Ngân hàng đề Ngữ Văn lớp 8

doc16 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề Ngữ Văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng đề

Tiết 1- 2
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng (A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ?
A- Bút kí	C- Tiểu thuyết
B- Truyền ngắn trữ tình	D- Tuỳ Bút
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng (A, B, C, D) để trả lời cho câu hỏi sau:
A- Người mẹ	C- Người thầy giáo
B- Ông đốc	D- Nhân vật “tôi”
Câu 3: Hãy chọn phương án đúng (A, B, C, D) để trả lời cho câu hỏi sau:
Theo em, mặt chính trong tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào ?
A- Lời nói	C- Ngoại hình
B- Tâm trạng	D- Cử chỉ
Câu 4 : Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề tác phẩm (Hãy chọn phương án đúng ứng với A, B, C, D).
A- “Tôi đi học” tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật  “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.
B- “Tôi đi học” tô đậm cảm giác lạ lẫm , sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên .
C – “tôi đi học” tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi”.
D- Các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.
Câu 5 : Hãy khoanh tròn phương án trả lời ứng A , B , C , D để trả lời cho câu hỏi câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ‘Tôi’
trong buổi tựu trường .
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần , nhưng lần này đầu tiên tự nhiên thấy lạ .
Cũng như tôi thấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người .thân chỉ dám đi từng bước nhẹ .
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ .
Trong lúc ông ta đọc tên từng người , tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập .
Câu 6 . Hãy khoanh tròn phương án trả lời ứng với A , B , C để trả lời cho câu hỏi sau : 
Câu nào sau đây không sử dụng phương pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” .
Tôi không thể nào hiểu được những cảm trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .
ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang tren ngọn núi .
Họ như con chim con . 
Câu 7 Hãy viết một đoạn văn nói lên tâm trạng hồi hộp , bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựi trường đầu tiên ? 
Học sinh viết một đoạn văn tự chỉnh .
Nội dung của nêu được tâm trạng , cảm giác khi nhìn các bạn , thấy các bạn cũng sợ sệt vụng về như mình .
Tâm trạng , niềm mong ước được biết lớp biêt trường , cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên . 

Tiết 3
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng ứng với A,B,C, hoặc D để trả lời cho câu hỏi sau: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
A-Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao trùm được phạm vi nghĩa của môt số từ ngữ khác.
B-Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao trùm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
C-Khi nghĩa của từ đó gần với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D-Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: hãy chọn phương án đúng ứng với A,B,C hoặc D đẻ trả lời cho câu hỏi: Khi nào một từ ngữ đươc coi là có nghĩa hẹp?
A-khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác .
B - khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số tư ngữ khác .
C – Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác .
Câu 3: Hãy chạn phương án đúng ứng với A, B , C hoặc D để trả lời cho câu hỏi sau : Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ sau đây :
A - Đồ dùng học tập : bút chì , thước kẻ , sách giáo khoa , vở .
B - Xe cộ : xe đạp , xe máy , ô tô , xich lô , tàu điện 
C – Cây cối : cây tre , cây chuối , cây gạo , cây cau , cây bông , cây cọ .
D – nghệ thuật : âm nhạc , vũ đạo , văn học , điện ảnh , hội hoạ .
Câu 4 : Hãy chạn phương án đúng ưng với A , B , C hoặc D để trả lời cho câu hỏi sau :
Từ đó có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây : học sinh , sinh viên , giáo viên , bác sĩ , kỹ sư , nông dân , công nhân , nội trợ .
A - on người 
B - Môn học 
C - nghề nghiệp 
D – Tư cách 
Câu 5 :Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định các từ sau đây được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ nhà trường đúng hay sai ? ( Học sinh , giáo viên , hiệu trưởng , giáo vụ , bàn gế , sách vở , bút , mực , bảng , kỹ sư , lớp học , cờ , trống .
A - Đúng 
B – Sai
Câu 6 : Hãy chọn phương án đúng ( ứng với A, B , C hoặc D ) để chả lời cho câu hỏi sau ?
Từ đó có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau ?
‘Cũng như tôi , mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng bên mép người thân , chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ . Họ như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ . Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết lớp biết thầy để khỏi khỏi phải rụt rè trong ảnh lạ ô’’ .
A – Tính chất 
B - Đặc điểm 
C – Hình dáng 
D – Cảm giác 
Câu7 : Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng một số từ như :
sông núi, đông ruộng, con cháu, biên giới, con người, quốc kì. 

