Ngân hàng đề kiểm tra học kỳ II bảng chủ đề môn: Sinh học khối lớp 7

doc10 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề kiểm tra học kỳ II bảng chủ đề môn: Sinh học khối lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&DT CHÂU THÀNH 
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲII
BẢNG CHỦ ĐỀ MÔN : Sinh học KHỐI LỚP : 7
TT
Chủ đề
Yêu cầu
kỹ năng
Phân phối thời gian
Hệ thống kiến thức
Các dạng
bài tập
1
NGÀNH DỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG 
Lớp lưỡng cư 
-Hiểu biết vận dụng 
5-10%
Đặc diểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong thích nghi với lối sống vừa nước vừa cạnàvai trò, đặc điểm chung 
Giải thích các hiện tượng thực tế 
2. 
Lớp bò sát 
-Hiểu biết vận dụng
- Quan sát phân tích, so sánh
30-35%
Đặc diểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong thích nghi với lối sống vừa nước vừaàđđ chung 
Giải thích các hiện tượng thực tế 
3. 
Lớp chim 
-Hiểu biết vận dụng
- Quan sát phân tích, so sánh
20-25%
 Đặc diểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong thích nghi với lối sống bay .
Biết các kiểu bay 
So sanh sự tiến hóa các hệ cơ quan so với bò sát và lưỡng cư 
Giải thích các hiện tượng tập tính của thú 
4. 
Lớp thú 
- Quan sát phân tích, so sánh
à Thấy được sự tiến hóa của ĐVCXS
-Hiểu biết vận dụng
10-15%
Đặc diểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong các bộ lớp thú thích nghi lối sống à Sự sai khác cơ quan dinh dưỡng thú và các lớp khác 
-So sánh đặc điểm thai và đẻ trứng , nắm sự tiến hóa của ĐVCXS từ thấp đến cao ở các hệ cơ quan 
BẢNG MỨC ĐỘ
Loại đề :Tự luận Môn : Sinh học Khối : 7
TT
Chủ đề
Tái hiện
Vận dụng đơn giản
Vận dụng tổng hợp
Vận dụng suy luận
1
NGÀNH DỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
11 câu
9 câu
11 câu
9 câu
NGÂN HÀNG ĐỀ HK2 – SINH 7 – 2008-2009 – PGD
I/. TÁI HIỆN:
Nêu hệ tiêu hóa của ếch đồng?
Nêu cấu tạo ngoài và di chuyển của thằn lằn bóng?
Thế nào là động vật quí hiếm?
Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
Nêu các nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học?
Nêu những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
7) Trình bày đặc điểm chung của bò sát ?
8) Đặc điểm chung của thú? 
9) Trình bày đặc điểm chung của lớp cá
10) Trình bày đặc điểm chung của lớp chim 
11) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn 
12) Trình bày đặc điểm chung của lớp lưỡng cư .
ĐÁP ÁN
1/. a) Ống tiêu hóa : gồm có miệng , thực quản , dạ dầy , ruột và hậu môn.Trong miệng có lưỡi là cơ quan bắt mồi .
 b) Tuyến tiêu hóa : có tuyến gan ,tuyến tụy và tuyến dạ dầy
2/.a) Cấu tạo ngoài: Đầu có cổ dài có thể chuyển động nhiều phía.Mắt có mi mắt khép mở được ,mũi có lỗ thông với xoang miệng .Tai có màng nhỉ nằm trong hốc tai và có ống tai ngoài .Toàn bộ cơ thể có lớp vảy sừng khô bao bọc.Mình có đuôi dài và có 4 chi .Chi có vuốt .
 b) Sự di chuyển : Thằn lằn di chuyển bằng 4 chi kết hợp với sự cử động của thân và đuôi.
3/. Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm , dược liệu , mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ , làm cảnh , khoa học , xuất khẩu
4/. Sử dụng các thiên địch(sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại) , gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hạicủa sinh vật gây hại.
5/. Đa dạng sinh học hiện nay đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau: 
 - Việc khai thác câyrừng và thú rừng phục vụ cho các nhu cầu của sự gia tăng dân số như làm nhà ở , cung cấp thực phẩm.,
 - Con người còn phá rừng do du canh , du cư , xây dựng đô thị , nuôi trồng thủy sản
6/. – Qui định thời gian và khu vực săn bắn để bảo vệ thú trong thời gian sinh sản, nuôi con.
