Ngân hàng đề trắc nghiệm môn: Lý 6

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề trắc nghiệm môn: Lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng đề trắc nghiệm
Môn : Lý 6
I.Khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu1. Các chất khi nóng lên thì :
	a. Nở ra	b. Co lại
	c. Không nở.	d. Bình thường
Câu2. Các chất sau đây chất nào là chất khí ?
	a. Sắt 	b. Sứ	 	c. Xăng	d. Ôxy
Câu 3. Tại sao khi đun nước, em không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Để bếp không bị đè nặng.	 
Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.
Lâu sôi.	
Tổn củi.
Câu 4. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là gì ?
 a. Nóng chảy b. Đông đặc
 c. Ngưng tụ c. Bay hơi
Câu 5.Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi ?:
Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.
Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Xảy ra đồng thời trên mặt thóang và trong lòng chất lỏng.
Nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 6. Nước trong cốc bay hơi càng nhanh khi ?	
Nước trong cốc càng nhiều.
Nước trong cốc càng ít.
Nước trong cốc càng nóng.
Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng ?:
Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng tăng.	
Khối lượng và trọng lượng của chất lỏng giảm.	
Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.	
d. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 8. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng ?
	a. rắn, lỏng, khí. b. rắn, khí, lỏng.
	c. khí , lỏng, rắn. d. khí , rắn, lỏng
Câu 9 Đơn vị chính để đo khối lượng trong hệ SI là :
a. gam (g ) b. Niutơn (N)
c. tấn (T) d. kilôgam (kg)
Câu 10 Trên vỏ một hộp sữa bột có ghi 450g.Số đó cho biết gì?
a. Khối lượng của hộp sữa b.Trọng lượng của hộp sữa
c. trọng lượng của sữa trong hộp d. Khối lượng của sữa trong hộp 
Câu 11. Một quyển sách nằm yên trên bàn.Hỏi quyển sách có chịu tác dụng của lực nào không?
 	a. Không chịu tác dụng của lực nào. 
	b. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
	c. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực 
d.Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn
Câu12 Trong các dụng cụ sau đây , dụng cụ nào không phải coi là đòn bẩy?
a. Cái kìm b. Cái cân đòn
c. Cái cầu thang gác d. Cái kéo
Câu 13.Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn ?:
Khối lượng của vật tăng.	c. Thể tích của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật tăng.	d. Câu b,c đúng.
Câu 14 .Tại sao khi lợp nhà tole, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do ? 
Để tole ít bị thủng lỗ.	c. Để tole dễ dàng co dãn vì nhiệt.
Để tiết kiệm đinh	d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 15. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước thì nó phồng lên như cũ vì :
Nhựa nóng nên nở ra.	
Không khí bên trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra.
Cả 2 câu đều sai
Câu 16. Trên võ túi bột giặt OMO có ghi 500g .Số đó cho ta biết gì?
 a. Thể tích của khối bột giặt. b . Trọng lượng của khối bột giặt.
 c. Khối lượng riêng của khối bột giặt d. Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 17. Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3chứa 55cm3nước để đo thể tích của 1 hòn đá .Khi thả hòn đá vào bình ,mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3.Thể tích hòn sỏi là?
 a: 55cm3; b: 18cm3; 	
 c: 155cm3; d: 45cm3
Câu 18 Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3sau đây ,cách ghi nào là đúng?
 a: 18,50 cm3 ; b:18cm3; 
 b: 18,2cm3; d:18,5cm3
Câu 29. Trong số các thước sau đây, thước naò thích hợp nhất để đo độ dài sân trường?
 a. Thước thẳng có GHĐ: 1m, ĐCNN: 1mm	 
 b. Thước cuộn có GHĐ: 5m; ĐCNN: 5mm
 c. Thước day có GHĐ: 150cm; ĐCNN: 1mm. 
 d. Thước thẳng có GHĐ: 1m; ĐCNN: 1cm	
Câu 20: Cách nào sau đây làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
 a. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
 b. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
 c. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
 d. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
Câu 21.Lực có thể gây ra những tác dụng nào sau đây ?
 a. Làm cho vật đang đứng yên có thể chuyển động.
 b. Làm cho vật đang chuyển động có thể dừng lại.
 c. Làm cho vật có thể thay đổi hình dạng.
 d. Tất cả các tác dụng trên.
Câu 22 Lực quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
 a. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.
	b. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
 c. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
	d. Không có hiện tượng nào xảy ra cả
Câu 23. Tính khối lượng của 1 cái sập đá có thể tích 600dm3.Biết khối lượng riêng của đá là 2800kg/m3. Hãy chọn đáp số đúng?
 	a: 168000kg	 ;	b: 16800 kg	 ;	 c: 1680 kg	 ; d: 168kg
Câu 24. Lực nào trong số các lực sau đây là lực đàn hồi?
 	a. Lực mà đầu búa tác dụng vào đinh làm nó cắm sâu vào gỗ.
	b. Lực mà gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
	c. Lực mà một con sóng đập vào mạn thuyền làm nước bắn tung toé.
	d. Lực mà day cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
Câu 25. Để bê trực tiếp một bao xi măng có khối lượng 50kg, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau?
