Ngân hàng trắc nghiệm văn 10

doc30 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng trắc nghiệm văn 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG TRẮC NGHIỆM VĂN 10
Bài 1.
Câu 1. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào?
1. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam
2. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt
3. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay
4. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay
Câu 2. Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
1. Văn học dân gian và văn học viết
2. Văn học dân gian và văn xuôi
3. Văn học dân gian và thơ
4. Văn học dân gian và kịch
Câu 3. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
1. Văn học dâ gian là sáng tác tập thể
2. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
3. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng
4. Khi người trí thức(*) tham gia sáng tác vhdg thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của (*)
Câu 4. Thể loại nào dưới đây không phải của văn học dân gian?
1. Thần thoại
2. Ca dao
3. Kịch nói
4. Chèo
Câu 5. Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về văn học viết?
1. Văn học viết là những sáng tác ngôn từ bằng chữ viết
2. Văn học viết là những sáng tác nghệ thuật của người trí thức
3. V/học viết là những s/tác của người trí thức, đc ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả.
4. Cả 1 và 2
Câu 6. Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào?
1. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
2. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ , tiếng Pháp
3. Chữ hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Anh
4. Chữ hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, tiếng Pháp, tiếng Anh
Câu 7. Theo sách giáo khoa, văn học viết Việt Nam từ xưa đến nay đã vận động qua mấy thời kì?
1. Hai
2. Ba
3. Bốn
4. Năm
Câu 8. Hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt Nam được quy ước gọi là gì?
1. Văn học cổ đại và văn học hiện đại
2. Văn học cổ đại và văn học trung đại
3. Văn học trung đại và văn học cận đại
4. Văn học trung đại và văn học hiện đại
Câu 9. Nền văn học viết Việt Nam chính thức hình thành vào thời gian nào?
1. Thế kỉ I, khi Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định, xưng vương và đống đô ở Mê Linh
2. Thế kỉ X, khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, giành được độc lập cho dân tộc
3. Thế kỉ XI, khi Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long
4. Cả 1, 2 và 3 đều sai
Câu 10. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán?
1. Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)
2. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
3. Thăng Long thành hoài cổ (Bá Huyện Thanh Quan)
4. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
Câu 11. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Nôm?
1. Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)
2. Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
3. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
4. Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
Câu 12. Dòng nào dưới đây không nói lên thành tựu nghệ thuật của văn học Việt Nam?
1. Xây dựng hệ thống thể loại văn học dân tộc
2. Xây dựng tiếng Việt thành một ngôn ngữ văn học
3. Tiếp thu, sáng tạo kinh nghiệm nghệ thuật của văn học thế giới
4. Nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn Việt Nam
Câu 13. Hoạt động giao tiếp là gì?
1. Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội
2. Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết)
3. Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động…
4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 14. Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào?
1. Quan hệ song song
2. Quan hệ tương tác
3. Quan hệ nhân quả
4. Quan hệ tương phản




































Bài 2
Câu 1. Văn học dân gian là gì?
1. Là những tác phẩm văn học viết về nhân dân, phục vụ cho nhân dân
2. Là những t/phẩm ng/thuật ngôn từ tr/miệng, s/phẩm của qtrình sáng tác tt nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 2. Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
1. Văn học dân gian là sáng tác tập thể 
2. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng
3. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng
4. Khi người trí thức(*) tham gia s/tác vhọc d/gian thì s/tác ấy trở thành tiếng nói riêng của (*)
Câu 3. Dòng nào dưới đây không nói đúng về tính truyền miệng của văn học dân gian?
1. Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng
2. Văn học dân gian truyền miệng từ người này sang người khác
3. Văn học dân gian truyền miệng qua các thế hệ và các địa phương khác nhau
4. Quá trình truyền miệng kết thúc khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại
Câu 4. Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian diễn ra như thế nào?
1. Nhiều người cùng họp lại để sáng tác, mỗi người sáng tác một phần của tác phẩm
2. Ban đầu do 1 người s/tác nên, sau đó những người khác t/tục lưu truyền và stác lại làm cho t/phẩm biến đổi dần.
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. cả 1 và 2 đều sai
Câu 5. Ngoài chất liệu ngôn từ, thẻ loại nào sau đây của văn học dân gian có sự tham gia của yếu tố âm nhạc và vũ đạo?
1. Truyện cổ tích
2. Tục ngữ
3. Chèo
4. Truyện cười
Câu 6. Dòng nào sau đây không thuộc giá trị cơ bản của văn học dân gian?
