Ngân hàng đề thi học kì II môn sinh học 9

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề thi học kì II môn sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC 9
 I/ Trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
 1 /Trong một quần xã sinh vật loài ưu thế là:
	a/ Loài chỉ có một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
	b/ Loài có số lượng cá thể đông nhất.
	c/ Loài có tỷ lệ đực/ cái ổn định.
	d/ Loài đóng vai trò quan trọng nhất (Số lượng lớn).
 2 / Dấu hiệu nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể ?
	a/Độ đa dạng.	b/ Cấu trúc tuổi.
	c/ Mật độ.	d/ Tỷ lệ đực cái.
 3 / Hải quỳ bám trên cua, Hải Quỳ bảo vệ cua, cua giúp hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về 
 mối quan hệ : 
a/ Kí sinh.	b/ Cộng sinh.
	c/ Hội sinh. 	d/ Cạnh tranh.
 4 / Chuỗi thức ăn là một dãy sinh vật gồm nhiều loài có quan hệ với nhau về:
	a/ Nguồn gốc.	b/ Điều kiện sống.
	c/ Dinh dưỡng. 	d/ Sinh sản.
 5 / Đặc trưng nào là quan trọng nhất của một quần thể sinh vật ?
	a/ Đặc trưng về giới tính.
	b/ Thành phần nhóm tuổi.
 c/ Khả năng sinh sản. 
	d/ Mật độ quần thể.
 6 / Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có ảnh hưởng gì là 
 mối quan hệ: 	 a/ Kí sinh.	b/ Cộng sinh.
	c/ Hội sinh. 	d/ Cạnh tranh.
 7/ Vai trò của khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là:
 a/ Đảm bảo sự cân bằng trong quần xã.
	b/ Điều hoà mật độ ở các quần thể.
	c/ Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã.
	d/ Giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
 8 / Ở thực vật phương pháp nào sau đây được dùng để duy trì ưu thế lai ?
	a/ Cho các cây F1 lai với nhau.
b/ Nhân giống vô tính.
	c/ Cho các cây lai F1 tự thụ phấn bắt buộc.
d/ Aùp dụng công nghệ kĩ thuật gen.
9 / Môi trường là:
a/ Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.	
 	b/ Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.
	c/ Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật.
	d/ Các yếu tố về nhiệt độ ,độ ẩm.
10 / Thí dụ dưới đây biểu hiện mối quan hệ đối địch là :
a/ Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y.
b/ Cáo đuổi bắt gà.
	c/ Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu.
d/ Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ
11 / Để tạo ưu thế lai phương pháp được dùng phổ biến nhất là:	
	a/ Lai khác dòng.	b/ Lai kinh tế.
	c/ Lai khác thứ.	d/ Lai phân tích. 
12 / Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là :
	a/ Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
	b/ Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng .
	c/ Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể.
	d/ Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn. 
13 / Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:
	a/ Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể. 
	b/ Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể	
c/ Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
	d/ Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
14 / Trong hệsinh thái, hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?
	a/ Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp .
	b/ Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
	c/ Phân giải xác động vật và thực vật.
	d/ Không tự tổng hợp chất hữu cơ.
15 / Lưới thức ăn là :
	a/ Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	b/ Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái .
	c/ Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có những mắt xích chung trong hệ sinh thái.
	d/ Tập hợp các quần xã sinh vật.
16 / Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:
	a/ Mật độ của dân số trên một khu vực nào đó.
b/ Tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong.
	c/ Tỷ lệ giới tính .
	d/ Mật độ và lứa tuổi trong quần thể.
17 / Hãy chọn câu dúng trong đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một 
 chuỗi thức ăn :
	a/ SV sản xuất à SV phân giải à Svtiêu thụ .
	b/ SV tiêu thụ à SV sản xuất à SV phân giải.
	c/ SV sản xuất à SV tiêu 	thụ à SV phân giải.
	d/ SV phân giảià SV sản suất à 	 SV tiêu thụ.
18 / Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn ?
	a/ Cây xanh và động vật.
	b/ Cây xanh và sinh vật tiêu thụ .
	c/ Động vật, vi khuẩn và nấm.
	d/ Cây xanh, vi khuẩn và nấm.
19 / ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở kiểu gen nào sau đây ? 
 	a/ aabbcc	b/ AaBbCc.
	c/ Aabbcc.	d/ AaBbcc.