Tiết 4
Hãy khoanh tròn phườn án trả lời đúng (A, B, C, D) để trả lời cho câu hỏi sau:
1- Chủ đề của văn bản là gì ?
A- Là một điểm lớn được triển khai trong văn bản.
B- Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản
C- Là đói tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thực hiện trong văn bản.
D- Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
2- Hãy khoanh tròn phườn án trả lời đúng (A, B, C, D) để trả lời cho câu hỏi sau:
Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào ?
A- Tất cả các yếu tố của văn bản.
B- Câu kết thúc của văn bản.
C- Các ý lớn của văn bản.
D- Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản
3- Hãy khoanh tròn phương án trả lời đúng (A, B, C, D) để trả lời cho câu hỏi sau:
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào ?
A- Văn bản thể hiện đối tượng xác định.
B- Văn bản thể hiện tính mạch lạc
C- Các yếu tố trong văn bản chưa bám sát chủ đề đã định.
D- Văn bản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc, và các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định không xa vời hay lạc sang chủ đề khác.
4- Hãy viết một đoạn văn ngắn để chứng minh cho luận điểm “Văn chương” làm cho tình yêu quan hệ đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc?.
- Hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nội dung : Trình bày được văn chương giúp ta hiểu biết về quan hệ, ta thêm tự hào về quan hệ đất nước, giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.
- Bút viết sạch đẹp không sai lỗi chính tả.

Tiết 5- 6

Đọc đoạn viết sau và trả lời các câu hỏi từ 1- 7 bằng cách lựa chọn phản ánh đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trong mỗi câu : ( ... gần ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn vào những phiên chợ chính còn bán lẻ cả vàng hương nữa. Tôi nói : ‘nghe đâu’ vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó. Một hôm, bố tôi gọi tôi đến bên cười hỏi.
- Hồng ! mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
Tưởng đến vẻ mặt sầu sầu của sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng nhận ngay ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịnh của tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý reo rắt và đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ lần cùng túng quá, phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào tìn yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ..., mặc dù non một năm dòng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà ...’
1- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào ?
A- Trong lòng mẹ.
B- Lão Hạc
C- Tắt đèn.
D- Cô bé bán diêm.
2- Đoạn trích trên tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A- Tự sự + miêu tả
B- Miêu tả + biểu cảm
C- Biểu cảm + lập luận
D- Tự sự + miêu tả + biểu cảm.
3- Các từ : hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến thuộc trường từ vựng nào ?
A- Thái độ	
B- Trạng thái	
C- Cảm xúc	
4- Dòng nào thể hiện rõ nội dung chính của đoạn văn.
A- Rắp tâm của bà cô về bé Hồng
B- Tác phẩm khi được ở trong lòng mẹ
C- Cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng, ý nghĩa, cảm xúc của chú về người mẹ đáng thương.
5- Người xưng ‘Tôi trong đoạn trích là ai ?’
A- Mẹ bé Hồng
B- Bà cô
C- Người kể chuyện
6- Từ “lấy” trong câu mặc dầu non một năm dòng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời, và gửi cho tôi lấy một đồng quà:
A- Chợ từ
B- Tình thái từ
C- Thán từ
7- Dấu hai chấm trong đoạn trích trên dùng để làm gì ?
A- Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
B- Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
C- Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu ghạch ngang)
8- Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về tình mẹ con được thể hiện qua đoạn văn trên. 
- Bài viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ.
- Trình bày được những cảm nghĩ của bản thân về tình mẹ được thực hiện trong đoạn văn.
- Diễn đạt lưu loát chữ viết cản thận, đúng chính tả. 

Tiết 7

1- Hãy chọn phương án đúng (A, B, C hoặc D) để trả lời cho câu hỏi sau :
Thế nào là trường từ vựng ?
A- Là trường hợp tất cả các từ có trong cách phát âm.
B- Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ).
C- Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
D- Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (từ thuần việt, hán việt)
2- Hãy chọn phương án trả lời A hay B để hoặc định việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng như sau đúng hay sai ?
- Tâm trạng của con người: buồn, vui, nghĩ ngợi, phấn khởi, xung sướng ...
- Bệnh về mắt: quáng gà, cận thị, đau mắt đỏ ...
- Các tư thế con người : nằm, ngồi, chạy, nhảy, bay ...
- Mùi vị : thơm, cay, đắng, chua, ngọt, nồng, lợ ...
A- Sai
B- Đúng
3- Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào ?
(Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng).
A- Hoạt động kinh tế
B- Hoạt động chính trị
C- Hoạt động văn hoá- xã hội
D- Hoạt động xã hội
4- Các từ im đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường hợp nào ? (Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng).
Chàng cóc ơi ! Chàng cóc ơi ! 
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dẫu bôi vôi
(Xuân Hương)
A- Động vật ăn cỏ
B- Động vật ăn thịt
C- Động vật thuộc loài ếch nhái
D- Côn trùng
5- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng để trả lời cho câu hỏi sau:
Trong cảnh ...........................
A- Giải tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật chữ tình, câu văn, câu thơ ...
B- Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, mật, cốt truyện, hư cấu.
C- Tác giả, tac phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện.
D- Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột, giọng điệu.
6- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để trả lời câu hỏi sau: Các từ: đi, chạy, bơi, lội, chèo, bay, lượn, phi, bước thuộc trường từ vựng có nghĩa hẹp hay rộng ?
A- Rộng
B- Hẹp
C- Hơi rộng
D- Hơi hẹp
Câu 7- Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng một số từ ngữ có trường từ vựng chỉ sự di chuyển.
- Học sinh viết một đoạn văn hoàn chỉnh, viết đẹp không sai chính tả.
- Đoạn văn có sử dụng trường từ vựng di chuyển: đi, chạy, bước, bơi, lội, bay ...