1. Văn học dâ gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc
3. Văn học dân gian là văn học của tầng lớp bình dân
4. Văn học dân gian có giá trị nghệ thuật to lớn
Câu 7. Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?
1. Đều là tác phẩm tự sự dân gian
2. Đều kể về các vị thần
3. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng
4. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp
Câu 8. Dòng nào dưới đây không nói đúng về truyện ngụ ngôn?
1. Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ
2. Thông qua các ẩn dụ (phần lớn là h/tượng loài vật) để kể về n~ sự việc lquan đến con người.
3. Nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh
4. Kết thúc truyện bất ngờ
Câu 9. Mục đích của truyện cười là gì?
1. Giải trí và phê phán xã hội
2. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
3. Giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp tri thức
4. Thông báo và bình luận sự kiện thời sự
Câu 10. Truyện cổ tích giống với truyện thơ ở điểm nào?
1. Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ
2. Giàu chất trữ tình
3. Đối tượng đề cập chủ yếu là những con người bình thường trong xã hội
4. Cả 3 ý trên
Câu 11. Tại sao nói văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú vè đời sống các dân tộc?
1. Vì tri thức trong vhọc dgian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đsống : t/nhiên, xã hội và con người
2. Vì tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn
3. Vì mỗi tộc người trong 54 tộc người của dân tộc VN đều có kho tàng vhdg riêng, p/ánh đ/sống của chính mình.
4. Cả 3 ý trên
Câu 12. Văn bản là gì?
1. Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Văn bản là sản phẩm được tọ ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
3. Văn bản thường bao gồm nhiều câu
4. Cả 3 ý trên

 Bài 3
Câu1. Sử thi anh hùng Tây Nguyên phản ánh xã hội Tây Nguyên ở thời kì nào?
1. Công xã nguyên thủy
2. Chiếm hữu nô lệ
3. Tiền giai cấp, tiền quốc gia
4. Phong kiến
Câu 2. Quan hệ con người trong tác phẩm sử thi là quan hệ gì?
1. Cá nhân đứng trên cộng đồng thị tộc
2. Cá nhân gắn bó với cộng đồng thị tộc
3.Cá nhân đứng bên ngoài cộng đồng thị tộc
4. Cá nhân xung đột với cộng đồng thị tộc
Câu3. Chiến tranh giữa các nhóm đồng tộc được miêu tả trong tác phẩm sử thi thường là loại chiến tranh nào?
1. Chiến tranh xâm lược
2. Giải quyết hận thù thị tộc
3. Tranh giành của cải, quyền lực
4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 4. Dòng nào không đúng với nhân vật anh hùng sử thi(*)?
1. Nhân vật anh hùng sử thi là nhân vật có thật trong lịch sử cộng đồng
2. Tính cách, số phận của nh/vật a/hùng trong (*) ph/ánh rõ nét tính cách, số phận của tộc người
3. Tính cách, số phận của nh/vật anh hùng trong (*) là tập trung cao nhất của những gì thuộc về cộng đồng
Câu5. Trong những tác phẩm sử thi dưới đây, tác phẩm nào không phải của người Ê-đê?
1. Đam Săn
2. Xing Nhã
3. Đăm Di
4. Khinh Dú
Câu 6. Sự kiện nào không có trong sử thi Đam Săn?
1. Đam Săn cưới 2 chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị
2. Đam Săn đánh thắng Mtao Grư và Mtao Mxây
3. Đam Săn chặt cây thần Smuk
4. Đam Săn cưới con gái thần Mặt Trời về làm vợ
Câu 7. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần nào của sử thi Đam Săn?
1. Phần đầu
2. Phần giữa
3. Phấn cuối
4. Sử thi Đam Săn không có đoạn trích đó
Câu 8. Đam Săn đánh Mtao Mxây vì lí do gì?
1. Mtao Mxây cướp nô lệ của Đam Săn
2. Mtao Mxây cướp tài sản của Đam Săn
3. Mtao Mxây cướp Hơ Bhị, vợ của Đam Săn
4. Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đam Săn
Câu 9. Nhân vật nào không có trong đoàn quân của Đam Săn đi đánh Mtao Mxây?
1. Tôi tớ của Đam Săn
2. Các tù trưởng có mối thù với Mtao Mxây
3. Các tù trưởng nhà giàu người Bi, người Mơ – nông “đầu bịt khăn bỏ múi dài như đuôi vượn”
4. Anh em nhà Hơ Nhị
Câu 10. Trước khi báo cho Mtao Mxây biết là mình đã đến, Đam Săn đã có hành động nào?
1. Chặt ống tre đựng nước uống làm 3 khúc
2. Chặt gẫy cầu thang nhà Mtao Mxây
3. Xô đổ hàng rào nhà Mtao Mxây
4. Đốt cây cột ở mái hiên nhà Mtao Mxây
Câu 11. Đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây đẽo hình gì?
