Ngân hàng đề tham gia dự thi - Môn: Sinh học Khối lớp 8

doc13 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề tham gia dự thi - Môn: Sinh học Khối lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THI RA ĐỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HÓA
Tổ: sinh – hóa – TD – Công nghệ.
Trường THCS Trần Phú.
Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa.
Ngân hàng đề tham gia dự thi môn: Sinh học 
Khối lớp 8.
Năm tốt nghiệp: 1982
Năm tham gia giảng dạy: tháng 10/ 1982.
Môn đang dạy: sinh học 8, sinh học 9.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Câu 1: Đơn vị cấu tạo của cơ thể là:
A. Tế bào	 B. Mô	 C. Cơ quan 	D.Hệ cơ quan
Câu 2: Vai trò điều khiển mọi hoạt động của tế bào là:
A. Màng tế bào 	 B. Tế bào chất	 C. Nhân	 D.lưới nội chất
Câu 3:Tập hợp các tế bào có cấu tạo, hình dạng và chức năng giống nhau được gọi là:
A. Cơ quan	 B. Mô	 C. Tế bào	 D.Hệ cơ quan
Câu 4: Nơ ron có hai tính chất cơ bản là:
A. Hưng phấn và dẫn truyền	 B. Cảm ứng và hưng phấn
C. Dẫn truyền và co rút	 D. Cảm ứng và dẫn truyền
Câu 5: Chức năng dẫn truyền thần kinh từ trung ương đến cơ quan phản ứng:
A. Nơ ron liên lạc	 	B. Nơ ron cảm giác
C.Nơ ron hướng tâm	D.Nơ ron li tâm
Câu 6: Mô được cấu tạo từ các tế bào nằm rải rác trong chất nền là:
A. Mô biểu bì	 B.Mô liên kết
C. Mô thần kinh	 D. Mô cơ
Câu 7: Trong cơ thể người tế bào lớn nhất là:
A. Tinh trùng.	B. Trứng.
C. Tế bào cơ.	D. Tế bào thần kinh.
Câu 8:Trong cơ thể người tế bào dài nhất là:
A. Tinh trùng.	B. Trứng.	C. Tế bào cơ.	D. Tế bào thần kinh.
Câu 9: Hệ cơ quan có trọng lượng lớn nhất trong các hệ cơ quan sau:
A. Hệ vận động.	B. Da và tổ chức dưới da.	C. Tủy sống.	D. Mắt.
Câu 10: Hệ cơ quan nào có trọng lượng nhỏ nhất trong các cơ quan sau:
A. Hệ vận động.	B. Da và tổ chức dưới da.
C. Tủy sống.	D. Mắt.
Câu 11: Bộ phận nào trong tế bào thần kinh đóng vai trò dẫn truyền xung thần kinh:
A. Thân.	B. Sợi trục.	C. Sợi nhánh.	D. Cúc xi náp.
Câu 12: Chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ ngoại biên về trung ương thần kinh là:
A. Nơ ron hướng tâm.	B. Nơ ron li tâm.
C. Nơ ron trung gian.	D. Cả 3 loại nơ ron trên.
Câu 13: Nơ ron có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng là:
A. Nơ ron hướng tâm.	B. Nơ ron li tâm.
C. Nơ ron trung gian.	D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 14: Con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng là:
A. Xung thần kinh.	B. Phản xạ.
C. Cung phản xạ.	D.Vòng phản xạ.
Câu 15: Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường bên ngoài gọi là:
A. Phản ứng.	B. Cảm ứng.	C. Phản xạ.	D. Hưng phấn.
 CHƯƠNG II : VẬN ĐỘNG 
Câu 1: Xương được nêu dưới dây không phải là xương ngắn là:
A. Xương sườn	 B. Xương đốt sống 	 
C.Xương cổ chân 	D.Xương cổ tay
Câu 2: Các xương dài của trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng của:
A. Đĩa sụn tăng trưởng 	 	B. Mô xương xốp 	 
C. Chất tủy đỏ có trong đầu xương 	D. Chất tủy đỏ có trong khoang xương
Câu 3: Cấu trúc dạng sợi nằm trong tế bào cơ vân được gọi là:
A. Tơ cơ 	 B. Bó cơ 	 C. Bụng cơ 	D. Bắp cơ
Câu 4: Loại cơ co theo ý muốn là:
A. Cơ trơn 	 B. Cơ tim	 C. Cơ vân 	D. Cả 3 loại cơ trên
Câu 5: Cơ bị mỏi khi co rút lâu là do:
A. Sự tích tụ axit lăctic trong cơ	 B. Nguốn năng lượng sản sinh quá nhiếu trong cơ
C. Lượng oxi cho cơ quá nhiều	D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 6: Ý nghĩa của luyện tập cơ là:
A. Tăng năng suất lao động 	 B. Nâng cao sức co và nhịp co cơ 	 
C. Cả A và B đều đúng	D. Cả A và B đêu sai 
Câu 7: Xương dài nhất của cơ thể là:
