Ngân hàng câu hỏi và đáp án vận dụng đơn giản

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi và đáp án vận dụng đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN
I/ Trắc nghiệm : 
Phần Văn

Câu 1 : Nhân vật nào sau đây không phải là nhân vật kì tài trong truyện cổ tích ?
a.Mã Lương. b.Thạch Sanh. c.Lang Liêu. d.Em bé thông minh.

 Đáp án : c 


Câu 2 : Nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ?
a. Nhân vật có tài năng kì lạ. b.Nhân vật ngốc nghếch.
c. Nhân vật bất hạnh. d.Nhân vật là động vật.

Đáp án : a

Câu 3 : Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước ?
a.Chống giặc ngoại xâm.	b.Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
c.Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa	d.Giữ gìn ngôi vua.

Đáp án : c

Câu 4 : Nội dung nổi bật của văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì ?
a.Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
b.Cuộc tranh chấp đất đai của các bộ tộc.
c.Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
d.Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và ghét Thủy Tinh.

Đáp án : a

Câu 5 : Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào ?
a.Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
b.Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
c.Lê Lợi có được báu vật là gươm thần.
d.Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

Đáp án : d

Câu 7 : Trong văn bản "Ông lão đánh cá và con cá Vàng" mụ vợ bị trừng trị vì tội gì ?
a.Không biết người biết ta.	b.Không chung chung thủy.
c.Độc ác	d.Tham lam, độc ác, bội bạc.

Đáp án : d


Câu 8 : Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn ?
a.Con người	b.Con vật	c.Đồ vật	d.Cả a, b, c

Đáp án : d

Câu 9 : Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai so bì với lão Miệng ?
a.Vì họ muốn được nghỉ ngơi.	b.Vì họ ghét lão miệng.
c.Vì tị nạnh với lão miệng .	d.Vì họ nói mà lão Miệng không nghe.

Đáp án : c

Phần tự luận
Câu 1 : Trong truyện cổ tích "Em bé thông minh", nhân vật em bé đã dùng những cách gì để giải câu đố ? (2đ)

Đáp án : Trong truyện cổ tích "Em bé thông minh" , em bé đã dùng những cách để giải câu đố là :
-Lần 1 : đố lại viên quan. (0.5)
-Lần 2 : để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố. (0.5)
-Lần 3 : cũng bằng cách đố lại. (0.5)
-Lần 4 : dùngg kinh nghiệm đời sống dân gian . (0.5)

 Câu 2: Thạch Sanh đã trải qua những thử thách nào ? (3đ)
Đáp án :
	-Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. (0.5)Thạch Sanh diệt chằn tinh.(0.5)
-Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chú, bị Lí Thông lấp cửa hang. (0.5)
-Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, (0.5) Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. (0.5)
-Chiến thắng 18 nước chư hầu. (0.5)

Câu 3 : Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì ? (1.5đ)

Đáp án :
-Nhân vật Sơn Tinh : là lực lượng chống lũ lụt, (0.5) là ước mơ chiến thắng chiến thắng thiên tai của người xưa (0.5)
-Nhân vật Thủy Tinh : là hiện tượng mưa to bão lụt hằng năm. (0.5)

Câu 4 : Sự ra đời bình thường và khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa gì ? (3đ)

Đáp án : Tô đậm tính chất kì lạ, (0.5) đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng (0.5), làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện (0.5). Nhân dân quan niệm rằng sự ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến công (0.5). Và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, (0.5) phẩm chất kì lạ , khác thường (0.5)



Câu 5 : Trong văn bản "Treo biển" , tấm biển của cửa hàng đề là " Ở đây có bán cá tươi" để thông báo bốn nội dung. Bốn nội dung đó là gì ? (2đ)

Đáp án : 
-"Ở đây" : thông báo địa điểm cửa hàng. (0.5)
-"Có bán" : thông báo hoạt động của cửa hàng. (0.5)
-"Cá" : thông báo loại mặt hàng. (0.5)
-"Tươi" : thông báo chất lượng hàng. (0.5)

Phần Tiếng Việt

I/ Trắc nghiệm 
Câu 1 : Từ sính lễ được mượn từ tiếng nước nào ?
a.Tiếng Hán. b.Tiếng Anh.	c.Tiếng Pháp.	d.Tiếng Nga.