 - Cấm săn bắn những loài thú quí , hiếm
 - Cấm những phương pháp đánh bắt lạc hậu như đốt ,phá rừng.
 - Tổ chức thuần hóa những loài thú có giá trị kinh tế 
 - Tổ chức những khu dự trữ thiên nhiên để bảo vệ và gây giống các loài thú quí, hiếm ,các loài thú có giá trị kinh tế và khoa học
 - Nghiên cứu lai tạo ra những giống sinh vật mới 
 - Chống ô nhiễm môi trường.
7/-Da khô có vảy sừng 
-Cổ dài 
-Màng nhĩ nằm trong hốc tai 
-Chi yếu có vuốt sắc 
-Phổi có nhiều vách ngăn 
--Tim có vách hụt ,(trừ cá sấu).Máu nuôi cơ thể là máu pha là động vật biến nhiệt 
-Có cơ quan giao phối thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc ,giàu noãn hoàng
8/. Thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.Thú là động vật hằng nhiệt.
9/Cá là những ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước ,bơi bằng vây hô hấp bằng mang ,cá có một vòng tuần hoàn ,tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm ,máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi ,thụ tinh ngoài là động vật biến nhiệt .(2đ)
10/Chim là những ĐVCXSthích nghi với đời sống bay lượn :mình có lông vũ bao phủ chi trước biến đổi thành cánh , có mỏ sừng phổi có mạng ống khí ,có túi khí tham gia hô hấp .Tim 4ngăn , máu đỏ tươi nuôi cơ thể là động vật hằng nhiệt . Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ .(2đ)
11/Da khô có vảy sừng bao bọc:ngăn cản sự thoát hơi nước .(0,5đ)
Cổ dài phát huy vai trò các giác quan giúp bắt mồi dễ dàng .(0,5đ)
Mắt có mi cử động được ,có nước mắt bảo vệ mắt giữ mắt không bị khô .Màng nhĩ nằm trong hốc tai ,hướng âm thanh vào màng nhĩ.Thân và đuôi dài là động lực chính của sự duy chuyển .Bàn chân năm ngón có vuốt giúp di chuyển trên cạn .(2đ)
12/Lưỡng cư là những động vật CXS có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn :datrần và ẩm ướt ,di chuyển bằng 4chi ,hô hấp bằng phổi và da(1đ),có 2vòng tuần hoàn ,tim 3ngăn tâm thất chứa máu pha ,là động vật biến nhiệt(1đ) ,sinh sản trong môi trường nước ,thụ tinh ngoài ,nòng nọc phát triển qua biến thái .(1đ)
II/. VẬN DỤNG ĐƠN GIẢN
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn .(3đ)
Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó 
Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với ếch?
Vì sao ở ếch xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da ?
Bộ xương thằn lằn sai khác bộ xương ếch ở những điểm nào?
6/.Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn ?
7/ Nêu và giải thích các đặc điểm về hình dạng  và cấu tạo ngoài cơ thể giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
8/ Nêu và giải thích các đặc điểm cấu taọ ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẽ thù .
9/.Nêu đặc điểm cấu tạo noài của ếch thich nghi với đời sống ở nước.(2đ) 
ĐÁP ÁN
1) Kiểu bay vỗ cánh :cánh đập liên tục ,bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh .Còn kiểu bay lượn :cánh đập chậm rãi và không liên tục ,cánh dang rộng mà không đập . Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió .(3đ)
2)Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính .
 Sinh sản vô tính :là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và rế bào sinh dục cái kết hợp với nhau.Có 2 hình thức chính :sự phân đôi cơ thể và mọc chồi .(1đ)
3) - Giống : Có hai vòng tuần hoàn
 -Khác : Tim 3 ngăn nhưng tâm thất có vách hụt nên máu ít pha hơn
4) Vì phổi cấu tạo đơn giản hệ hô hấp qua da là chủ yếu.
5) Thằn lằn xuất hiện xương sườn à tham gia quá trình hô hấp.
_Đốt sống cổ: 8 đốt àcử động linh hoạt.
_Cột sống dài.
_Đai vai khớp với cột sống àchi trước linh hoạt.