Tiết 9

1- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng.
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào ?
A- Truyện ngắn
B- Tiểu thuyết
C- Truyền vừa
D- Bút kí
2- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng.
Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. ?
A- Có giá trị châm biếm sâu sắc
B- Là đoạn trích có hoạt tính rất cao
C- Thực hiện tài năng xây dựng mật của nhân tố đó.
D- Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn
3- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ?
A- Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
B- Chỉ ra nỗ lực khổ của người dân bị áp bức.
C- Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiểm tàng.
D- Vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến, chỉ ra nỗi khổ của người dân bị áp bức. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
4- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng.
Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả cái mật bằng cách nào ?
A- Giới thiệu về nội dung và các phương án tính cách của nhân vật.
B- Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
C- Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D- Không để cho nhân vật bộc lộ qua hành vi
Câu 5- Hãy chọn từ thích hợp điền vào vị trí đánh số ở câu sau sao cho phù hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học. “I ... là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
I: Tiểu thuyết là 1 ....
Câu 6: Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng.
Miêu tả hành động của tên Cai Lệ, Ngô Tờt Tố chủ yếu sử dụng các từ loại nào ?
A- Danh từ
B- Tính từ
C- Động từ
D- Đại từ
Câu 7- Hãy khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để lựa chọn phương án đúng.
ý nào không nói nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
A- Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ
B- Tình thương chồng con vô bờ bến
C- Muốn ra oai với bọn người nhà Lí Trưởng
D- ý thức được sự “cùng đường” của nhân vật.


Tiết 10-

Hãy đọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏi từ 1- 7 bằng cách lựa chọn phương án đúng ứng với A, B, C hoặc D trong mỗi câu sau :
I- Mỗi chiếc lá rụng có một tâm hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tựa cành cây rơi cánh cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên không thương tiếc, không do dự, vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lao đao máy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu nên, hay giữ thăng bằng cho chậm trước cái dây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhà khoan khoái đùa dỡn, múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại. Cả một thời gian quá khứ dài đằng đẵng của chiến lá trên cành cây không bằng một vài dây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi. Ngần ngại, rụt rè rồi như gần tới mặt đất, còn cái mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rồi bám vào một bông hoa thơm, bay đến mền trên mật ngọt cỏ xanh mềm mại 
(Văn 8- tập I)1- Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
A- Song hành
B- Quy nạp
C- Diễn dịch
D- Bổ sung
2- Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên ?
A- Có chiếc lá như con chim lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm trước cái dây nằm phơi trên mặt đất.
B- Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm hồn riêng, một cảm giác riêng.
C- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại, rụt rè rồi như tìm tới mặt đất còn cắt mình muốn bay trở lại cành.
D- Có chiếc lá đầy âu yếm bám vào mặt bông hoa thơm, bay đến trên mật ngọt cỏ xanh mềm mại.
3- Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào ?
A- Đầu đoạn
B- Cuối đoạn
C- Giữa đoạn
D- Cả đầu và cuối đoạn
4- từ ngữ chủ đề của đoạn văn trên là gì ?
A- Rụng
B- Linh hồn riêng
C- Cảm giác riêng
D- Tâm hồn riêng
E- Cả 4 từ ngữ trên
5- Với đoạn văn trên nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn với nhau và với cấu chủ đề.
A- Bổ sung ý nghĩa cho nhau
B- Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
C- Cùng làm rõ nội dung, ý nghiã của câu chủ đề
D- Gồm A và C
6- Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên.
A- So sánh, nhân hoá, điệp ngữ.
B- Nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
C- ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh
D- Điệp ngữ, nhân hoá, hoán dụ
7- Theo em, các đoạn văn trong một bài văn nên được triển khai theo cách nào.
A- Diễn dịch
B- Quy nạp
C- Song hành
D- Bổ sung
E- Liệt kê
F- Phối hợp các cách trên