Đáp án : a 

Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( trung gian , trung bình, trung niên).
a) ....................... : ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
b) ......................: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận , hai giai đoạn, hai sự vật, ...
c ........................ : đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Đáp án : a) trung bình
	 b) trung gian
 c) trung niên

Câu 3 : Từ lẫm liệt : là hùng dũng, oai nghiêm. Từ này được giải thích bằng cách nào ? Hãy viết ra : .....................................................................................................

Đáp án : Đưa ta những từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa) với từ cần giải thích.

Câu 4 : Trong từ : đã, này, đấy, đây. Từ nào không phải là chỉ từ ?
a.Đã b.Này c.Đấy d.Đây

Đáp án : a

Câu 5 : Câu thơ sau có mấy chỉ từ ?
 " Cô kia cắt cỏ bên sông
 Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây."
a.Một b.Hai. c.Ba d.Bốn

Đáp án : b

Câu 6 : Các từ : hãy, đừng, chớ là chỉ từ. Theo em là :
	a.Đúng b.Sai

Đáp án : b

Câu7 : Chỉ từ thuộc phần nào trong cụm danh từ ?
a.Phần sau đanh từ.	b.Phần sau liền kề với đanh từ
c.Phần trước danh từ. d.Phần trung tâm.

Đáp án : b

Câu 8 : Các từ "nắm, mớ, đàn" Thuộc danh từ gì ?
a.Danh từ chỉ đơn vị chính xác. b.Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
c.Cả a và b đúng. d.Cả a và b sai.

Đáp án : b

Câu 9 : Các loại từ " cái, bức, tấm" chuyên đứng trước danh từ chỉ : 
a. Người b. Địa danh c. Chỉ vật d. Cả a, b, c.

Đáp án : c


II/ Tự luận
 Câu 1 : Hãy cho biết quy tắc viết hoa đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người tên địa lí nước ngoài ? Và mỗi quy tắc cho một ví dụn minh họa ? (3.5đ)

Đấp án : Quy tắc viết hoa đối với :
	- Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt (0.5) : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. (0.5)
 	VD : Bình Hòa Đông / Thượng Hải (0.5)
	- Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) (0.5) : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó (0.5); nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối. (0.5)
	VD : Ma-ri-a (0.5)
Câu 2 : Dưới đây là năm câu của năm thầy bói nhận xét về con voi. Tìm cụm tính từ có trong các câu ấy ? (2.5đ)
a) Nó sun sun như con đỉa.
b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.
c) Nó bè bè như cái quạt thóc.
d) Nó sừng sững như cái cột đình.
đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Đáp án : 
a) sun sun như con đỉa (0.5)
b) chần chẫn như cái đòn càn (0.5)
c) bè bè như cái quạt thóc (0.5)
d) sừng sững như cái cột đình (0.5)
đ) tun tủn như cái chổi sể cùn (0.5)
Câu 3 : Tìm cụm động từ có trong câu sau : (1đ)
 	Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. 

Đáp án : Cụm động từ là :
- yêu thương Mị Nương hết mực (0.5)
- muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (0.5)

Câu 4 : Tìm từ mượn trong câu sau và cho biết nó được mượn từ ngôn ngữ (tiếng) nào? (2đ)
	Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở trang chủ riêng.

Đáp án : 
- pốp , in-tơ-nét (0.5) --> mượn từ ngôn ngữ Anh (ngôn ngữ khác) (0.5)
- quyết định , lãnh địa (0.5) --> mượn từ ngôn ngữ Hán Việt (0.5)

File đính kèm:

  • docNgan hang de va dap an Ngu van 6 HK I.doc
Đề thi liên quan