Ngân hàng đề thi Vật lý môn Vật lý 6 - Chương 1: Cơ học

doc38 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng đề thi Vật lý môn Vật lý 6 - Chương 1: Cơ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CẦN ĐƯỚC
NGÂN HÀNG ĐỀ THI VẬT LÝ
MÔN VẬT LÝ 6
Chủ đề: Đo lường
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
A TRẮC NGHIỆM
Mức độ nhận biết
Câu hỏi 1: Trên các thước đo độ dài, các vạch chia phải mảnh là để làm gì?
Đảm bảo mĩ thuật.
Tăng độ chính xác của phép đo.
Tiết kiệm sơn in.
Cả A và C.
Phương án trả lời: B
 Câu hỏi 2: Độ chính xác của phép đo độ dài phụ thuộc chủ yếu vào các đại lượng nào của thước đo ?
Giới hạn đo.
Độ chia nhỏ nhất.
Độ mảnh của các vạch chia.
Cả A, B và C
Phương án trả lời : B
Câu hỏi 3: Đổi 2,05 km ra m ta được kết quả là :
A.25m
B. 2500m
C. 2050m 
D. 20500m
Phương án trả lời: C.
Câu hỏi 4: Viết các đơn vị độ dài sau đây ra centimét.
A. 3,4m B. 17dm C. 1,8mm. D. 28km.
Phương án trả lời: 
a. 3,4m =340cm. b.17dm = 170cm 
 c.1,8mm= 0,18cm d. 28km = 2800000cm
Câu hỏi 1: Đổi 543 cm3 ra lít ta được kết quả;
A. 5,43 lít
B. 54,3lít
C. 0,0543lít 
D. 0,543lít
Phương án trả lời: D.
Câu hỏi 5: Để đo thể tích của nửa lí cồn ta nên dùng bình chia độ có
GHĐ 500 cm3, ĐCNN 2 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
GHĐ 500 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 10 cm 2.
GHĐ 1000 cm3, ĐCNN 1 cm3 và diện tích tiết diện 5 cm 2.
Phương án trả lời: D
Câu hỏi 6: Dùng bình chia độ và bình tràn có thể đo dược thể tích của vật nào sau đây?
A. một gói bông.
B. Một túi gạo
C. Một cái mũ vải. 
D) Một viên sỏi.
Phương án trả lời: D
Câu hỏi 7: Dùng bình chia độ và bình tràn đo thể tích của một hòn đá. Thể tích hòn đá là:
A. Thể tích nước trong bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
D. Cả A; B; C đều sai.
Phương án trả lời: C
Câu hỏi 8: Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước, chìm hoàn toàn trong nước thì thể tích vật rắn có giá trị bằng
Số đo mức nước trong bình.
Số đo mức nước trong bình sau khi thả vật.
Hiệu số đo mức nước trong bình trước và sau khi thả vật vào bình.
Trung bình cộng giữa các số đo mức nước trong bình trước và sau khi thả vật vào bình. 
Phương án trả lời: C
Câu hỏi 9: Trên hộp sữa bột có ghi: “khối lượng tịnh 400 g ”. Số đó chỉ
A. Thể tích của hộp sữa.
B. Khối lượng của hộp sữa.
C. Khối lượng của bột sữa trong hộp.
D. Sức nặng của hộp sữa.
Phương án trả lời: C
Câu hỏi 10: §¬n vÞ nµo kh«ng dïng ®Ó ®o khèi l­îng
A) T¹ 
B) N
C) g
D) mg
Phương án trả lời: B
Câu hỏi 3: §æi 55 g ra kg ta ®­îc kÕt qu¶
A) 0,055kg
B) 0,55kg
C) 5,5kg 
D) C¶ A,B,C ®Òu sai
Phương án trả lời: A
Câu hỏi 11: Khi nói về lực, cách nói chính xác là:
 A.Lực xuất hiện khi hai vật tiếp xúc nhau.
 B.Lực không xuất hiện khi hai vật không tiếp xúc nhau.
 C.Lực không thể tồn tại ngoài vật thể
 D.Cả A,B và C đều đúng
Phương án trả lời: C.
