Ngân hàng đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (Năm Học 2013 - 2014)

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề kiểm tra Ngữ Văn 7 (Năm Học 2013 - 2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngân hàng đề kiểm tra NV 7 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Đề 1:
Câu 1: Từ ghép có mấy loại? Nêu rõ từng loại, mỗi loại đặt một câu ví dụ. (1 điểm)
Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa? Chép một câu thơ hoặc một câu tục ngữ, thành ngữ có dùng từ trái nghĩa. Cho biết tác dụng của từ trái nghĩa trong ví dụ đã cho? (1 điểm)
Câu 3: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến mọi người qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? (1 điểm)
Câu 4: Chép nguyên văn một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mà em thích. (1 điểm)
Câu 5: (1,5 điểm)
 Chép lại nguyên văn bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan.
 Xác định từ láy ở hai câu thực trong bài thơ . 
Câu 6: (2,0 điểm)
 Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho biết các loại từ đồng nghĩa?
 Xác định từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa trong các cặp từ sau:
 bắp- ngô, mạnh- yếu, trái- quả, lên- xuống.
 Câu 7: (1,5 điểm)
 Qua truyện ngắn" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, tác giả muốn nhắn gởi đến mọi người điều gì? ( Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 dòng)
Câu 8: ( 5,0 điểm)
 Cảm nghĩ của em về người mẹ kính yêu. Đề 3: Câu 1: ( 3,0 điểm)
 Cho bài ca dao sau: “ Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
 a, Xác định các từ ghép đẳng lập và từ láy có trong bài ca dao trên
 b, Xác định quan hệ từ được sử dụng trong bài ca dao
 c, Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa có trong bài ca dao
 d, Nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao trên. 
Câu 9: (2,0 điểm)
Chép lại nguyên văn bài thơ “cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
Bài thơ thuộc thể thơ gì? Được sáng tác vào năm nào?
Hồ Chí Minh đã thể hiện những tình cảm gì trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng”
Câu 10: (1,5 điểm)
Từ đồng âm là gì?
Nêu cách sử dụng từ đồng âm.
Tìm từ đồng âm trong câu văn sau:
	“Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò”
Câu 11: (1,5 điểm)
	Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 dòng để tả người bạn thân của em có sử dụng đại từ.
Câu 12: (5,0 điểm)
Cảm nghĩ về người thân.
Câu 13: (2,0 điểm)
 a/ Chép nguyên văn bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. 
 b/ Từ hình ảnh “Bánh trôi nước” trong bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ ?
 Câu 14: Tập làm văn( 5,0 điểm) 
 Cảm nghĩ về người thân của em. 
Câu 15: Cho bài thơ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 (Hồ Xuân Hương)
 a. Tìm thành ngữ có cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên? (1.0 điểm)
 b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong bài. (2.0 điểm)
Câu 16: (2.0 điểm) Chép những câu ca dao - dân ca mà em nhớ bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”. Câu ca nào làm em xúc động nhất? Vì sao ?
Câu 17: (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
III . ĐÁP ÁN	
Câu 1: Ghi đúng như ghi nhớ 1, trang 14/SGK Học kỳ I và ví dụ đúng. (1 điểm)
	Nếu đúng lý thuyết mà sai 1 ví dụ thì cho 0.75 điểm.
	Đúng cả 2 ví dụ mà sai lý thuyết thì tuỳ theo mức độ mà giáo viên linh động trong việc cho điểm.
Câu 2: Ghi đúng “Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau”. (0.25 điểm)
	Cho đúng ví dụ. (0.25 điểm)
	Nêu được tác dụng của từ trái nghĩa trong ví dụ đã cho. (0.5 điểm)
Câu 3: Ghi đúng ý sau: “Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy.” (1 điểm)
	(Tuỳ mức độ làm bài giáo viên có thể cho điểm từ 0.25 điểm đến 1 điểm.)
Câu 4: Chép đúng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. (1 điểm)
	(Sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm.)
Câu 5: (1,5 điểm)
 - Chép chính xác bài thơ (1,0 điểm)
 Tùy theo mức độ thiếu, sai, lỗi chính tả... mà trừ điểm.
 - Xác định đúng 2 từ láy: lom khom, lác đác. Mỗi từ đúng 0,25 điểm 
Câu 6: (2,0 điểm)
 - Trình bày đủ, đúng theo phần ghi nhớ SGK Ngữ Văn 7 tập1 trang 114 (0,5 điểm)
 - Trả lời đúng 2 loại từ đồng nghĩa (0,5 điểm)
 - Xác định đúng 2 cặp từ trái nghĩa (0,5 điểm)
 Xác định đúng 2 cặp từ đồng nghĩa (0,5 điểm)
 Câu 7: (1,5 điểm)
 -Trình bày thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 dòng
 - Nội dung đoạn văn cần có các ý:
 + Gia đình là tổ ấm vô cùng quí giá.
 + Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không vì lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên , trong sáng ấy.
Câu 8: (5,0 điểm)
