Ngân hàng đề thi học kì I môn : ngữ văn khối 6: năm học: 2008-2009

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề thi học kì I môn : ngữ văn khối 6: năm học: 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Châu Thành
Trường THCS Lương Hòa

NGÂN HÀNG ĐỀ THI HKI
Môn : Ngữ văn Khối 6:
Năm học: 2008-2009


I.Phần trắc nghiệm:
 (Khoanh tròn chữ cái đầu những câu trả lời đúng, mỗi câu đúng đạt 0.25 đ)
Câu
Nội dung
Đ/a

Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?
 A. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử.
 B. Có những chi tiết hoang đường.
 C. Có yếu tố kì ảo.
 D. Sự kiện nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo
D

Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
 A. Kể chuyện. 	B.Thể hiện cảm xúc. 
 C.Gửi gắm ý tưởng bài học. 	D.Truyền đạt kinh nghiệm.

C

Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai so bì với lão Miệng?
 A.Muốn nghỉ ngơi. 	B.Không muốn làm việc. 
 C. Không yêu thương nhau. 	D.Tị nạnh.

D

Lão miệng là người có vai trò như thế nào?
Chẳng làm gì cả. 	B.Chỉ ăn không ngồi rồi. 
 C.Ăn để nuôi dưỡng cơ thể. 	D.Ngồi mát ăn bát vàng.

C

Các truyện “Cây bút thần”, “Sọ dừa”, “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc loại truyện nào?
 A.Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cười.
 C. Truyện cổ tích. D. Truyền thuyết.

C

Bài học nào sau đây đúng với truyện “ Lợn cưới áo mới”?
Có gì hay nên khoe để mọi người cùng biết.
Chỉ khoe những gì mình có.
Không nên khoe khoang một cách hỡm hĩnh.
Nên tự chủ trong cuộc sống.


C

Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc ?
Chàng là người có nhiều vật lạ như niêu cơm, chiếc đàn.
Chàng được lấy công chúa và được làm vua.
Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì người.
Chàng là người khỏe mạnh vô tư.

C

 Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển” ?
Phải tự chủ trong cuộc sống.
Nên nghe nhiều người góp ý.
Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên.
Không nên nghe ai.


A

Truyện cười là truyện như thế nào?
 A.Kể về những thói hư, tật xấu đáng cười trong xã hội.
 B.Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.
 C. Kể về những thói hư tật xấu để cười cho thỏa thích.
 D. Đả kích những chuyện đáng cười.


B

Khi nào bà mẹ Mạnh Tử cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trong khung cửi ?
Con muốn ăn thịt lợn mà chưa có tiền.
 Con đang đi học, bỏ học về nhà chơi.
Con mãi nô nghịch với bạn.
 D.Con bắt chướt cách buôn bán điên đảo


B

Tên người, tên địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào?
 A.Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
 B.Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ.
Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng.
 D Không viết hoa tên đệm của người.


A

Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu tạo của cụm danh từ ?
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn danh từ.
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trước, phần trung tâm.
Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm, phần sau.
 D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm ba phần: Phần trước, phần trung tâm, phần sau.





D

Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về ông (bà) em ?
 A.Ông nội em tuy tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn lắm.
 B. Ông nội em thường dậy sớm để tập thể dục và tưới cây.
 C. Em rất yêu quí và kính trọng ông em.
 D. Ông em rất thích xem chương trình thời sự trên ti vi.



A

Những yếu tố nào sau đây không cần thiết cho bài văn kể về một nhân vật trong kiểu bài kể chuyện đời thường ?
Giới thiệu chung về nhân vật.
Kể một vài đặc điểm về tính nết, ý thích của nhân vật.
Kể được một vài hành động, lời nói đáng nhớ của nhân vật.
 D. Miêu tả cụ thể ngoại hình của nhân vật.



D

Nhận định nào sau đây không đúng về cụm động từ ?
Hoạt động trong câu như động từ.
Hoạt động trong câu không như một động từ.
Do một động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
D.Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu trúc phức tạp hơn động từ.


B

Cụm từ “Chỉ một lòng chăm chỉ làm lụng ” thuộc loại cụm từ gì ?
Cụm động từ.
Cụm danh từ.
Cụm tính từ.
 D. Cụm chủ-vị.

B


 Muốn kể miệng một câu chuyện người ta cần tránh điều gì?
Kể lại sát theo nội dung câu chuyện.
Dùng nhiều lời lẽ văn hoa,đưa đẩy
Dùng điệp ngữ thích hợp.
 D. Dùng nét mặt, cử chỉ để diễn cảm.


C

Yêu cầu nào không cần thiết khi kể chuyện ?
Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
Phát âm đúng dễ nghe.
Lời kể diễn cảm, có ngữ điệu.
 D. Lời nói phải điệu đàng một chút.


D

Dòng nào sau đây là cụm động từ ?
Cái máng lợn cũ kĩ.
Một cái máng lợn sứt mẻ.
Đang đạp vỡ một cái máng lợn.
 D. Một cái máng lợn.