A. Xương cột sống.	B. Xương cánh tay.
C. Xương cẳng chân.	D. Xương đùi.
Câu 8: Các xương liên hệ với nhau nhờ:
A. Keo dán.	B. Cơ.	C. Sụn.	D. khớp xương.
Câu 9: Các xương đốt sống ngực khớp với nhau bởi khớp:
A. Bất động.	B. Bán động.	
C. Khớp động.	D. Cả ba loại khớp trên.
Câu 10: Thành phần giúp xương to về bề ngang là:
A. Đầu trên.	B. Mô xương cứng.
C. Màng xương.	D. Mạch máu.
Câu 11: Thành phần hóa học của xương giúp xương có tính mềm dẻo là:
A. Cốt giao. 	B. Muối khoáng.
C. Cả A và B đều đúng.	D. cả A và B đều sai.
Câu 12: khi đốt thành phần hóa học của xương bị cháy là: 
A. Cốt giao.	B. Muối khoáng.
C. Cả A và B đều đúng.	D. cả A và B đều sai.
Câu 13: Cơ trơn chịu sự điều khiển của cơ quan nào?
A. Thần kinh giao cảm.	B. Thần kinh sinh dưỡng.
C. Võ đại não.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Thành mạch máu và thành ruột người được cấu tạo từ loại cơ nào?
A. Cơ vân.	B. Cơ trơn.	C.Cơ tim.	D.Cả 3 loại cơ trên.
Câu 15: Cơ xương hay còn gọi là cơ:
A. Cơ vân.	B. Cơ trơn.	C.Cơ tim.	D.Cả 3 loại cơ trên đều sai.
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN 
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của bạch cầu là :
A. Có màu đỏ và có nhân	 B. Không có nhân và có màu đỏ
C. Có hình đĩa và lõm hai mặt	D. Có nhân và không có màu
Câu 2: Tế bào có khả năng thực bào là:
A. Hồng cầu và tiểu cầu 	 	B.Hồng cầu và bạch cầu trung tính 	 
C.Bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính 	D.Bạch cầu limphô T và tiểu cầu
Câu 3: Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể:
A. Kháng nguyên	 	B. Kháng thể 	 
C. Kháng độc tố	D.Kháng huyết thanh 
Câu 4: Mạch dưới đây tham gia vào sự tuần hoàn máu là:
A. Mao mạch máu	 B.Mao mạch bạch huyết 	 
C.Mạch bạch huyết 	D. Mao mạch máu và mạch bạch huyết
Câu 5: Trên thực tế mỗi chu kì tim, thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là:
A. 0,7 giây	 B.0,5 giây 	 C. 0,4 giây 	D. 0,3 giây
Câu 6: Yếu tố chủ yếu gây sự tuần hoàn máu trong mạch là:
A. Sự co giãn của tim	 	B.Sự co giãn của động mạch
C. Tác dụng của các van động mạch 	D. Sự có bóp của tĩnh mạch
Câu 7: Loại tế bào máu có liên quan đến quá trình đông máu là:
A. Hồng cầu.	B. Bạch cầu.
C. Tiểu cầu.	D. Cả 3 loại tế bào trên.
Câu 8: Người có nhóm máu AB có trể truyền được cho người có nhóm máu:
A. A	B. B	C. AB	D. O
Câu 9: Khi tâm thất trái co đẩy máu vào:
A. Động mạch chủ.	B. Động mạch phổi.
C. Tĩnh mạch chủ.	D. Tĩnh mạch phổi.
Câu 10: Trong các ngăn tim thành tim dày nhất là:
A. Tâm nhĩ phải.	B. Tâm thất phải.
C. Tâm nhĩ trái .	D. Tâm thất trái.
Câu 11: Nơi sản xuất ra hồng cầu là:
