian kể về người anh hùng thời xưa ; c - Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử ; d - Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo và liên quan đến sự thật lịch sử . 35 – Tác giả kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì? a – Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kỳ để chiến thắng thiên nhiên ; b – Thoả mãn ước mơ có sức mạnh thần kỳ để chiến thắng giặc ngoại xâm c – Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn , bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống d – Ca ngợi phẩm chất , tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động . 36 - Hãy tìm sự thật trong lịch sử có liên quan đến truyền thuyết “Sự Tích Hồ Gươm “ để giải thích nguyên nhân buổi đầu khởi nghĩa Lam Sơn ,nghĩa quân ta nhiều lần bị thua ? a – Chưa có gươm thần ; b - Đức Long Quân chưa phù hộ độ trì ; c – Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi ; d – Thế và lực nghĩa quân còn non yếu ; 37 – Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc ? a – Chàng là người có nhiều vật lạ ; b – Chàng là người lấy được công chúa và được làm vua ; c – Chàng là người hiền hậu ,dũng cảm ;vị tha ,hành động vì nghĩa ; d – Chàng là người khoẻ mạnh , vô tư ; 38 - Lời nhận xét nào đúng nhất về chuyện “ Mẹ hiền dạy con “? a - Truyên thể hiện tình thương của người mẹ đối với đứa con . b - Truyện thể hiện lòng yêu kính của con đối với mẹ c – Truyện đề cao tình mẫu tử thiêng liêng . d – Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con sao cho nên người. . 7 – Chức năng chủ yếu của văn tự sự ? a - Kể người và kể vật c - Tả người và miêu tả công việc b - Kể người và kể việc d - Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện 39 – Yếu tố nào không được thể hiện trong truyện ‘’Em bé thông minh ‘’ a - Kì ảo , b – Hiện thực ; c - Bất ngờ ; d - Mâu thuẫn . 40 – Hãy khoanh tròn chữ C (cần thiết ) hoặc chữ K (không cần , không phù hợp )để xác định những ý cần thiết và không cần thiết trong phần mở bài của bài văn “ Kể một ngày hoạt động của mình ‘’,do một bạn học sinh viết sau đây : a – Giới thiệu về nơi sinh sống và học tập của mình : C K b – Giới thiệu qua những công việc hằng ngày . C K c – Kể về diễn biến công việc . C K d – Nói về tình cảm thái độ đối với công việc . C K 41 – Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả ? a – Kể truyện , viết truyện ; c – Sần sùi , sống sượng ; b – Hạt dẻ , giẻ lau ; d – Tủm tỉm , mủm mỉm . 42 Truyền thuyết nào dưới đây không liên quan đến thời đại Vua Hùng A: Thánh Gióng C: Con Rồng Cháu Tiên B: Sơn Tinh , Thủy Tinh D: Sự Tích Hồ Gươm 43 Thánh Gióng ra đời trong hoàn cảnh A: Bà mẹ khát nước , uống nước trong Sọ Dừa về nhà có mang B: Bà mẹ ra đồng ướm thử vết chân lạ về nhà thụ thai. C: Bà mẹ có mang do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con D: Bà mẹ mang thai , chồng lâm bệnh chết mới sinh con. 44 Giặc Ân xâm lược nước ta vào thời A: Vua Hùng vương thứ 6 B: Vua Hùng Vương thứ 16 C: Vua Hùng Vương thứ 8 D: Vua Hùng Vương thứ 18. 45 Theo em , truyện nào dưới đây thể hiện sự khát vọng đổi đời của người lao động và đề cao giá trị chân chính của con người A: Embé thông minh C: Thánh Gióng B: Sọ Dừa D: Sơn Tinh , Thủy Tinh 46 Thạch Sanh có những phẩm chất . A: Nhân hậu , vị tha C: Thật thà chất phác B: Dũng cảm , tài năng D: Tất cả các câu đều đúng 47 Loại truyện nào thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện , cái ác và cái tốt đối với cái xấu A: Thần thoại C: Cổ tích B: Truyền thuyết D: Ngụ ngôn 48 Truyện cổ tích Hồ Gươm A: Ca ngợi tính chất chính nghĩa , tính chất nhân dân và chuến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . B: Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc . C: Tất cả các câu trên đều đúng 49 Truyện Em Bé Thông Minh đề cao A: Công lí xã hội C: Sự thông minh trí khôn dân gian B: Phẩm chất và tài năng D: Lòng dũng cảm 50: Tiếng đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa A: Tiếng đàn công lí B: Là tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân C:Tiếng đàn là “vũ khi” đặc biệt để cảm hóa kẻ thù . D: Tất cả các câu trên đều đúng . 51 : Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng dưới đây : 1- Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc loại truyện dân gian nào ? Truyện Ngụ ngôn C – Truyện Cổ tích Truyền thuyết D – Truyện Cười . 2- Phong Châu là : A- tên gọi một vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm. B- chỉ những vật liệu quý để làm bánh trưng. C- cung điện dưới nước. D- con cá sống lâu năm thành yêu quái. 52: Tìm từ điền vào chỗ trống để hoàn thiện lời thách sính lễ của Vua Hùng thứ mười tám đối với Sơn Tinh, Thủy Tinh: “ Một trăm……………………………………….., một trăm………………………… và………………………………….….., …………………………………………………, …………………………….., mỗi thứ một đôi.” 53 : Cho những cụm từ sau : (Âu Cơ, Hùng Vương, Văn Lang ,Lang Liêu ). Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau : “Người con trưởng theo …………….. được tôn lên làm vua ,lấy hiệu là……………., đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là …………………………Triều đìnhcó tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang ,con gái vua gọi là mị nương ;khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.” 54 : Điền tiếp nội dung vào chỗ trống để hoàn thành nội dung ghi nhớ sau : Hình tượng Thánh Gióng……………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 55 : Nối từ ở cột A với nghĩa ở cột B để hoàn thành nghĩa của từ : Cột A: Từ Cột B: Nghĩa của từ Nối 1. Lẫm Liệt a. Ban cho, tặng thưởng 1-…………… 2. Kinh ngạc b. Chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt. 2-……………. 3. Hoảng hốt c. Thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ 3-……………. 4. Tráng sĩ d. Hùng dũng, oai nghiêm. 4-……………. 5. Phong 5-…………….
File đính kèm:
- Ngan hang cau hoi trac nghiem ngu van 6.doc