C

Tìm từ thuần Việt trong các từ sau đây : 
 A. Sông núi. B. Giang sơn. C. Sơn hà. D. Sơn thủy.
A

Dòng nào sau đây là cụm danh từ ?
 A.Một lâu đài to lớn.
 B. Đang nổi sóng mù mịt.
 C. Không muốn làm nữ hoàng.
 D. Lại nổi cơn thịnh nộ.


A

Xác định dòng nào có chứa số từ
Một trăm ván cơm nếp.
Muôn nghìn cây mía múa gươm.
Hàng nghìn năm nay tre gắn bó với người.
 D. Con đi trăm núi ngàn khe.


A

Dòng nào sau đây chưa phải là cụm tính từ có đầy đủ ba phần ?
 A Vẫn còn khỏe mạnh lắm.
 B.Rất chăm chỉ làm lụng.
 C. Còn trẻ .
 D. Đang sung sức như thanh niên.


C

Theo em từ “ Điên đảo” không kết hợp được với từ nào trong những từ sau đây ?
 A. Buôn bán. B.Làm ăn. C.Thời cuộc. D. Học tập.

D

Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ “ Mẹ hiền” Trong truyện “ Mẹ hiền dạy con” ?
Người mẹ hiền lành, dịu dàng.
Nguời mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
Người mẹ rất yêu con và chiều chuộng con.
 D.Ngừời mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người.



D

 Truyện “ Con hổ có nghĩa” đề cao triết lí sống nào?
Tri ân, trọng nghĩa.
Dũng cảm.
Không tham lam.
 D.Giúp đỡ người khác


A

Thần Sơn Tinh còn có tên gọi khác là:
 A.Thổ thần B.Phúc thần. C.Ân thần. D.Thần Tản Viên
D

Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng ?
Đọc nhiều lần từ cần giải thích.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
 D.Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.


A

Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì?
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
Kể diễn biến của sự việc.
Kết cục sự việc.
 D.Nêu ý nghĩa của bài học.


B

Số từ là:
 A.Những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
 B. Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
 C. Là những từ để trỏ vào sự vật.

A

Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” nhằm:
Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
Khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét một 
 cách toàn diện.
D. Cả A và B đều đúng.


A

Câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích :
Hiện tượng lũ lụt.
Sức mạnh và ước mơ của người Việt cổ: chế ngự thiên tai.
Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
 D.Cả 3 câu trên.


D

Chủ đề của truyện “ Thạch Sanh”
Đấu tranh xã hội.
Đấu tranh chống xâm lược.
Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
 D.Đấu tranh chống cái ác.


D

Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn?
 A. Chạy trốn. B.Đón đầu. C.Vang dội. D. Tráng sĩ.

D

Nghĩa của từ sau đây được giải thích bằng cách nào?
 Lờ đờ: Chậm chạp thiếu tinh nhanh.
Dùng từ đồng nghĩa để giải thích.
Dùng từ trái nghĩa để giải thích.
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D.Cả 3 câu đều đúng.

A





Trong các từ sau đây từ nào là danh từ riêng ?
 A.Hoa hồng. B.Học sinh. C.Vũng Tàu. D.Quyển sách
C

Ý kiến nào đúng về chức năng của văn tự sự ?
 A.Tự sự nhằm thông báo sự việc xảy ra.
 B.Tự sự nhằm bày tỏ thái độ khen chê đối với người và việc.
 C.Tự sự nhằm để biểu hiện số phận, phong cách của con người.
 D.Tự sự nhằm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa.


B

Từ ghép là từ nào ?
 A. Xanh xanh. B. Thoăn thoắt. C. cha mẹ. D. Nghênh nghênh.
C

Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo ngôi nào?
 A.Ngôi thứ nhất B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ ba.
C

Đọc câu sau đây và trả lời xác định danh từ.
 Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
 A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn
C


II. Phần tự luận:

*ĐỀ 1: Kể lại truyện “Con rồng cháu tiên” bằng lời văn của em.( 6 điểm)
Đáp án:
A.Yêu cầu cần đạt: 
- HS kể lại nội dung câu chuyện“Con rồng cháu tiên” bằng lời văn của mình. 
-Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
B.Dàn ý:
 1/ Mở bài: (1 đ)Giới thiệu Lạc Long Quân, Âu Cơ và sự kết duyên của họ.
 2/ Thân bài: (4đ) (Kể dựa trên những nội dung chính)
 -Sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ.
 	-Lạc Long Quân trở về thủy cung.
	-Cuộc chia tay giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân.
	Âu Cơ lập quốc ở Phong Châu.
 3/ Kết bài: (1đ)Truyện giải thích nguồn gốc dân tộc : con rồng, cháu tiên.