A. Tủy đỏ xương.	B. Gan.
C. Lá lách.	D. Tất cả các cơ quan trên.
Câu 12: Vòng tuần nhỏ thực hiện việc trao đổi khí ở đâu:
A. Thận.	B. Da.	C. Phổi.	D. Tất các các bộ phận trên.
Câu 13: Máu vận chuyển trong tĩnh mạch phổi là loại máu:
A. Pha.	B. Đỏ tươi.	C. Đỏ thẩm.	D. Tất cả đều sai.
Câu 14: Trong chu kì pha tạo ra huyết áp cao nhất là:
A. Pha co tâm thất.	B. Pha co tâm nhĩ.
C. Pha dãn chung.	D. pha co tâm nhĩ và pha dãn chung.
Câu 15: Chất có thể gây hại cho tim mạch là:
A. Hêrôin.	B. Nicôtin.	C. Rượu.	D. Cả A, B, C đều đúng.
CHƯƠNG IV: HÔ HẤP
Câu 1: Các bộ phận đầy đủ của đường dẫn khí là:
A. Mũi, họng, thanh quản	
B.Mũi, thanh quản, phế quản
C. Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản 	
D. Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang
Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong sự trao đổi khí ở phổi:
A. Khí Cacbonic khuếch tán từ phế nang vào máu
B. Khí cacbonic khuếch tán từ máu vào phế nang
C. Khí oxi khuếch tán từ máu vào phế nang
D. Tất cả các hiện tượng trên đều đúng
Câu 3: Quá trình dưới đây không phải của hô hấp là:
A. Sự thở 	 	B. Trao đổi khí ở tế bào 	
C.Đưa máu từ tim vận chuyển trong mạch D. Sự trao đổi khí ở phổi
Câu 4: Vừa là cơ quan dẫn khí vừa là cơ quan phát âm là:
A. Khí quản 	 B. Thanh quản 	 C. Phế quản 	D. Phổi
Câu 5: Cử động hô hấp là tập hợp của:
A. Chỉ một lần hít vào	 B. Các lần hít vào 	 
C. Các lần thở ra và hít vào 	D. Một lần hít vào và một lần thở ra
Câu 6: Lượng khí đưa vào phổi qua một lần hít vào bình thường là:
A. 500ml 	 B. 1000ml 	 C. 1500ml 	D. 2000ml
Câu 7: Trong đường dẫn khí tuyến Amiđan và truyến V.A có ở:
A. Mũi 	B. Họng.	C. Thanh quản	D. Khí quản.
Câu 8: Lá phổi trái có :
A. 2 thùy	B. 3 thùy.	C. 4 thùy.	D. 4 thùy.
Câu 9: Dung tích sống là:
A. Tổng lượng khí hít vào gắng sức.
B. Tổng lượng khí lưu thông khi hít vào và thở ra bình thường.
C. Tổng lượng khí bổ sung.
D. Tổng lượng khí lưu thông khi hít vào và thở ra gắng sức.
Câu 10: Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào sảy ra theo cơ chế:
A. Khuếch tán.	B. Thẩm thấu.
C. Lan tỏa.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11: Vai trò của các lông rung trong đường hô hấp là:
A. Cản bụi	B. Diệt vi khuẩn.
C. Làm ấm không khí.	D. Làm ẩm không khí.
Câu 12: Cơ quan vừa làm nhiệm vụ dẫn khí vừa làm nhiệm vụ phát âm là:
A. Họng.	B. Thanh quản.	C. Khí quản	D. Phổi.
Câu 13: Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp của cơ thể được tính trong:
A. 1 giây.	B. 1 phút.	C. 1 giờ.	D. 1 ngày.
Câu 14: Động tác hít vào bình thường xảy ra do:
A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoàn dãn.
B. Cơ liên sườn co và cơ hoàn dãn.
C. Cơ liên sườn ngoài dãn và cơ hoành co.
D. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành co.
Câu 15: Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng.
A. Hô hấp chỉ có ở động vật.
B. Hô hấp là quá trình lấy vào khí oxi.
C. Hô hấp là quá trình thải khí cacbonic.
D.Hô hấp là quá trình không những cung cấp khí oxi cho tế bào của cơ thể và thải khí các bonic do các tế bào thải ra ra khỏi cơ thể.