20 / Kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống làm suy thoái nòi giống vì :
	a/ Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài.
b/ Dễ làm xuất hiện các bệnh và tật di truyền.
	c/ Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình.
	d/ Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng.	
21 / Nguyên nhân di truyền chủ yếu của hiện tượng ưu thế lai là do :
a/ Con lai F1 tập trung nhiều gen trội quí có lợi của bố và mẹ.
	b/ Con lai F1 sinh ra mang nhiều cặp gen hơn bố mẹ.
	c/ Con lai F1 có nhiều cặp gen đồng hợp hơn bố mẹ .
	d/ Con lai F1 có ít cặp gen dị hợp hơn bố mẹ.
22/ Cách làm nào sau đây được gọi là lai kinh tế?
	a/ Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua 5-7 thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm.
	b/ Lai xa giữa hai loài khác nhau rồi dùng con lai xa làm giống .
	c/ Lai giữa các dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
	d/ Lai giữa các dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm giống.
23 / Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh ?
	a/ Tài nguyên rừng.	b/ Tài nguyên đất.
	c/ Tài nguyên khoáng sản.	d/ Tài nguyên sinh vật.
24 / Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây ?
	a/ Tài nguyên không tái sinh.
	b/ Tài nguyên tái sinh.
	c/ Tài nguyên tự nhiên.
d/ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
25 / Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:
	a/ Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu .
	b/ Các chất thải từ sinh vật như phân , xác chết, rác bệnh viện.
	c/ Các vụ thử vũ khí hạt nhân .
	d/ Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường.
26 / Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:
	a/ Do các loài sinh vật trong các quần xã sinh vật tạo ra.
	b/ Các điều kiện của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai.
	c/ Tác động của con người.
	d/ Sự thay đổi của khí hậu.
27 / Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:
	a/ Hoạt động hô hấp của con người và động vật.
	b/ Quá trình đốt cháy các nhiên liệu.
	c/ Hoạt động quang hợp của cây xanh.
	d/ Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn.
28 / Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch ?
	a/ Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất.
	b/ Dầu mỏ và khí đốt. 
	c/ Than đá và nguồn khoáng sản kim loại.
	d/ Dầu mỏ , thuỷ triều, khí đốt.
29 / Quan hệ nào dưới đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài?
	a/ Hổ đuổi bắt nai.
	b/ Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y.
	c/ Sự cạnh tranh nguồn thức ăn, ánh sáng giữa lúa và cỏ dại.
	d/ Giun đũa sống trong ruột của người.
30 / Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật ?
	a/ Các cây xanh sống trong một khu rừng.
	b/ Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ.
	c/ Các cá thể chuột sống trên một đồng lúa.
	d/ Các cá thể rắn hổ mang sống ở các hòn đảo cách xa nhau. 
31 / Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là :
	a/ Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.
	b/ Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen ,kiểu hình.
	c/ Cho năng suất cao hơn thế hệ trước.
	d/ Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu.
32 / Biểu hiện của hiện tượng thoái hoá giống là:
	a/ Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúngï.
b/ Con lai có sức sống kém dần.
	c/ Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
	d/ Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.
33 / Nguồn nước nào sau đây nếu bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người :
	a/ Nước ao, hồ.	b/ Nước sông suối.
	c/ Nước ngầm.	d/ Nước biển.
34 / Tác dụng chủ yếu của thảm thực vật là :
	a/ Chống sói mòn, giữ ẩm cho đất, tạo độ phì nhiêu cho đất.
	b/ Làm thức ăn cho các động vật sống trong đất.
	c/ Tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động .
	d/ Tạo điều kiện cho sự đi lại của động vật.
35 / Trạng thái cân bằng của quần thể là:
	a/ Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể.
	b/ Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở trong quần thể. 
c/ Khả năng tự điều chỉnh mật độ ở mức cân bằng.
d/ Khả năng sinh sản của các cá thể.	
36 / Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:
	a/ Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã.
	b/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
	c/ Sự khác biệt về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã.
	d/ Biến động về mật độ cá thể trong quần xã.
 37 / Nhân tố sinh thái con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì :
a/ Con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo thiên nhiên.
	b/ Con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
	c/ Con ngưòi có tiếng nói làm phương tiện giao tiếp.
 	d/ Con ngưòi gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến điều kiện sống của các sinh vật khác.
38 / Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn dịnh là do :
	a/ Quần thể đó tự điều chỉnh.
	b/ Quần thể khác trong quần xã khống chế, điều chỉnh nó.
	c/ Khi số lượng cá thể quá nhiều thì tự chết.
	d/ Do sự đấu tranh sinh tồn của các sinh vật.