Câu hỏi 12: Một cầu thủ đá quả bóng đang nằm yên trên sân, làm cho quả bóng
Biến đổi chuyển động.
Biến dạng.
 Biến đổi chuyển động và biến dạng.
Không bị biến dạng và chỉ biến đổi chuyển động.
Phương án trả lời: C.
Câu hỏi 13: Trường hợp nào sau đây vật đồng thời biến đổi chuyển động và biến dạng?
Chiếc xe khách đang rẽ trái.
Tấm ván mỏng bắc làm cầu khi có người đi qua.
Trái dừa rụng xuống đất.
Viên bi sắt đặt gần thanh nam châm.
Phương án trả lời: B
B. TỰ LUẬN
CÂU HỎI NHẬN BIẾT.
Câu 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì? Các đơn vị đo độ dài khác khác thường dùng là đơn vị nào?
TL:Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta là mét kí hiệu là m
 	km, hm, dam, dm, cm ,mm,.. 
Câu 2:Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước ?
TL: Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước 
 Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
Câu 3:.Đơn vị đo thể tích thường dùng là đơn vị nào? Hãy kể tên các đơn vị đo thể tích khác? 
TL: Đơn vị đo thể tích thường dùng là lít và mét khối 
 Các đơn vị đo thể tích khác là: dm3,cm3,mm3, 
Câu 4: Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ? 
TL: -GHĐ: là thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ 
 -DCNN: là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình chia độ. 
Câu 5:Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ?
 TL :Thả vật rắn vào trong bình chia độ có chứa chất lỏng, thể tích phần chất lỏng dâng lên là thể tích của vật. 
Câu 6: Thế nào là giới hạn đo của thước, độ chia nhỏ nhất của thước?
Đáp án: Giới hạn đo của thước độ dài lớn nhất được ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chi liên tiếp trên thước
Câu 3: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì?
Đáp án: Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối ( m3) và lít (l)
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, các loại ca đong, bơm tiêm.....
Câu 7: Đo thể tích vật rắn không thắm nước bằng bình tràn cần thực hiện như thế nào?
 TL: Thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích vật .(
Câu 8:Khối lượng một chất cho biết gì? Đơn vị đo khối lượng? Kí hiệu?
 TL: Khối lượng của một vật cho biết lượng chất chứa trong vật 
	 Đơn vị: ki lô gamKí hiệu: kg 
Câu 9: Đo khối lượng bằng dụng cụ nào?Kể tên 4 loại cân khác cân Rôbécvan mà em dã biết?(
 TL: Đo khối lượng bằng cân
 Cân đòn, cân tạ, cân y tế, cân đồng hồ 
Câu 10: Kể tên một số dụng cụ đo thể tích mà em biết? 
 TL: Một số dụng cụ đo thể tích là: ca đong, bình chia độ và những dụng cụ có ghi sẵn dung tích.
Câu 11: Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thắm nước? Kể tên
 TL:Có hai cách đo thể tích vật rắn không thắm nước 
1.Dùng bình chia độ( nếu vật bỏ lọt vào bình chia độ
2.Dùng bình tràn( nếu vật không bỏ lọt vào bình chia độ). 
Câu 12: Em hãy nêu cách đo thể tích chất lỏng?
Đáp án: - Ước lượng thể tích cần đo.
- Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt bình chia độ thẳng đứng.
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với độ cao mực chất lỏng.
Câu 13: Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Đáp án: * Dùng bình chia độ:
Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. (V vật = V2 - V1) 
* Dùng bình tràn:
Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Câu 14: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là gì? Khối lượng của một vật chỉ gì chứa trong vật?
Đáp án: Kilôgam ( kg). Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Câu 15: Để đo khối lượng người ta sử dụng dụng cụ đo nào? Nêu cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật?
Đáp án: - Để đo khối lượng người ta dùng cân.
- Cách dùng cân Rôbécvav để cân một vật:
+ điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa đó là việc điều chỉnh số 0.
+ đặt vật đem cân lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chi độ.
+ Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật đem cân.
Chủ đề: Lực và khối lượng
Câu 1: Thế nào là lực?Kể các phần tử của một lực ? 