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
Câu 1: Sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hóa gồm hai quá trình là:
A. Sinh học và hóa học	 	 B.Sinh học và lí học
C. Hóa học và lí học	D. Lí học và cơ học
Câu 2: Chất sau đây không được biến đổi hóa học trong tiêu hóa là:
A. Muối khoáng	 B. Lipit	 C. Gluxit 	D.Prôtêin
Câu 3: Kết luận đúng khi nói về tiêu hóa thức ăn ở miệng là:
A. Biến đổi hóa học yếu hơn biến đổi lí học
B. Biến đổi hóa học mạnh hơn biến đổi lí học
C. Biến đổi lí học và hóa học đều mạnh
D. Biến đổi lí học và biến đổi hóa học đều yếu
Câu 4: Thành của dạ dày được cấu tạo bởi:
A. 2 lớp 	 B. 3 lớp 	 C. 4 lớp 	D. 5 lớp
Câu 5: Chất được tiêu hóa hóa học ở dạ dày là:
A. Prôtêin	 B.Gluxit 	 C. Lipit 	D. Tất cả đều sai
Câu 6: Dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở:
A.Dạ dày 	 B. Ruột non 	 C. Tá tràng 	D.Ruột già
Câu 7: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của:
A. Răng	B. Lưỡi	C. Cơ môi	D.Cơ má
Câu 8: Trong nước bọt có chứa enzim:
A. Amilaza	B. Mantôzơ	C. Tinh bột	D. Nước
Câu 9: Ở miệng có . tuyến nước bọt.
A. 1 đôi	B. 2 đôi	C. 3 đôi	D. 4 đôi
Câu 10: Thành cơ dạ dày có:
A. 2 lớp	B. 3 lớp	C. 4 lớp	D. 5 lớp
Câu 11: Loại enzim có trong dịch vị là:
A. Amilaza.	B. Pepsin.
C. Cả A, B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai.
Câu 12: Thành phần chất dinh dưỡng dư được tích lũy lại trong:
A. Dạ dày.	B. Ruột.	C. Mật.	D. Gan.
Câu 13: Cơ quan chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa là:
A. Miệng	B. Dạ dày.	C. Ruột non.	D. Ruột già.
Câu 14: Ống tụy đổ vào đoạn nào của ống tiêu hóa:
A. Tá tràng.	B. Dạ dày.	C. Miệng.	D. Ruột già.
Câu 15: Đoạn ống tiêu hóa nào hấp thụ cơ bản lượng nước:
A. Dạ dày	B. Ruột non
C. Ruột già	D. Ruột thẳng
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT 
Câu 1: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Tế bào	 B. Phân tử 	 C. Cơ thể 	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Chức năng lọc từ máu các chất bã để thải ra ngoài là chức năng của hệ:
A. Tiêu hóa	 B. Tuần hoàn 	 C. Hô hấp 	D. Bài tiết
Câu 3: Sự giải phóng năng lượng xảy ra trong quá trình:
A.Đồng hóa 	 B. Dị hóa	 C. Bài tiết 	D. Tổng hợp chất sống
Câu 4: Biểu hiện dưới đây, thể hiện mối quan hệ giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa:
A. Chúng mâu thuẫn nhưng liên hệ chặt chẽ với nhau
B. Chúng sảy ra song song trong cơ thể
C. Nếu thiếu quá trình này thì quá trình còn lại không sảy ra
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Hoạt động dưới đây, được xem là biểu hiện của sự chống lạnh:
A. Các mạch máu dưới da dãn ra	 B.Các mạch máu dưới da co lại
C. tăng sự bài tiết qua da	D. Tăng nhịp tim
Câu 6: Hiện tượng làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể:
A. Lông dựng lên 	 B. Da săn lại 	 C. Dãn mạch máu	D. Phản xạ run
Câu 7: Sự tích lũy năng lượng xảy ra trong quá trình:
A.Đồng hóa 	 B. Dị hóa	 C. Bài tiết 	D. Phân giải chất sống
Câu 8: Hệ bài tiết có vai trò:
A. Bài tiết nước tiểu.	B. Đưa cacbonic ra ngoài.
C. Mồ hôi.	D. Bài tiết các chất trên.
Câu 9: Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài diễn ra ở..