39 / Trong chuỗi thức ăn , sinh vật cung cấp là loại sinh vật nào sau đây :
	a/ Nấm và vi khuẩn.
	b/ Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
	c/ Động vật ăn thực vật.
	d/ Các động vật ký sinh.
40 / Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là :
	a/ Tăng sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể.
	b/ Tăng sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể. 
c/ Tăng tỉ lệ đồng hợp vàgiảm thể dị hợp trong quần thể.
	d/ Tăng khả năng xuất hiện đột biến gen. 
41 / Từ thế hệ F2 trở đi, ưu thế lai giảm dần và để khắc phục tình trạng này đồng thời để duy trì ưu thế lai , người ta dùng phương pháp :
	a/ Nhân giống vô tính .	b/ Lai kinh tế.
	c/ Giao phối ở vật nuôi.	d/ Giao phấn ở cây trồng.
42 / Cách làm:” Dùng con cái tốt nhất thuộc giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại, con đực cao sản được dùng liên tiếp qua 4- 5 thế hệ “. Đây được gọi là :	a/ Lai kinh tế .	b/ Ưu thế lai .
	c/ Lai cải tạo giống. 	d/ Lai xa.
43/ Ưu thế lai thể hiện rõ nhất thông qua:
 a/ Lai gần. b/ Lai khác dòng. c/ Lai khác thứ d/ Lai khác loài.
44/ Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa:
a/ Tận dụng ưu thế lai trong sản xuất .
b/ Tạo ra các dòng thuần chủng để làm giống .
c/ Củng cố một tính trạng nào đó mà con người ưa chuộng.
d/ Cải tiến một giống lai nào đó.
45/ Lai kinh tế được thực hiện bằng cách:
 a/ Cho giao phối cận huyết rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
 b/ Tự thụ phấn ở cây trồng rồi dùng cây lai làm sản phẩm.
 c/ Lai giữa hai giống khác nhau rồi dùng F1 làm giống.
 d/ Lai giữa hai dòng thuần khác nhau rồi dùng F1 làm sản phẩm.
46/ Trong kỹ thuật cấy gen thể truyền được sử dụng là:
 a. Vi khuẩn E.coli. b. Plasmit. c. Plasmit hoặc E.coli. d. Plasmit hoặc thể thực khuẩn.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
 CÂU 1 d, 2 a, 3 b, 4 c, 5 d, 6 c, 7 a, 8 b, 9 a, 10 b, 11 a, 12 c, 13 b, 14a.
 15 c, 16 b, 17 c, 18 d, 19 b, 20 b, 21 a, 22c, 23 b, 24 d, 25 b, 26 c.
 27 b, 28 a, 29 c, 30 c, 31 d, 32 b, 33 c, 34 a, 35 c, 36 b, 37 a, 38 a, 
 39 b, 40 c, 41 a, 42 c. 43b, 44a, 45d, 46d
II / Tự luận : 
 1/ Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, tho,û dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
	a/ Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
	b/ Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã nêu trên ?
2/ Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì ?
3/ Giới hạn sinh thái là gì ? Nêu ví dụ về giới hạn sinh thái của một loài sinh vật mà em biết ?
4 / Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống?
5/ Ưu thế lai gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?	
6/ Hãy nêu vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ?
7/ Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nêu một số biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm môi trường ?
8/ Hãy giải thích nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc trừ sâu sau khi ăn rau quả vàbiện pháp phòng tránh?
9 / Kể tên các nguồn tài nguyên tái sinh? Hãy nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ? 
10 / Trình bày khái niệm và các thành phần của một hệ sinh thái? 
 11 / Giữa các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh với nhau trong những điều kiện nào ? Nêu ý nghĩa của mối quan hệ đó?
ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN.
 Câu 1: a/ Xếp các sinh vật trên theo các thành phần của hệ sinh thái:
Thành phần vô sinh: Không khí, độ ẩm, nhiệt độ, mưa, gío…
Sinh vật sản xuất : Cỏ.
Sinh vật tiêu thụ : Sâu , thỏ, dê, mèo rừng, hổ,chim…
Sinh vật phân giải: Vi sinh vật.
 b/ Vẽ lưới thức ăn của quần xã (Bài tập 2 Trang 153 SGK ).