 *Đề 2: Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em. (6 điểm)
 Đáp án:
 A.Yêu cầu cần đạt: 
- HS kể lại nội dung câu chuyện“Thánh Gióng” bằng lời văn của mình. 
-Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
 1/ Mở bài: (1đ) Sự ra đời của Thánh Gióng.
 2/ Thân bài: (4đ)
 -Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
	-Gióng lớn nhanh như thổi.
	Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh tan giặc.
	-Gióng bay về trời.
3/Kết bài: (1 đ) Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng thiên vương và lập đền thờ, nhiều vết tích còn lại được lưu truyền trong dân gian.


 *Đề 3:Hãy kể một câu chuyện về tình bạn sâu sắc nhất của em. ( 6điểm)
 Đáp án:
A.Yêu cầu cần đạt: 
- HS kể lại một câu chuyện về tình bạn sâu sắc nhất. Đó là câu chuyện cảm động có ý nghĩa rất lớn đối với người viết. bài viết có những xúc cảm chân thành lôi cuốn người đọc. 
- Lời văn trong sáng .Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả..
B.Dàn ý:
1/ Mở bài: (1đ) Giới thiệu độ nét về người bạn thân và nguyên nhân dẫn đến tình bạn thân đó.
2/ Thân bài: (4đ)
 -Triển khai những kỉ niệm vui buồn xung quanh tình bạn đó
	-Những điều tốt đẹp mà bạn em đem đến cho em.
 	-Những điều em và bạn đã làm để duy trì tình bạn.
3/ Kết bài: (1đ)
 -Suy nghĩ về tình bạn.
	Phát huy và cố gắng giữ gìn tình bạn, xây dựng tình bạn trong sáng hồn nhiên.

*Đề 4: Hãy kể về người mẹ kính yêu của em. ( 6điểm)
Đáp án:
A.Yêu cầu cần đạt: 
- HS kể về người mẹ kính yêu của mình. Đó là những câu chuyện cảm động về mẹ có ý nghĩa rất lớn đối với người viết. bài viết có những xúc cảm chân thành lôi cuốn người đọc. 
- Lời văn trong sáng .Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
B. Dàn ý:
1/ Mở bài: (1 đ)
 Giới thiệu chung về mẹ ( hình dáng, công việc, phẩm chất…)
2/ Thân bài: (4 đ) 
 -Sở thích của mẹ: Công việc nội trợ, công việc gia đình…
	-Tình cảm của mẹ dành cho mọi người.
	 +Chăm sóc việc học tập.
 	 +Chăm lo cuộc sống gia đình.
 +Dạy bảo em về cách sống, cách cư xử với mọi người…
3/Kết bài: (1đ)Tình cảm của em đối với mẹ.

 *Đề 5: Kể chuyện về thầy (cô) giáo của em. . ( 6điểm)
Đáp án:
A.Yêu cầu cần đạt: 
- HS kể về thầy (cô) kính yêu của mình. Đó là những câu chuyện cảm động về thầy (cô) có ý nghĩa rất lớn đối với người viết. bài viết có những xúc cảm chân thành lôi cuốn người đọc. 
- Lời văn trong sáng .Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả.
B. Dàn ý:
1/Mở bài: (1đ)
Giới thiệu ngắn gọn về thầy (cô) giáo ( hình dáng, công việc, phẩm chất…)
2/Thân bài: (4 đ):
 -Sở thích của thầy ( cô).
	-Việc làm hằng ngày của thầy (cô).
	Tình cảm của thầy (cô) dành cho học sinh:
 +Chăm sóc việc học tập của học sinh.
 +Quan tâm những HS yếu. 
 +Giáo dục học sinh qua những câu chuyện kể, qua bài giảng, trong những tiết sinh hoạt…
3/Kết bài (1 đ):
 -Tình cảm của em đối với thầy (cô).
 - Hướng phấn đấu của bản thân để làm vui lòng thầy (cô)

*Đề 6: Văn bản “Thánh Gióng” nói lên điều gì? (2đ)
Đáp án: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. (2đ)

*Đề 7: Em hãy nêu bố cục của một bài văn tự sự. ( 2đ)
Đáp án: Bố cục của một bài văn tự sự gồm 3 phần.
	-Phần mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
	-Phần thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.
	-Phần kết bài: Kết cục của sự việc. (2đ)

*Đề 8: Cổ tích là loại truyện thế nào ? (2đ)
Đáp án: Cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc
	- Nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
	 - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. (2đ)

*Đề 9: Thế nào là thể loại truyện ngụ ngôn? (2 đ)
Đáp án: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về đồ vật, loài vật hoặc về chính con người, nhằm khuyên nhủ răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (2 đ)

*Đề10: Văn bản “ Lợn cưới áo mới” phê phán những ai ? (1đ)
Đáp án: Văn bản “ Lợn cưới áo mới” chế giễu phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. (1 đ)

 

	



 

 

 






 


File đính kèm:

  • docNgan hang de Ngu Van 6 HKI 09.doc
Đề thi liên quan