A. 1 cấp độ	B. 2 cấp độ
C. 3 cấp độ	D. 4 cấp độ.
Câu 10: Thân nhiệt là nhiệt độ của
A. chất thải.	B. môi trường.	C. cơ thể.	D. mũi.
Câu 11: Thân nhiệt của con người ổn định nhờ:
A. Sinh nhiệt và tỏa nhiệt cao.	B. Sinh nhiệt cao hơn tỏa nhiệt.
C. Sinh nhiệt cân bằng với tỏa nhiệt.	D. Sinh nhiệt thấp hơn tỏa nhiệt.
Câu 12: Thức ăn sau đây chứa nhiều vitamin C là
A. Quả tươi.	B. Cá.	C. Thịt.	D. Dầu, mỡ.
Câu 13: Thiếu loại vitamin nào sau đây dẫn đến mắc bệnh còi xương:
A. A	B. B	C. C	D. D
Câu 14: Loại muối khoáng tham gia cấu tạo nên hêmôglôbin::
A. Kẽm	B. Sắt	C. Canxi	D. Na tri
Câu 15: Nhu cầu protein của trẻ em so với người lớn là:
A. Cao hơn	B. Thấp hơn	C. Bằng nhau	D. Cả A, B, c đều sai
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
Câu 1: Chất sau đây không phải là sản phẩm bài tiết:
A. Khí cacbonic	 B. khí oxi 	 C. Nước tiểu 	D. Mồ hôi
Câu 2: Cấu tạo của thận gồm:
A. Vỏ thận, bể thận và tủy thận
B. Vỏ thận, tủy thận, bể thận, ống góp
C. Vỏ thận, Bể thận, bóng đái
D. Vỏ thận, tủy thận, các đơn vị chức năng của thận, ống góp, bể thận
Câu 3: Sự tạo thành nước tiểu xảy ra ở:
A. Vỏ thận 	 B. Tủy thận	 C. Bể thận 	D. Đơn vị chức năng thận
Câu 4: Nước tiểu đầu được tạo ra ở giai đoạn:
A. Lọc máu ở cầu thận qua nang cầu thận
B. Tái hấp thụ lại ở ống thận
C. Bài tiết tiếp ở ống thận
D. Cả 3 giai đoạn trên
Câu 5: Chất không có trong thành phần nước tiểu chính thức là:
A. Các chất thuốc	 	B. Các ion thừa như H+, K+
C. Các chất dinh dưỡng	D. Các chất bã như urê, axit uric
Câu 6: Lượng nước tiểu chính thức được tạo ra trong mỗi cơ thể trong một ngày bằng:
A. 2 lít	 B. 1,5 lít 	 C. 2,5 lít 	D. 3 lít
Câu 7: Số lượng đơn vị chức năng của mỗi một quả thận là:
A. Một triệu.	B. Một ngàn	C. Mười ngàn	D. Một trăm ngàn.
Câu 8: Nước tiểu đầu được tạo ra ở:
A. Cầu thận	B. Ống ống lượn gần
C. Ống lượn xa	D. Bể thận
Câu 9: Trong các quá trình sau thì quá trình nào không cần năng lượng?
A. Lọc máu ở nang cầu thận.	B. Quá trình hấp thụ lại.
C. Quá trình bài tiết tiếp.	D. Cả 3 quá trình trên.
Câu 10: Nước tiểu chính thức được chứa ở. trước khi thải ra ngoài:
A. Nang cầu thân.	B. Bể thận.
C. Bóng đái.	D. Ống dẫn nước tiểu.
Câu 11: Nang cầu thận nằm trong phần nào của thận:
A. Lọc máu ở nang cầu thận.	
B. Quá trình hấp thụ lại.
C. Vận chuyển nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.	
D. Cả 3 quá trình trên.
Câu 12: Quá trình nào sau đây cần năng lượng?
A. Phần vỏ	B. Phần tủy	C. Ống thận	D. Bể thận
Câu 13: MỖi đơn vị chức năng của thận gồm:
A. Cầu thận, nang cầu thận.	B.Nang cầu thận, ống thận
C. Cầu thận, ống thận.	D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Câu 14: Bài tiết giúp cơ thể bài tiết các chất..và chất độc hại ra môi trường ngoài.
A. dinh dưỡng.	B. hooc môn	C. cặn bã.	D. phân
Câu 15: Rèn cho mình các thói quen sống khoa học để..hệ bài tiết nước tiểu.