 Câu 2: Phần 3 bài 48 SGK.
 Câu 3: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
 Ví dụ : - Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là từ 5 đến 42 độ.
Giới hạn về nhiệt độ của vi khuẩn suối nước nóng là từ o à 90 độC
 Câu 4 : Trên cơ thể động, thực vật là những thể dị hợp về nhiều gen. Ở kiểu gen dị hợp , các gen lặn thường là gen xấu không có điều kiện biểu hiện kiểu hình do bị gen trội lấn át. Khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở vật nuôi, tức cho kiểu gen dị hợp lai với nhau. Do quá trình phân ly và tổ hợp của gen lặn, dẫn đến ở đời con càng về sau có tỷ lệ đồng hợp l xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó có thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu, gây nên hiện tượng thoái hoá giống.
 Câu 5: - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng, thể hiện ở các đặc điểm như sau : Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt với Các điều kiện của môi trường; Các tính trạng hình thái và năng suất đều cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. 
 -Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
 * Nguyên nhân : Con lai F1 tập trung nhiều gen trội quí trong kiểu gen do đó biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài các đặc điểm tốt của bố và mẹ.
Ví dụ : Một dòng mang 2 gen trội lai với một dòng mang 1 gen trội có lợi, con lai sẽ mang 3 gen trội có lợi.: P : AAbbCC x aaBBcc à F1 : AaBbCc.
- Từ thế hệ thứ hai trở đi ưu thế lai giảm dần. Người ta không dùng con lai F1 làm giống là vì F1 mang các cặp gen dị hợp, các gen lặn có trong F1 không biểu hiện được nhưng nếu cho F1 làm giống lai với nhau thì từ F2 trở đi, các gen lặn có hại có điều kiện tổ hợp với nhau tạo ra kiểu gen đồng hợp lặn và biễu hiện kiểu hình xấu.
 Câu 6: 
 Ngày nay, với sự hiểu biết ngày càng tăng con người đã và đang ra sức tìm ra những biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trương tự nhiên, những biện pháp chính là: 
Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
 Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ các loài sinh vật.
Kiểm soát va’giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động khoa học của con người đã góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng ,vật nuôi có năng suất cao.
 Câu 7: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lý, hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác động bất lợi đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
 + Các biện pháp cần thực hiện để hạn chế ô nhiễm là :
Cần tiến hành nhiều biện pháp trong đó có các biện pháp cơ bản sau :
Xử lý chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt.
Cải tiến công nghệ sản xuất để hạn chế ô nhiễm.
Sử dụng các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường ( Ví dụ: SGK )
Trồng cây gây rừng để điều hoà khí hậu.
Xây dựng nhiều vành đai xanh, nhiều công viên trong thành phố, khu công nghiệp…
Giáo dục để nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường.
Câu 8: Việc ngộ độc thuốc trừ sâu sau khi ăn rau quả xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân thuộc về người sản xuất . Cụ thể là do các NN sau :
Do dùng sai thuốc , hoặc dùng thuốc không đảm bảo chất lượng.
Do dùng quá liều chỉ định, hoặc phun thuốc trước khi thu hoạch trong thời gian quá ngắn dẫn đến thuốc còn tích luỹ lại trong rau quả không phân huỷ hết và gây ngộ dộc.
Do người mua về rửa rau quả không sạch, không ngâm thuốc sát trùng trước khi ăn
 + Cách phòng tránh ( SGK) 
 Câu 9 : +Các nguồn tài nguyên tái sinh :Nước ,Đất , rừng , sinh vật.
	+ Các biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật là: 
Bảo vệ các khu rừng già đầu nguồn.
Trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật .
Xây dựng các khu bảo tồn , các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.
Không săn bắt ccá động vật hoang dã và không khai thác quá mức các loài sinh vật.
Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của các loài động ,thực vật.
 Câu 10 :
Hệ sinh thái là bao gồm các quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng gọi là sinh cảnh. Trong HST các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
 Các thành phần cấu tạo của một HST là: Các thành phần không sống. Ví dụ SGK.
Sinh vật sản xuất là thực vật. Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. Sinh vật phân giảinhư nấm ,vi khuẩn, giun….
 Câu 11 : SGK sinh 9.

File đính kèm:

  • docNGAN HANG cau hoi sinh hoc 9HK 2.doc