TL:Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực(
Các phần tử của lực : phương, chiều, độ lớn
 Cậu 2 :Do đâu mà ta nhận biết được hai lực cân bằng ? Phương chiều và độ mạnh của hai lực cân bằng ra sao ? 
TL :
Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật vẫn đứng yên, thì hai lực cân bằng 
 Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều
Câu 3 : Hãy kể các kết quả do tác dụng của một lực vào một vật ? 
 	TL :
Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm làm biến đổi chuyển động vật B hoặc làm biến dạng vật B.(
 Hai kết quả này có thể cùng xảy ra
Câu 4 : Trọng lực là gì ? Phương , chiều của trọng lực ?
 	TL :
Trọng lực là lực hút của Trái Đất
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất
Câu 5 : Trọng lượng là gì ?Quả cân nặng 100 g có trọng lượng là bao nhiêu ? 
TL :Trọng lượng là cường độ của trọng lực
 Trọng lượng của quả cân 100g là 1N
Câu 6 : Đơn vị lực ? Kí hiệu ? 
 TL :Đơn vị lực là NiutơnKí hiệu: N.
Câu 7 : Lò xo là một vật có tính chất gì ? Tại sao ? 
TL :Lò xo là một vật đàn hồi. 
Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trờ lại bằng chiều dài tự nhiên
Câu 8 :Lực đàn hồi của lò xo sinh ra trong điều kiện nào ?Lực đàn hồi có đặc điểm gì ? 
TL :Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc( hoặc gắn) với hai đầu của nó. 
Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 9 :Độ biến dạng của lò xo được tính như thế nào ? Nêu công thức tính ? 
TL :Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo : l – l0( 
Câu 10 :Lực kế là dụng cụ dùng để làm gì ? Kể các bộ phận của lực kế ? 
TL :
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực
Các bộ phận của lực kế : lực kế có một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị.
Kim chỉ thị chạy trên mặt bảng chia độ
Câu 11: Lực là gì? Thế nào là 2 lực cân bằng?
Đáp án: - Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là 2 lực cân bằng. Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 12: Lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những tác dụng gì? Cho VD?
Đáp án: Lực tác dụng vào vật làm vật bị biến đổi chuyển động, hoặc làm nó biến dạng, hoặc cả 2
VD: Tác dụng lực làm vật bị biến đổi chuyển động: Hòn bi đang đứng yên, ta dùng tay đẩy hòn bi lăn đi.
Tác dụng lực làm vật bị biến dạng: Dùng tay kéo là xo dãn dài ra.
Tác dụng lực làm vật vừa bị biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng: cầu thủ đá quả bóng.
Câu 13: để đo khối lượng ta dùng dụng cụ gì? Đơn vị đo khối lượng là gì?
Trả lời: 
Để đo khối lượng ta dùng cân.
Đơn vị đo khối lượng là khi1logam (kg).
Câu 14: Để đo cường độ của lực ta dùng dụng cụ gì? Đơn vị đo cường độ lực là gì?
Trả lời: 
Để đo cường độ lực ta dùng dụng cụ là lực kế.
Đơn vị để đo cường độ lực là Niu-tơn (N)
Câu 15: Trọng lực, trọng lượng của một vật là gì? Phương và chiều của trọng lực? Đơn vị lực là gì? 
Đáp án: -Trọng lực là lực hút của Trái Đất. cường của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
-Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống ( hướng về phía Trái Đất)
-Đơn vị lực là Niutơn kí hiệu N
Câu 16: Thế nào là lực đàn hồi? Nêu đặc điểm của nó?
Đáp án: - Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng được gọi là lực đàn hồi.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Câu 17: Để đo lực người ta dùng dụng cụ nào? Nêu công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật?
Đáp án: -Để đo lực người ta dùng lực kế.
-Công thức: P = 10.m
Trong đó: P: Trọng lượng ( N); m: Khối lượng ( kg)
Câu 18: Khối lượng riêng của một chất là gì? Công thức tính?