1. Mặt trăng
2. Mặt trời
3. Hoa lá
4. Đầu sư tử
Câu 12. Trong những sự việc sau, sự việc nào không có trong cảnh Đam Săn đối đầu với Mtao Mxây?
1. Đam Săn và Mtao Mxây nói những lời châm chọc, khiêu khích nhau
2. Đam Săn và Mtao Mxây múa khiên
3. Mtao Mxây chém Đam Săn nhưng không trúng
4. Đam Săn chém trúng Mtao Mxây
Câu 13. Chi tiết nào không được sử dụng để miêu tả tiếng khiên của Đam Săn?
1. Tiếng gió khiên như bão
2.Tiếng khiên vang như tiếng chiêng bằng, chiêng núm
3. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên đồng
4. Tiếng khiên kêu như tiếng đĩa khiên kênh
Câu 14. Vũ khí của Đam Săn là gì?
1. Giáo
2. Kiếm
3. Đao
4. Cung tên
Câu 15. Chiếc ao giáp của Mtao Mxây được làm bằng gì?
1. Sợi mây rừng
2. Đồng
3. Sắt
4. Da trâu rừng
Câu 16. Đam Săn hạ gục Mtao Mxây bằng vũ khí gì?
1. Ngọn lao
2. Cái chày
3. Hòn đá
4. Cột nhà
Câu 17. Sau khi giết chết Mtao Mxây, Đam Săn làm gì?
1. Cho voi giày xéo Mtao Mxây
2. Vứt xác hắn ra ngoài rừng cho thú dữ ăn thịt
3. Cắt đầu đem bêu ngoài đường
4. Đốt xác
Câu 18. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả sự đông đảo của đoàn quân Đam Săn khi thắng trận trở về?
1. Như đàn châu chấu
2. Như bầy hươu sao
3. Như đàn kiến, đàn mối
4. Như ong đi lấy nhụy hoa
Câu 19. Dòng nào sau đây không phải là lí do để Đam Săn ăn mừng sau khi chiến thắng Mtao Mxây?
1. Hơ Nhị chưa bị Mtao Mxây làm nhơ bẩn
2. Giành lại được Hơ Nhị trở về
3. Bắt được tôi tớ và chiếm đất của một tù trưởng lớn
4. Trở thành một tù trưởng oai hùng và giàu mạnh khắp vùng không ai bằng.


Bài 4
Câu 1. Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?
1. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì
2. Phản ánh lịch sử
3. Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người
4. Nói lên “tâm tình tha thiết” của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Câu 2. Truyền thuyết tồn tại chủ yếu ở dạng nào?
1. Tồn tại ở dạng hòa lẫn với lễ hội tưởng niệm các nhân vật và các sự kiện lịch sử
2. Tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 3. Truyền thuyết (*)và các lêc hội có mối quan hệ với nhau như thế nào?
1. (*) là lời minh giải cho những lễ thức cùng các di tích l/sử, đồng thời làm tăng thêm tính thiêng cho các lễ hội.
2. Lễ hội trở thành môi trường nuôi dưỡng cho (*) sống mãi trong lòng dân tộc.
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 4. Truyền thuyết về thành Cổ Loa xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
1. Lĩnh Nam chích quái
2. Việt điện u linh
3. Đại Việt sử kí
4. Đại Việt sử kí toàn thư
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết về thành Cổ Loa là gì?
1. Tình cảm cha con
2. Tình nghĩa vợ chồng
3. Bài học dựng nước
4. Bài học giữ nước
Câu 6. Chi tiết nào không có trong câu chuyện kể về An Dương Vương?
1. An dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
2. An Dương Vương nhận lời cầu hôn, gả con gái cho Trọng Thủy – con trai Triệu Đà
3. An Dương Vương cho Trọng Thủy ở rể trong thành Cổ Loa
4. An Dương Vương cho Trọng Thủy xem nỏ thần
Câu 7. Tại sao An Dương Vương lại kết tình thông hiếu với kẻ thù?
1. Vì thương con gái là Mị Châu
2. Vì quí mến Trọng Thủy
3. Vì mệt mỏi sau một thời gian dài chiến tranh
4. Vì mong muốn hòa bình mà mơ hồ, mất cảnh giác trước bản chất tham lam, xảo trá của kẻ thù
Câu 8. Chi tiết nào không nói lên sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ cua Mị Châu trong tình yêu?