A. đi tiểu đúng lúc	B. phát triển
C. bảo vệ	D. Tất cả đều đúng
CHƯƠNG VIII: DA
Câu 1: Các tế bào sắc tố của da nằm ở:
A. Lớp bì	B. Lớp mỡ dưới da	 C. Lớp biểu bì 	D.A và B đều đúng
Câu 2: Chức năng chung của da là:
A. Tiếp nhận kích thích từ môi trường	 B. Bảo vệ cơ thể
C. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt	 D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 3: Da sạch có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bám trên da là:
A. 95%	 B. 90% 	 C. 85% 	D. 75%
Câu 4: Để bảo vệ da, điều dưới đây cần nên làm là:
A.Mang vác nhiều đồ vật 	 	B. Giữ da tránh xây xát và không bị bỏng
C.Cạy bỏ các mụn trứng cá trên da	D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 5: Để được rèn luyện và hoạt động tốt, điều không nên làm là:
A. Tránh da bị xây xát	 	 
B. Lao động chân tay vừa sức
C. Xoa bóp thường xuyên và hợp lí cho da
D.Đi lại dưới trười nắng nóng mà không đội mũ
Câu 6: Da bẩn gây tác hại là:
A. Gây ngứa ngáy khó chịu 	 
B. Dễ gây các bệnh ghẻ, lở, lang ben 	 
C. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Lớp ngoài cùng của da là:
A. Lớp mỡ dới da	B. Lớp bì
C. Lớp biểu bì	D. Không có lớp ngoài cùng
Câu 8: Lông và bao lông nằm ở:
A. Lớp mỡ dới da	B. Lớp bì
C. Lớp biểu bì	D. Không thuộc lớp nào trong 3 lớp trên.
Câu 9: Thụ quan được phân bố ở:
A. Lớp mỡ dới da	B. Lớp bì
C. Lớp biểu bì	D. Không thuộc lớp nào trong 3 lớp trên.
Câu 10:Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai:
A. Da cũng có chức năng bài tiết.
B. Da có vai trò bảo vệ cơ thể.
C. Da không có vai trò điều hòa thân nhiệt.
D. Lớp bì có cơ quan thụ cảm giúp da thực hiện chức năng cảm giác.
Câu 11: Trong lớp bì có. Giúp da thực hiện chức năng bài tiết.
A. lông và bao lông	B. tuyến mồ hôi
C. dây thần kinh	D. mạch máu
Câu 12: Lớp biểu bì của da gồm:
A. Tầng sừng	B. Tầng tế bào sống
C. Lớp mỡ.	D. Ý A, B đúng
Câu 13: Nhờ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều  tiết chất nhờn làm da ta luôn mềm mại, không thấm .
A. Tuyến nhờn, khí	B. Tuyến mồ hôi, khí
C. Tuyến nhờn, nước	D. Tuyến mồ hôi, nước	
Câu 14: Tổ chức giúp da chống rét và là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học là:
A. Lớp bì	B. Lớp mỡ dưới da
C. Lông	D. Tất cả các yếu tố trên	
Câu 15: Vì sao cần phải tắm nắng?
A. Hạn chế nổi mụn	B. Để da hồng hào
C. Để da chắt khỏe	D. Tạo vitamin D	
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Câu 1: Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là:
A. Nơron	 B.Mô thần kinh 	C. Các dây thần kinh 	D. Sợi thần kinh
Câu 2: Tủy sống có chức năng:
A.Phản xạ 	 	B. Phản xạ và dẫn truyền 	 
C. Dẫn truyền 	D. Điều khiển các hoạt động dinh dưỡng của cơ thể
Câu 3: Vị trí của tiểu não nằm ở:
A. Phía trên trụ não	 B. Phía sau trụ não 	
C. Phía dưới trụ não 	D.Cả A, B, và C đều sai
Câu 4:Vùng chức năng của bán cầu não nào sau đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác :
A.Vùng thị giác 	 	B.Vùng vận động ngôn ngữ
C. Vùng thính giác	D. Vùng cảm giác
Câu 5: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện:
A. Nhìn thấy chanh tiết nước bọt
B. Tiết nước bọt khi thức ăn chạm vào lưỡi
C. Chó tiết nước bọt khi nhìn thấy ánh đèn
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 6: Trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện nằm ở:
A.Vỏ não và tủy sống	 	 B.Vỏ não và trụ não
C. Vỏ não	 	D.Tủy sống
Câu 7: Số sợi trục trong 1 nơron:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4	
Câu 8: Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của:
A. Cơ trơn	B. Cơ tim	C. Cơ vân	D. Cả A, B và C đều sai.	
Câu 9: Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của:
A. Cơ quan sinh dưỡng	B. Cơ quan sinh sản
C. Cả A và B	D. Cả A và B đều sai	
Câu 10: Chiều dẫn truyền sung thần kinh là:
A. Từ thân nơ ron ra sợi nhánh	B. Từ thân nơ ron ra ngoài sợi trục
C. Từ sợi trục vào thân nơ ron	D. Cả A, B và C đều sai.	
Câu 11: Chất xám của trụ não tập trung thành:
A. Nhân xám	B. Nhân trắng
C. Dây thần kinh	D. Cả A, B và C đều đúng.	
Câu 12: Não trung gian nằm ở:
A. Giữa đại não và tiểu não	B. Giữa tiểu não và trụ não
C. Giữa tiểu não và hành tủy	D. Giữa đại não và trụ não	
Câu 13: Vúng thị giác nằm ở:
A. Thùy trán	B. Thùy chẩm	C. Thùy đỉnh	D. Thùy thái dương	
Câu 14: Rãnh thái dương ngăn cách:
A. Thùy trán và thùy đỉnh	B. Thùy đỉnh và thùy thái dương
C. Thùy thái dương và thùy chẩm	D. Cả A, B và C đều sai	
Câu 15: Điểm vàng của mắt là nơi:
A. Tập trung nhiều dây thần kinh	B. Tập trung nhiều tế bào que
C. Không có tế bào thần kinh	D. Tập trung nhiều tế bào nón	
CHƯƠNG X:TUYẾN NỘI TIẾT 
Câu 1: Chất do tuyến nội tiết tiết ra gọi là:
A. Enzim 	 B. Hooc môn 	 C. Vitamin 	D.Thể dịch
Câu 2: Hooc môn biến đổi gluco trong máu thành glycogen là:
A. Glucagon	 B. Adrênalin 	 C.Insulin 	D.Cả A, B và C đều đúng
Câu 3: Nguyên nhân gây nên bệnh bazơđô là:
A. Thiếu iốt 	 B. Thừa iốt 	 C. Cả A và B đều sai 	 D.Cả A và B đều đúng
Câu 4: Tụy là tuyến:
A. Nôi tiết 	 B.Ngoại tiết 	 	C. Cả A và B đều đúng 	D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Hooc môn có tác dụng kích thích sự sản xuất tinh trùng ở nam là:
A. LH 	 B.FSH 	 C. Ôxitôxin	D.Testôstêrôn
Câu 6: Vào tuổi dậy thì của nữ, trứng rụng do tác dụng của hooc môn:
A. FSH 	 B. LH 	 C. Ostrogen	D.Testôstêrôn
Câu 7: Tính chất của Hooc môn là:
A. Có tính đặc hiệu	B. Có tính sinh học rất cao
C. Không mang tính đặc trưng cho loài	D. Cả A, B và C đều đúng.	
Câu 8: Hooc môn giúp nữ phát triển bao noãn, tiết Ơstrôgen là:
A. FSH 	 B. LH 	 C. Ostrogen	D.Testôstêrôn 	
Câu 9: Hooc môn giúp tăng trưởng cơ thể:
A. ACTH 	 B. LH 	 C. Ostrogen	D.GH 	
Câu 10: Tuyến giáp tiết hooc môn:
A. FSH 	 B. LH 	 C. Tirôxin	D.Testôstêrôn 	
Câu 11: Hooc môn có tác dụng gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ là:
A. FSH 	 B. LH 	 C. Ostrogen	D.Testôstêrôn 	
Câu 12: Tuyến tụy tiết hooc môn:
A. Glucagon	B. Insulin
C. Cả A và B	D. Cả A và B đều sai	
Câu 13: Tuyến trên thận được cấu tạo bởi 2 phần là:
A. Màng và cơ	B. Nội tiết và ngoại tiết
C. Phần trên và phần dưới	D. Phần vỏ và phần tủy	
Câu 14: Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động vào tuổi:
A. Trẻ em	B. Dậy thì	C. Trường thành	D. Cả A, B và C đều sai	
Câu 15: Sau khi trứng rụng, thể vàng tiết hooc môn:
A. FSH 	 B. GH 	C. Ostrogen	D.Prôgestêrôn	
CHƯƠNG XI: SINH SẢN
Câu 1: Thụ tinh là:
A.Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử
B. Sự phát triển của trứng thành bào thai
C. Sự gia tăng số lượng tinh trùng trong tinh hoàn.
D.Sự gia tăng số lương trứng trong buồng trứng
Câu 2: Bào thai thực hiện sự trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua:
A.Nhau thai 	 B. Dây rốn	 C.Thể vàng 	D.tử cung
Câu 3: Nguyên tắc tránh thai là:
A. Không cho trứng gặp tinh trùng
B. Ngăn trứng chín và rụng
C. Ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
D. cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Tác nhân gây suy giảm miễn dịch mắc phải là:
A. Song cầu khuẩn 	 B.Trực khuẩn 	 C.Virut 	D.Xoắn khuẩn
Câu 5: Bệnh HIV không lây qua:
A. Đường máu
B. Bắt tay trong quan hệ xã giao
C. Qua quan hệ tình dục
D. Qua nhau thai, nếu mẹ bị nhiễm HIV
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Bệnh HIV đã có thuốc phòng và điều trị
B. Bệnh HIV không phải là bệnh khó chữa
C. Bệnh HIV là thảm họa của nhân loại
D. Bệnh HIV chỉ có ở nữ giới. 
Câu 7: Sự thụ tinh xảy ra ở:
A. Đoạn cuối ống dẫn trứng	B. Đoạn giữa ống dẫn trứng
C. 1/3 đoạn đầu của ống dẫn trứng	D. Cả A, B và C đều sai.	
Câu 8: Nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch là:
A. Không đẻ nhiều con	B. Không đẻ dày
C. Không đẻ nhiều con	D. Cả A, B và C đều đúng	
Câu 9: Biện pháp dưới đây có thể được sử dụng để ngăn ngừa sự chín và rụng trứng:
A. Uống thuốc tránh thai	B. Đặt vòng tránh thai
C. Dùng bao cao su tránh thai	D. Cả A, B và C đều sai	
Câu 10: Việc sử dụng bao cao su khi giao hợp có tác dụng:
A. Ngăn cản trứng chín	B. Ngăn cản trứng gặp tinh trùng
C. Cả A và B	D. Cả A và B đều sai	
Câu 11: Đặc điểm của bệnh lậu là:
A. Lây truyền qua nắm tay	B. Không lây truyền
C. Chỉ lây truyền ở nữ	D. Lây truyền cả nam và nữ	
Câu 12: Đường lây truyền chủ yếu của bệnh giang mai là:
A. Qua đường máu	B. Qua vết xây xát trên cơ thể
C. Qua quan hệ tình dục	D. Qua nhau thai từ mẹ sang con	
Câu 13: Tác nhân gây bệnh giang mai là:
A. Trực khuẩn	B. Virut HIV	C. Xoắn khuẩn	D. Song cầu khuẩn	
Câu 14: HIV/AIDS lây truyền qua:
A. Quan hệ tình dục không an toàn	B. Qua nhau thai
C. Qua đường máu	D. Cả A, B và C	
Câu 15: Bệnh lây qua quan hệ tình dục là:
A. Bệnh lậu	B. Bệnh giang mai
C. Bệnh HIV/AIDS	D. Cả A, B và C
ĐÁP ÁN:
CHƯƠNG I
1
2
3
4
5
6
7
8
D
C
B
D
D
B
B
D
9
10
11
12
13
14
15
A
D
B
A
B
C
C
CHƯƠNG II
1
2
3
4
5
6
7
8
A
A
A
C
A
C
D
D
9
10
11
12
13
14
15
B
C
A
A
B
B
A
CHƯƠNG III
1
2
3
4
5
6
7
8
D
C
A
A
A
C
C
C
9
10
11
12
13
14
15
A
C
A
C
B
A
D
CHƯƠNG IV
1
2
3
4
5
6
7
8
D
B
C
B
D
A
B
A
9
10
11
12
13
14
15
D
A
A
B
B
D
D
CHƯƠNG V
1
2
3
4
5
6
7
8
C
A
A
C
A
B
B
A
9
10
11
12
13
14
15
C
B
B
D
C
A
C
CHƯƠNG VI
1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
B
D
B
C
A
D
9
10
11
12
13
14
15
B
C
C
A
D
B
A
CHƯƠNG VII
1
2
3
4
5
6
7
8
B
D
D
A
C
B
A
A
9
10
11
12
13
14
15
A
C
D
B
D
C
C
CHƯƠNG VIII
1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
C
B
D
D
C
B
9
10
11
12
13
14
15
B
C
B
D
C
B
D
CHƯƠNG IX
1
2
3
4
5
6
7
8
A
B
B
B
B
C
A
C
9
10
11
12
13
14
15
C
B
A
D
A
A
D
CHƯƠNG X
1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
B
C
D
B
D
A
9
10
11
12
13
14
15
D
C
C
C
D
B
D
CHƯƠNG XI
1
2
3
4
5
6
7
8
A
A
D
C
B
C
C
D
9
10
11
12
13
14
15
A
B
D
C
A
D
D

File đính kèm:

  • docSinh8.doc