Đáp án: -Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-Công thức : D = 
Trong đó: D: Khối lượng riêng (kg/m3)
 m: Khối lượng ( kg)
 V: Thể tích ( m3)
Câu 19: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Công thức tính?
Đáp án: -Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
-Công thức : d = 
Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m3)
 P: trọng lượng ( N)
 V: Thể tích ( m3)
Chủ đề 3 : Máy cơ đơn giản
Câu 1: Muốn kéo vật có trọng lượng P lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ như thế nào so với trọng lượng của vật? 
TL:Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật
Câu 2: Máy cơ đơn giản giúp ích gì cho chúng ta? Có những loại máy cơ đơn giản nào? 
TL:Máy cơ đơn giản giúp cho chúng ta thực hiện công việc dễ dàng hơn.
Có những loại máy cơ đơn giản sau đây: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Câu 3: Mặt phẳng nghiêng có cấu tạo như thế nào? Tác dụng của mặt phẳng nghiêng? 
TL:Mặt phẳng nghiêng là một tấm ván hay một vật cứng nào đó có mặt phẳng, đặt nghiêng so với mặt đất và người ta có thể kéo một vật khác trên mặt nghiêng đó. 
Tác dụng
Giúp ta kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. và thay đổi phương của lực kéo 
 CÂU HỎI MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
CHỦ ĐỀ 1: Đo lường
 Câu 1 :Khi dùng thước đo độ dài của một vật cần theo những bước nào?
TL:
Ước lương độ dài cần đo. 
Chọn thước có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp. 
Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số không của thước. 
Đặt thước nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. 
Câu 2:Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết. Tại sao lại có nhiều loại thước khác nhau như vậy?
TL:
Thước kẻ, thước thẳng, thước cuộn (dây), thước cặp(
 V ì để chọn thước thích hợp cho phù hợp với từng độ dài cần đo 
Câu 3: Đổi đơn vị
a.10m =cm	b.500dm =.m
c.1,8km =m	d.0,9 cm =..mm
TL:
a.10m = 1000cm	b.500dm= 50m	
c.1,8km=1800m	d.0,9cm=9mm	
Câu 4 : Đổi đơn vị
a.1000ml = .lít	b.500dm3 =.m3
c.1800ml =cc	d.0,8 m3 = dm3
TL: 
 a.1000ml =1 lít	 b.500dm3 =0,5m3
 c.1800ml =1800cc()	d. 0,8m3 = 800dm3
 Câu 5: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ phải thực hiện như thế nào?
TL:
Ước lượng thể tích cần đo.
Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN phù hợp. 
Đặt bình chia độ thẳng đứng
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. 
 Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất.) 
Câu 6: Người ta đo thể tích của một lượng dầu gần đầy chai 0,5 lít.người ta phải chọn bình chia độ có GHĐ tối thiểu là bao nhiêu? 
TL:Chọn bình chia độ có GHĐ tối thiểu là 0,5 lít. 
Câu 7: Khi đo thể tích của chất lỏng em cần chọn dụng cụ đo như thế nào?
TL: Khi đo thể tích chất lỏng cần chọn bình chia độ có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp.
 Câu 8: Một bình chia độ có chứa chất lỏng với thể tích ban đầu là V1 = 50cm3. Người ta bỏ vào trong bình chia độ đó một hòn đá thì thấy thể tích trong bình lúc này là V2 = 80cm3. Hãy tính thể tích của hòn đá.
TL:
Thể tích hòn đá
V = V2 – V1 
 =80cm3 – 50cm3 = 30cm3
 Câu 9:Trình bày cách đo khối lượng của một vật bằng cân Robécvan?
TL:
 Cách đo
Thoạt tiên phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng kim cân chỉ đúng vạch giữa.Đó là việc điều chỉnh số 0. 
Đặt vật đem cân lên một đĩa cân. 
Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp. 
Điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm thăng bằng kim cân chỉ đúng giữa bảng chia độ. 
Tổng khối lượng của các quả cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân. 
 Câu 10: Trên túi bột giặt Omo có ghi 4,5kg, số đó chỉ gì?
	Trên vỏ hộp sữa có ghi 397g, con số đó chỉ gì?