 A- YÊU CẦU:
 - Làm đúng kiểu bài văn biểu cảm.
 - Trình bày đủ các phần theo bố cục của bài văn biểu cảm.
 - Đối tượng biểu cảm: Người mẹ
 - Nêu được những hình ảnh, sự việc làm phương tiện biểu cảm về người mẹ, không sa vào tự sự.
 - Lời văn mạch lạc, ít lỗi chính tả và diễn đạt.
 - Viết văn có cảm xúc chân thành, biết dùng các biện pháp tu từ.
 - Nội dung cần thể hiện:
 + Vai trò to lớn của người mẹ trong đời sống tâm hồn của con người, gia đình, bản thân em.
 + Trình bày những suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ.
Câu 9: (2 Điểm)
- Học sinh chép nguyên văn bài thơ “Cảnh Khuya”. (Có ghi nhan đề bài thơ). 
- Không sai lỗi chính ta. (0,5 đ)
 b. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. (0,25 đ)
	- Sáng tác năm 1947. (0,25 đ
 c. Tình cảm trong hai bài thơ:
- Tình yêu thiên nhiên
- Tình yêu đất nước	
- Phong thái ung dung, lạc quan.
Câu 10: (1,5 đ)
Định nghĩa đúng từ đồng âm. (Ghi nhớ 1 – SGK – Trang 135) (0,5 đ)
Nêu cách sử dụng từ đồng âm. (Ghi nhớ 2 – SGK – Trang 136) (0,5 đ)
Xác định đúng từ đồng âm trong câu: (0,5 đ)
Bò 1 (Kiến bò): Động từ
 Bò 2 (Đĩa thịt bò): Danh từ	 
 => Bò là từ đồng âm.
Câu 11: (1,5 đ)
	Viết đoạn văn ngắn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Về nội dung: Tả người bạn thân – có sử dụng đại từ (Cần chỉ rõ)
Về hình thức: Viết từ 4 đến 6 câu
	Đảm bảo hai yêu cầu trên (1,5 đ)
	(Căn cứ vào mức độ làm bài của HS, tùy theo mức độ sai sót mà trừ điểm cho thích hợp).
Câu 12: (5 đ)
* Mở bài: (1 đ)
- Giới thiệu được đối tượng mình cần bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
* Thân bài: Qua miêu tả và tự sụ mà người thân của mình hiện lên với những tình cảm, cảm xúc. (Tự sự và miêu tả gắn liền với biểu cảm)
+ Tự sự: Giúp người thân hiện lên với những việc làm, những hành động, những kỉ niệm gắn bó mà hằn sâu trong kí ức mình, để mình bộc lô tình cảm….
+ Miêu tả: Tái hiện lại hình ảnh của người thân, giúp ta hình dung về sự thay đổi diện mạo, tuổi tác … cùng với sự thay đổi của thời gian, những tác động của cuộc sống … gây cho ta những niềm cảm xúc khó tả.
Từ những suy nghĩ về người thân ta đã có những hành động, những việc làm cụ thể, những nhận thức mới mẻ gắn liền với người thân yêu…
* Kết bài: - Khẳng định những tình cảm, cảm xúc của mình dành cho người thân.
 Câu 13: 
a/ Các từ ghép đẳng lập: dẻo thơm và đắng cay (0,5đ), từ láy: thánh thót (0,5đ)
 (thiếu hoặc sai 1 từ thì trừ 0,25 điểm).
b, Quan hệ từ: như (Ý nghĩa quan hệ so sánh) cho 0,5 điểm
c, Các cặp từ trái nghĩa: Dẻo thơm- đắng cay, một hạt- muôn phần( 1 điểm)
d, Nêu được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao trên: Nỗi vất vả, khó nhọc của nhà nông và sự biết ơn người lao động.( 0,5 điểm)
Câu 14: a/ Chép nguyên văn bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương( 1đ).
( Nếu sai khoảng 2 lỗi trừ 0,25 điểm)
 b/ HS nêu được những ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp về hình thể: toàn mĩ và phẩm chất trong trắng, sắt son, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. (0,5đ)
 - Thân phận chìm nổi , bấp bênh giữa cuộc đời khắc nghiệt.(0,5đ) 
Câu 15: (3.0 điểm)
Chỉ được cặp từ trái nghĩa trong thành ngữ: ( đúng cho 1 điểm)không đúng trong thành ngữ ( điểm 0 )
Nêu được tác dụng của 2 cặp từ này (2.0 điểm )
Tạo hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh, có tác dụng biểu cảm. 
Qua đó nhà thơ muốn nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: chìm nổi lênh đênh, bị phụ thuộc không tự quyết định được số phận mình. 
Câu 16: (2.0 điểm)
Chép lại chính xác như SGK bài ca “Thân em như trái bần trôi...” và một bài bất kỳ ngoài chương trình có chữ “thân em”. (1.0 điểm)
Nêu được cảm nhận ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của một bài để thể hiện ấn tượng của mình. (1 điểm)
Câu 17: (5 điểm)
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là có các ý cơ sau:
+ Về nội dung: (4 điểm) 
Cảm nhận được tín hiệu là tiếng gà trưa như một tín hiệu gọi về kỷ niệm tuổi thơ. (1 điểm)
 Cảm nhận được những tình cảm tha thiết của người cháu - chiến sỹ về những kỷ niệm tuổi thơ gắn với hình ảnh tiếng gà. Đặc biệt là kỷ niệm về người bà và tình bà cháu thiêng liêng, cao cả. (1 điểm)
Cảm nhận được tinh thần, ý chí, nghị lực của người chiến sỹ khi có được sức mạnh từ kỷ niệm tuổi thơ (1 điểm)
Bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ, thái độ của bản thân với những tình cảm của người cháu - chiến sỹ (1 điểm)
+ Về hình thức: (1 điểm)
Trình bày có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc. Có thể trình bày theo bố cục ba phần. Không mắc quá nhiều lỗi chính tả.


 
 


 






File đính kèm:

  • docngan hang de kiem tra ngu van 7.doc