Tiết 11- 12

Viết bài tập làm văn số 1 
I- Đề bài: Hãy kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của em:
II- Đáp án, biểu điểm:
1- Yêu cầu:
- Kể về ngày đầu tiên đi học của em với những kỉ niệm không bao giờ quên trong tâm trí em.
- Dùng ngôi thứ nhất để kể.
- Kể về những kỉ niệm theo sự hồi tưởng của em theo dòng thời gian với những cảm xúc sung sướng bỡ ngỡ về ngày đầu tiên được tới trường.
- Có thể kể theo mạch hiện tại – quá khứ hoặc đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
- Bố cục rõ ràng, chủ đề nắm bắt, phần thân bài tổ chức thành một số đoạn văn.
* Biểu diễn.
- Điểm 9- 10: Trình bày sạch đẹp, bố cục mạch lạc, nội dung chủ đề.
- Điểm 7- 8: Bố cục rõ ràng, văn lưu loát, trôi trảy, vẽ được những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu đến trường.
- Điểm 5- 6: Thân bài, bố cục ba phần rõ ràng, kể được kỉ niệm chính về ngày đầu tiên đi học.
* Điểm 3-4: Bố cục chưa hợp lí, còn mắc lỗi trình bày, nội dung sơ sài, chưa nêu được những kỉ niệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học.
- Điểm 1-2: Bài quá sơ sài, cẩu thả, chữ bẩn.

Tiết 13- 14

Hãy chọn đoạn viết sau và trả lời các câu hỏi từ 1- 7 bằng cách lựa chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trong mỗi câu: “Không trời chưa hẳng đã đáng buồn” hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghiã khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà Lão Hạc. Tôi maqỉ miết chạy sang thấy người hàng xóm đến trước tôi đang xốn xao trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào- Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc dũ dượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép xùi ra, khắp người chốc chốc lại đạt mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng ngồi đè lên người lão, Lão vật và đến 2 giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội chẳng hiểu Lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Bình Tư hiểu.
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hoạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vường của Lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho Lão. Đến khi con trai Lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh chọn vẹn; Cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ....”
(Văn 8- tập I)
1- Phần văn bản trên được trích từ văn bản nào ?
A- Lão Hạc
B- Tôi đi học
C- Trường làng mẹ
D- Tức nước vỡ bờ
2- Văn bản có phần trích trên là của tác giả nào ?
A- Ngô Tất Tố
B- Nguyên Hồng
C- Thanh Tịnh
D- Nam Cao
3- Trong phần trích trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A- Miêu tả + biểu cảm
B- Tự sự + biểu cảm + miêu tả
C- Biểu cảm + tự sự + lập luận
D- Lập luận + biểu cảm
4- Dòng nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn trích ?
A- Tái hiện lại cái chết dữ dội của Lão Hạc và cảm nghĩ của ông Giáo.
B- Miêu tả cái chết dữ dội của Lão Hạc
C- lòng sót sa cảm thông của ông Giáo đối với Lão Hạc
D- Giải thích nguyên nhân vì sao cái chết của Lão Hạc lại dữ dội.
5- Người sưng “tôi” trong đoạn trích là ai ?
A- Bình Tư
B- Vợ ông Giáo
C- Ông Giáo 
D- Lão Hạc
6- Từ nào có thể thay thế được từ “bất bình tĩnh” trong câu “Chẳng ai hiểu Lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”
A- Nhanh chóng
B- Đột ngột
C- Dữ dội
D- Quằn quoại
8- Truyện ngắn “Lão Hạc” cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong chế độ cũ?
- Học sinh trình bày những suy nghĩ về phẩm chất cao đẹp của người nông dân trên các phương diện:
+ Chắt chiu, tằn tiệm
+ Giàu lòng tự trọng
+ Giàu tình yêu thương
- Học sinh trình bày những suy nghĩ về số phận người nông dân : nghèo khổ, bần cùng, không lối thoát.
- Nói lưu loát, ý mạch lạc, thuyết phục người nghe.




















Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Đoàn trường THCS Cao Minh


Danh sách đại biểu đi dự đại hội đoàn xã cao minh

* Đại biểu Đoàn viên giáo viên
Chu Thu Hiền
Đoàn Hải Ninh
Ngô Thị Thu Hiền
Nguyễn Văn Sơn
Hoàng Anh Huy
Nguyễn Thị ánh Tuyết
Trần Thị Thanh Thuỷ
Nguyễn Thị Xuân
Bùi Thị Hồng Loan
* Đại biểu Đoàn viên học sinh : 
Tạ Thị Diệu Linh
Nguyễn Thị Hồng Thuý
Nguyễn Đình Tuấn
Dương Thị Phương

 Cao Minh, ngày 20/12/2006
 Bí thư chi Đoàn



 Chu Thu Hiền

File đính kèm:

  • docNH de ngu van 8.doc