TL:
 Trên túi bột giặt có ghi 4,5kg con số này chỉ lượng bột giặt chứa bên trong túi.
	Trên vỏ hộp sữa ghi 397g con số này chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
Câu 11::Thực hiện đổi đơn vị
18 kg =..g. 	1,5kg =hg
0,59 tấn =kg	250 g =kg.
TL: 
18 kg = 18000 g 250g = 0,25 kg. 
	1,5 kg = 15hg(
	0,59 tấn = 590kg
Câu 12
Trong các thước sau đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài quyển sách vật lí 6?
Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
Thước cuộn có GHĐ 30cm và ĐCNN 1cm
Thước dây có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm
Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
- Câu a
Câu 13 
Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:
a. 1m3 =  dm3
b.500 ml= ..l
c. 2,5 l =..cc
- a: 1000 dm3
- b: 0,5 l
- c.: 2500cc
Câu 14: Đổi một số đơn vị sau:
1l =.............dm3 = ..............cm3
1ml =..........cm3 = ...........cc
0,3 cm3 = ..........m3
520 mm3 =................cm3
Đáp án: 	1l = 1dm3 = 1000 cm3
1ml = 1cm3 = 1cc
0,3 cm3 = 0,0000003m3
520 mm3 =0,5cm3
Câu 15: Tìm số thìch hợp điền vào chỗ trống:
0,05kg =........g
2g =.......kg
0,3 t = .........tạ
2450g =..........kg.
Đáp án: 	0,05kg = 50g
2g =0,002kg
0,3 t = 3 tạ
2450g = 2,45kg.
Câu 16: Trên hộp sữa có ghi 397g số đó chỉ gì?
Đáp án: Khối lượng của sữa chứa trong hộp là 397g
Câu 17. Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?
Đáp án: - Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
 - Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.
Câu 18. Trong các sự vật và hiện tượng sau , em hãy chỉ ra :Vật nào đã tác dụng lực , vật nào bị tác dụng lực, và kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị tác dụng lực ?
 a/Quả bóng bị bẹp khi đập quả bóng vào tường 
 b/Một chiếc xe đạp đang chạy, bỗng hãm phanh, xe dừng lại
Đáp án: a/ Vật đã tác dụng lực: tay của bạn học sinh
Vật bị tác dụng lực: quả bóng
Kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị tác dụng: quả bóng bị biến dạng
a/ Vật đã tác dụng lực: tay của bạn học sinh
Vật bị tác dụng lực: bánh xe
Kết quả mà lực đã gây ra cho vật bị tác dụng: xe bị biến đổi chuyển động
Câu 19: Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quả cầu?
Đáp án: Trái Đất và sợi dây đã tác dụng lực lên quả cầu.
- Lực hút của Trái Đất và lực căng của sợi dây cân bằng nhau, kết quả là quả cầu đứng yên.
Câu 20 Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau?
Đáp án: Đinh, búa, tay và một phần của bức tường tác dụng lẫn nhau.
Câu 8: Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu gắn với một điểm cố định, đầu còn lại gắn với một quả nặng thì chiều dài của lò xo là 40cm. Tính độ biến dạng của lò xo?
Đáp án: Độ biến dạng: 40cm – 30cm = 10cm 
Câu 21. Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?
Đáp án: Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc (đứng yên).
Câu 22: Một vật có khối lượng 500g. Trọng lượng của vật đó là bao nhiêu?
Đáp án: 	m=500g =0,5kg Trọng lượng của vật:
P=? (N) P=10m = 10.0,5 = 5N
Câu 23: Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là gì?
Đáp án: Có nghĩa là 1m3 sắt nguyên chất có khối lượng là 7800kg.
Câu 24 Tại sao người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy từ lên hay xuống vỉa hè?
Đáp án: Người ta thường đặt một tấm ván giữa mặt đường và vỉa hè để đưa xe máy từ lên hay xuống vỉa hè vì, tấm ván đóng vai trò của mặt phẳng nghiêng nên có tác dụng thay đổi độ lớn và hướng của lực tác dụng vào xe máy.
Câu 25:Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc lại có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo?