 	a: F= 500N; b: 50N < F < 500N ;	c: F= 50N ; d: F < 50N
Câu 26. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
 	a. Nhiệt kế rượu .	b.Nhiệt kế y tế.
 	c. Nhiệt kế thuỷ ngân.	d.Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 27.Trong các hiện tượng sau đây,hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
 	a. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.	b.Đúc chuông đồng .
 	c. Đốt ngọn nến 	d. Đốt ngọn đèn dầu.
Câu 28.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây thì cách sắp xếp nào là đúng :
 	a.Lỏng ,rắn ,khí .	b.Rắn, khí,lỏng .
 	c.Lỏng ,khí ,rắn.	d.Khí ,lỏng ,rắn.
Câu 29 Trong các vật sau đây vật nào được cấu tạo dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt ?
 	a.Quả bóng bàn .	b.Phích đựng nước nóng 
 	c.Băng kép.	d.Bóng đèn điện.
Câu 30. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì :
 	a.Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
 	b.Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
 	c.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
 	d.Rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
* Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong thí nghiệm về sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến vẽ ở hình dưới đây để trả lời các câu hỏi 31,32,33 
90
80
70
60
50
 0
5
10
15
20
25
30
35
40
 Nhiệt độ (0C)
	 Thời gian (Phút)
Câu 31.Băng phiến đông đặc trong khoảng thời gian nào?
 	a.Trong 5 phút cuối	b.Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15.
 	c.Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25	d.Từ phút thứ 25 đến phút thứ 35.
Câu 32. Thời gian nóng chảy của băng phiến kéo dài bao nhiêu phút :
 	a. 5 phút 	b. 10 phút 
 	c. 15 phút 	d. 20 phút 
Câu 33. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời gian nào ?
 	a. 5 phút đầu và 5 phút cuối 	b. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15
 	c. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25	d. Từ phút thứ 25 đến phút thứ 35.
Câu 34 Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ gọi là:
	a. Nhiệt độ	; 	 b. Nhiệt kế	; 	c. Nhiệt lượng ; 	d. Nhiệt giai ;
 Câu 35. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây,câu nào đúng?
a Nhiệt độ nóng chảy lớn hơn nhiệt độ đông đặc.
b Nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn nhiệt độ đông đặc.
c Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
d Nhiệt độ nóng chảy có thể lớn hơn, cũng có thể nhỏ hơn nhiệt độ đông đặc.
 Câu 36:Trong các đặc điểm sau đây ,đặc điểm nào là của sự bay hơi?
a. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng
b. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
c. Xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng.
d. Không phụ thuộc vào nhiệt độ,gió,và mặt thoáng của chất lỏng.
 Câu 37:Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
	a. Sương đọng trên lá cây.	b. Lớp khói trắng bay ra từ vòi ấm nước khi đun.
	c. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.	d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 38: 400C ứng với:
	a: 1120F	;	b: 940F	;	c: 1040F	;	: 720F.
* Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của băng phiến vẽ ở hình dưới để trả lời các câu hỏi 39,40, sau đây: Nhiệt độ ( o C )
 o 5 10 15 20 25 30 35 40 Thời gian (phút)
Câu 39 Băng phiến nóng chảy trong khoảng thời gian nào?
	a. Trong 5 phút đầu.	; 	b. Từ phút 15 đến phút 25.;	
	c. Từ phút 5 đến phút thứ 15; 	d.Từ phút 5 đến phút 15 và từ phút 25 và đến phút 35
Câu 40: Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
	a. 5 phút đầu và 5 phút cuối; 	 b. Từ phút 5 đến phút 15 và từ phút 25 đến phút 35
 c. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25.	d. Chỉ ở 5 phút đầu.
Câu 41: Nhiệt kế hoạt động được là dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất nào sau đây?
	 a. Chất khí	;	b. Chất lỏng 	;	c. Chất rắn	;	d. Cả ba chất trên.
	Câu 42: Không khí,hơi nước, khí Oxi đều là những ví dụ về:
	 a. Thể Khí;	 b. Thể lỏng	;	c. Thể Rắn;	 d. Cả ba thể Rắn,Lỏng ,Khí.
	Câu 43: Hiện tượng nào sau đây Không phải là sự ngưng tụ?
	a. Sương đọng trên lá cây ;	b. Sương mù	;
	c. Hơi nước ; 	d. Mây	;	
	Câu 44 Trong các hiện tượng sau đây,hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
	a. Tuyết rơi ;	b. Đúc tượng đồng.	;
	c. Làm đá trong tủ lạnh;	d. Rèn thép trong lò rèn;
	Câu45: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
	a. Nước trong cốc càng nhiều.;	b. Nước trong cốc càng ít;
	c. Nước trong cốc càng nóng ; 	d. Nước trong cốc càng lạnh ;
	Câu 46 107,60F ứng với:
	a.400C	;	b. 410C	;	c. 420C	;	d. 430C	
Câu 47 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là gì ?
	a. Nóng chảy	b. Đông đặc
	c. Ngưng tụ	c. Bay hơi
Câu 48 Hầu hết các chất khi lạnh lên thì :
	a. Nở ra	b. Co lại
	c. Không nở.	d. Bình thường
Câu 49	 Trọng lực là lực hút của Trái Đất có độ lớn bằng bao nhiêu lần so với khối lượng của vật ?
	a. 13	b. 12	 	c. 11 	d. 10 
Câu 50 Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ nóng chảy của chất là :
	a. Tăng 	 b. Giảm 	 c. không đổi 	 d. có thể tăng, có thể giảm

File đính kèm:

  • docBO DE TN VAT LY 6 DANG CHON CAU TRA LOI DUNG.doc
Đề thi liên quan