6/.-Đầu nhọn thân ngắn  --> giúp thuận lợi trong động tác nhảy 
-->
- Chi 5 phần có ngón chia đốt ,linh hoạt          Tăng khả năng cử động của chi và tạo sự hoạt động linh hoạt cho cơ thể khi di chuyển 
-->
_Mắt có mi có thể khép mở được             Bảo vệ mắt ,giữ cho mắt không bị khô 
-->
_Tai có màng nhỉ              Giúp tiếp nhận kích thích âm thanh trên cạn 
_Hốc mũi thong6 với xoang miệng       -->        Giúp hô hấp trên cạn 
 7/ _Thân hình thoi _giảm sức cản của không khí 
-->
_Chi trước biến đổi thành cánh            quạt gió cản không khí khihạ cánh 
-->
_Chi sau : 3 ngón trước một ngón sau có vuốt                Giúp bám chặc vào cành cây khi hạ cánh .
_Lông ống :.
_Lông tơ :giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ 
-->
_Mỏ sừng bọc lấy hàm không răng                     đầu nhẹ 
_Cổ :khớp với thân Phát huy tác dụng vai trò của các giác quan trên đầu ,tạo điều kiện thuận lợi khi chim bắt mồi rỉa lông 
8-->
/ _Toàn bộ cơ thể được phủ bởi lông mao dầy xốp              Giúp giữ nhiệt bảo vệ cơ thể 
-Bốn chi : +Chi trước ngắn dùng để đào hang 
+ Chi sau dài khỏe giúp bật nhảy xa và di chuyển nhanh .
_Giác quan :+ Mắt không tinh ,có mi mắt cử động được có lông mi dài  ,giúp mắt không bị khô bảo vệ mắt 
+Mũi thính có lông xúc giác  htăm dò thức ăn và môi trường 
+Tai thính ,vành tai lớn cử động được  hướng âm thanh vào tai 
9/. ở nước :đầu giẹp nhọn khớp với thân thành 1khối thuôn nhọn về phía trước .
Datrần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí .Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón .(2đ)
III/. VẬN DỤNG TỔNG HỢP
Sự thụ tinh ngoài là gì ?Vì sao sự thụ tinh ngoài kém tiến hóa hơn sự thụ tinh
Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
Vai trò thực tiễn của thú ?
So sánh hệ tiêu hóa của chim và thằn lằn?
5)Giải thích những điểm tiến hóa của bộ não chim bồ câu với bộ não của : cá , ếch ,bò sát .
6) Tim chim có gì khác so với bò sát? Ý nghĩa?
Vai trò lớp chim?
8/. So sánh hệ tiêu hóa của chim và thằn lằn? 
9/. So sánh bộ thú huyệt và bộ thú túi? 
10/ So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài ?
11/ Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.(2đ)
ĐÁP ÁN
Là sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể.
2)Xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống là: trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: từ chỗ chỉ có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ 2 với sự hô hấp bằng phổi(lưỡng cư) rồi đến tim 3 ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất(bò sát) vá cuối cùng là tim 4 ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
3) Vai trò: cung cấp thực phẩm, sức kéo,dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gậm nhắm có hại.
_Biện pháp: bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
4) Giống nhau:
_Đừơng tiêu hóa có những phần giống nhau như: miệng, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huỵêt.
_Có các tuyến tiêu hóa giống nhau như: tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến ruột.
5) Bộ não chim có những điểm tiến hóa hơn :cá ,ếch .bò sát là :
_Bán cầu não và tiểu não phát triển lớn hơn
_Bàn cầu não lớn giúp cho sự phát triển của những phản xạ và tập tính phng phú khi làm tổ ,ấp trứng ,nuôi con ,kiếm mồi 
__Tiểu não lớn có nhiều nếp nhăn ngang ,đảm bảo cho chim có những cử động phức tạp và khi bay thực hiện được những bản năng phức tạp.
6) 	- Tim có 4 ngăn, chia 2 nửa. nửa trái chứa máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, mửa phải chứa máu đỏ thẫm.
- Ý nghĩa: Máu đi nuôi cơ thể giàu oxy à sự trao đỗi chất mạnh.
7) – Lợi ích;
	- Cung cấp thực phẩm, ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm.
	- Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
	-Huấn luyện để săn mồi.
- Tác hại:
	- Ăn quả, hạt,, cá.
	- Là động vật trung gian truyền bệnh
8/. *Giống nhau:
_Đừơng tiêu hóa có những phần giống nhau như: miệng, thực quản, dạ dày,ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huỵêt.