Đáp án: Vì để cắt giấy, cắt tóc thì chỉ cần lực nhỏ và được lợi về đường đi: tay ta di chuyển ít mà tạo ra được vết cắt dài trên tờ giấy.
Câu 26: Giả sử em cần mua 5kg gạo. Người bán hàng làm sao lấy đủ 5kg gạo cho em?
TL: Người bán hàng dùng cân. Bỏ gạo lên cân nếu kim cân chỉ số ngay vạch 5kg là được. (1đ)
Câu 27: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5T. Số 5T có nghĩa là gì?
Đáp án: Số 5T cho biết rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.	
Câu 28: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước khi vật rắn bỏ lọt vào bình chia độ?
Đáp án:	- Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ. (V1)
- Thả chìm vật rắn vào bình chia độ. Đo thể tích lúc sau (V2)
	- Thể tích vật rắn bằng thể tích phần nước dâng lên, được tính theo công thức: 
 Vvrắn = V2 –V1
Chủ đề 2: Lực và khối lượng
Câu 1 :Cách đo lực bằng lực kế ?
TL :Thoạt tiên phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0. 
 Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. 
 Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo. 
 Câu 2: Một lò xo móc vào quả cân làm quả cân treo lơ lửng khi đó quả cân chịu tác dụng của những lực nào ? Em có nhận xét gì về những lực đó ?
TL:
Trọng lực, lực kéo lên của lò xo 
Hai lực này cân bằng nhau. 
Câu 3 : Khi đưa thanh nam châm lại gần quả nặng bằng sắt, quả nặng như thế nào?thanh nam châm tác dụng lực gì lên quả nặng? 
TL:
Quả nặng di chuyển về phía thanh nam châm. 
Thanh nam châm tác dụng lực hút lên quả nặng. 
Câu 4:Hai đội đang kéo co, nếu đội bên trái mạnh hơn thì sợi dây di chuyển theo hướng nào? Nếu đội bên phải nặng hơn thì sợi dây di chuyển theo hướng nào? Khi nào sợi dây đứng yên? Lúc đó lực tác dụng của hai đội lên sợi dây như thế nào ?
TL:
Dây di chuyển về phía đội bên trái. 
Dây di chuyển về phía đội bên phải. (
Khi hai đội mạnh bằng nhau thì dây đứng yên. 
Lúc đó lực tác dụng của hai đội lên sợi dây là hai lực cân bằng
Câu 5:Chiếc tàu hỏa đang chạy các toa tàu di chuyển được là do lực nào tác dụng lên? Lực đó do vật nào gây ra? 
TL:
Lực kéo 
Lực này do đầu tàu gây ra. ( 
 Câu 6: Tại sao khi ta ấn đầu ngón tay xuống mặt bàn thì đầu ngón tay bị bẹp lại ?
TL:Vì mặt bàn tác dụng lực vào ngón tay làm ngón tay bị biến dạng.
Câu 7: Nêu 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động của vật ?
TL:
Vd 1 Quả bóng đang đứng yên dùng chân sút quả bóng chuyển động
Vd 2 Quạt máy đang quay nhanh ta ấn nút giảm xuống làm quạt máy quay chậm hơn 
Câu 8: Nêu 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng ?
TL :
Dùng tay bóp viên đất nặng, viên đất bị bẹp
Bóp mạnh bông bảng, bông bảng bị biến dạng
Câu 9 :Nêu 2 ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật vừa bị biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng ?
TL :
Tống viên đất nặng vào tường, viên đất bị bẹp đồng thời bám chặt vào tường không chuyển động nữa. .
Dùng chân sút quả bóng, quả bóng bay đi đồng thời bị biến dạng. 
Câu 10 : Tại sao khi vo tròn viên đất nặng ném vào tường thì viên đất bị bẹp đồng thời bị dính vào tường ?
TL :Vì lực tác dụng của tường lên viên đất làm cho viên đất không chuyển động nữa đồng thời bị bẹp
 Câu 11:Một khối sắt có khối lượng là 5 tấn. Hỏi có lực hút của trái đất tác dụng lên khối sắt không? Nếu có thì lực đó có cường độ là bao nhiêu là bao nhiêu?