_Có các tuyến tiêu hóa giống nhau như: tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy,tuyến ruột 
   *Khác nhau: 
                        THẰN LẰN 
                                     CHIM
-Cơ quan bắt, giữ mồi là lưỡi, miệng . Miệng không có mỏ
- Thực quản là một ồng thẳng ngắn . Không có diều
-Dạ dày không có sự phân chia riêng biệt giữa phần tuyến và phần cơ
- Có đoạn ruột thẳng làm nhiệm vụ giữ phân
-Miệng có mỏ bằng chất sừng làm nhiệm vụ gấp, lấy mồi.
-Thực quản dài hơn. Trên thực quản có một chỗ phình to ra gọi là diều, là nơi chứa và làm mềm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày
-Dạ dày chia làm 2 phần: dạ dày tuyến , dạ dày cơ
- Không có đoạn ruột thẳng
 9/. a) Giống nhau: 
       - Đều bao gồm những động vật thuộc lóp thú nhưng còn mang nhiều đặc điểm của động vật bậc thấp .Chưa có nhau thai.
      - Phân phối chủ yếu ở châu Đại dương.
      - Đều nuôi con bằng sữa ở giai đoạn đầu
    b) Khác nhau:
                 THÚ HUYỆT 
                       THÚ TÚI
-         Đẻ trứng
-         Con non sống bên ngoài cơ thể mẹ
-         Sống cả ở nước và ở cạn
-         Đẻ non
-         Con non sống và tiếp tục phát triển trong một túi da ở trong bụng mẹ
-         Chỉ sống ở cạn , chủ yếu trên các đồng cỏ
10/.
a/Giống: -Cơ thể có lông bao phủ
 -Đều là động vật hằng nhiệt
  -Ngón chân có vuốt
   b/Khác: 
Chim                                                                            Thỏ
-Toàn thân phủ lông vũ                                    -Toàn thân phủ lông mao
-Thích nghi đời sống bay lượn                         -Thích nghi đời sống đào hang ẩn nấp
-Miệng có mỏ sừng không môi không răng     -Miệng không có mỏ sừng có môi có răng
-Tai không có vành tai                                      -Tai có vành tai phát triển
-Mi mắt thứ 3 phát triển                                   -Mi mắt thứ 3 không phát triển
-Chi trước phát triển thành cánh                       -Chi trước ngắn
 11/. Thai sinh không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như 
ĐVCXS đẻ trứng .Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển .Con non được nuôi bằng sữa mẹ không 
bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.(2đ)
IV) VẬN DỤNG SUY LUẬN
Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước , đầu chúc xuống dưới . Từ kết quả thí nghiệm em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch ?
Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hoặc gỗ?
Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù ?
Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú?
Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển vận rốc 74km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn: 68km/h; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?
Tại sao rùa biển sống ở nước mà xếp vào lớp bò sát?
7/ Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban đêm ?
8/ Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? ý nghĩa? (2đ)
9/Hãy giải thích vì sao ếch đồng thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?(1đ) 
ĐÁP ÁN
Nếu ta cho nước vào một lọ đầy nước đầu chúc xuống dưới, ếch không bị chết ngạt.Từ kết quả thí nghiệm ta kết luận về sự hộ hấp của ếch hô hấp bằng da là chủ yếu.
Vì làm bằng tre,gỗ chúng sẽ cắn phá.
3) Thỏ chạy theo đường chử Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà.
4) Vì nuôi con bằng sữa.
5) Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, song nó không dai sức bằng cnên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm.
6) – Hiện tượng sống dưới nước là hiện tượng thứ sinh.
- Cấu tạo các cơ quan bên trong giống bò sát.
- Có đặc điểm chung giống bò sát, sinh sản giống bò sát.
7/. Đa số chim kiếm mồi vào ban ngày , đa số lưỡngcư kiếm ăn vào ban đêm nên bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim vào ban ngày 
 8/Trong sự thụ tinh ,ngoài số lượng trứng do cá chép đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh ít(0,5đ) ,vì sự thụ tinh xảy ra ở môi trường trong nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường nước có thểkhông phù hợp với sự phát triển trứng như nhiệt độ ,nồng độ ôxi thấp (1,25đ)
ý nghĩa:duy trì và phát triển nòi giống .(0,25đ)
9/Vì ếch còn hô hấp bằng da làchủ yếu ,nếu da khô,cơ thể mất nước ếch sẽ chết.
******************

File đính kèm:

  • docNGANHANGDESINH 7 HKII 08-09.doc
Đề thi liên quan