TL:Lực hút trái đất tác dụng lên khối sắt  với cường độ: 50000(N).
Câu 12:Trong các vật sau đây vật nào có tính chất đàn hồi: dây cao su, viên đất sét, tấm kính, lò xo, quyển sách, quả bóng đá, cây thước?
TL:Những vật có tính chất đàn hồi: dây cao su, lò xo, quả bóng đá.
Câu 13: Hãy tìm 4 vật có tính chất đàn hồi giống như lò xo.
TL:Dây cao su, bông bảng, nệm mút, gối hơi, quả bóng cao su
Câu 14:
Một chiếc xe ô tô 2 tấn có trọng lương là bao nhiêu niu tơn?
Một bao gạo nặng 45 kg có trọng lượng là bao nhiêu?
TL:
Trọng lượng của xe tải là: 20000N 
Trọng lượng của bao gạo là 450N. 
Câu 15:Tại sao khi đo trọng lượng của một vật ta phải cầm lực kế ở tư thế thẳng đứng?
TL:Vì trong lượng bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. Mà trong lực có phương thẳng đứng nên phải cầm lực kế ở tư thế thẳng đứng. 
Câu 16:
Một vật có trọng lượng là 250N khối lượng của vật là bao nhiêu?
Thùng cát có trọng lượng là 34N, khối lượng của thùng cát là bao nhiêu?
TL:
Khối lượng của vật là 25kg. 
Khối lượng của thùng cát là 3,4kg. 
 Câu 17 : Hãy kể khối lượng riêng của 2 chất mà em biết ?
TL :
 khối lượng riêng của thuỷ ngân : 13600 kg/m3. 
khối lượng riêng của sắt : 7800 kg/m3. 
Câu 18: Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có ý nghĩa gì?
Đáp án: Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có ý nghĩa là 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg.
Câu 19: Tại sao đi lên dốc càng thoai thỏai càng dễ hơn?
Đáp án: Dốc càng thoai thỏai tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nên càng đỡ mệt.
Câu 20: Đặc điểm của lực đàn hồi? Sợi dây cao su và lò xo có tính chất gì giống nhau?
Đáp án: 	- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. 
	- Dây cao su và lò xo có cùng tính chất đàn hồi.
 CHỦ ĐỀ 3 : MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
Câu 1:Cần phải đưa một thùng hàng có trọng lượng 500N từ mặt đất lên sàn xe ô tô, nhưng một học sinh chỉ có thể kéo một lực tối đa là 300N. 
Nếu kéo trực tiếp vật lên, học sinh có thể thực hiện được không? Tại sao?
TL:
Không. 
Vì muốn kéo vật lên trực tiếp thì hs phải sử dụng lực ít nhất bằng trọng lượng vật. mà lực kéo của hs nhỏ hơn trọng lượng vật. 
Câu 2:Trong các công việc sau đây, theo em nên dùng loại máy cơ đơn giản nào?
Thợ nề kéo một xô vữa lên cao để xây.
Đưa một cái lốp xe nặng từ mặt đất lên sàn xe ô tô để xây.
Xê dịch một tảng đá nặng đến vị trí khác.
Đưa một thùng hàng lên tòa nhà cao tần.
TL:
Ròng rọc
Mặt phẳng nghiêng(
C. Đòn bẩy. 
d. Ròng rọc
Câu 3:Hai người cùng kéo một vật lên độ cao h nhưng bằng hai cách khác nhau:
Người thứ nhất kéo trực tiếp, người thứ hai kéo vật bằng mặt phẳng nghiêng
Hãy so sánh lực mà mỗi người đã dùng và quãng đường của vật đi trong hai trường hợp.
TL:Người thứ nhất dùng lực kéo lơn hơn so với người thứ hai. Nhưng trường hợp thứ nhất quãng đường vật đi ngắn hơn so với quãng đường trường hợp thứ hai. 
Câu 4: Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N từ mặt đất lên xe bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng 

File đính kèm:

  • docCHBT LI 6 CAN DUOC chua tham dinh.doc
Đề thi liên quan