1. Mị Châu cho Trọng thủy xem trộm nỏ thần
2. Mị Châu không nhận ra sự bất thường trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt
3. Mị Châu rắc lông nghỗng trên đường chạy cho Trọng Thủy đuổi theo
4. Mị Châu chết bê bờ biển, máu chảy xuống nước, loài trai ăn phải lập tức biến thành hạt châu
Câu 9. Bi kịch của Trọng Thủy xuất phát từ mâu thuẫn nào dưới đây?
1. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình cha con
2. Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu
3. Mâu thuẫn giữa tình cha con và tình yêu
4. Cả 3 ý trên
Câu 10. Trong âm mưu xâm lược của Triệu Đà, Trọng Thủy là :
1. Thủ phạm
2. Nạn nhân
3. Cả 1 và 2 đều sai
4. Cả 1 và 2 đều đúng
Câu 11. Chi tiết An Dương Vương rút gươm chém chết Mị Châu nói lên điều gì?
1. Tính dứt khoát của An Dương Vương
2. Thái độ nghiêm khắc của nhân dân khép Mị Châu vào tội phản quốc
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 12. Hình ảnh ngọc trai – nước giếng có ý nghĩa gì?
1. Thái độ bao dung của nhân dân, chứng thực cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
2. Th/độ bao dung của nh/dân, chứng nhận cho nỗi hối hận, m/muốn hóa giải t/lỗi của Trọng Thủy.
3 Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 13. Chi tiết nào dưới đây không có yếu tố hoang đường, thần kì?
1. Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước
2. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc
3. Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần
4. Thần Kim Quy hiện lên thét “Kẻ ngồi sau lưng ...”Vua cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển
Câu 14. Dòng nào nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy?
1. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia – dân tộc
2. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình
3. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước
4. Cả 3 ý đều đúng
Câu 15. Ý nghĩa tư tưởng của truyện Mị Châu – trọng Thủy?
1. Truyện đề cao truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
2. Truyện đề cao truyền thống nhân đạo của nhân dân ta.
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 16.Dòng nào không nói đúng ý nghĩa chính trị của truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy?
1. Truyện nêu lên bài học cảnh giác trước kẻ thù
2. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng và chung
3. Truyện nêu lên b/học về cách gi/quyết mối q/hệ giữa việc nhà và việc nước, giữa cá nhân và cộng đồng
4. Truyện nêu lên bài học về cách giải quyết mối quan hệ giữa tình vợ chồng và tình cha con
Câu 17. Dòng nào không phải là thao tác viết đoạn văn tự sự?
1. Xác định vị trí đoạn văn trong cốt truyện, quan hệ giữa nó với đoạn trước.
2. Tìm các nhân vật
3. Định hướng nội dung của đoạn văn cần viết
4. Dùng lời văn diễn đạt thành đoạn văn hoàn chỉnh







Bài 5.
Câu 1. Ai thường được coi là tác giả của 2 sử thi I-li-at và Ô-đi-xê?
1. Hô – me – rơ
2. La Phông – ten
3. Ê – dốp
4. An – đéc – xen
Câu 2. Tác gải của 2 sử thi I-li-at và Ô-đi-xê sống vào khoảng thời gian nào?
1. Thế kỉ X – IX trước Công nguyên
2. Thế kỉ IX – VIII trước Công nguyên
3. Thế kỉ VIII – VII trước Công nguyên
4. Thế kỉ VII – VI trước Công nguyên
Câu 3. Mê – lê – xi – gien trong Hi Lạp có nghĩa là gì?
1. Nguồn của dòng sông Mê – lét
2. Con của dòng sông Mê – lét
3. Hữu ngạn của dòng sông Mê – lét
4. Tả ngạn của dòng sông Mê – lét
Câu 4. Sử thi Ô – đi – xê kể lại chuyện gì?
1. Câu chuyện về Uy – lít – xơ hạ thành Tơ – roa
2. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Uy – lít – xơ sau khi hạ thành Tơ – roa
3. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Ô – đi – xê – uýt sau khi hạ thành Tơ – roa
4. Cả 2 và 3 đều đúng
Câu 5. Chủ đề chính cảu Ô – đi – xê là gì?
1. Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu của người Hi Lạp cổ đại
2. Chiến tranh mở rộng bờ cõi của người Hi lạp cổ đại
3. Cả 2 đều đúng
4. Cả 2 đều sai
Câu 6. Nhân vật Uy – lít – xơ trong Ô – đi – xê biểu tượng cho điều gì?
1. Sức mạnh thể chất
2. Sức mạnh trí tuệ
3. Sức mạnh cảu thần linh
3. Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 7. Sử thi Ô – đi – xê dài bao nhiêu câu thơ?
1. 12110 câu
2. 12120 câu
3. 12130 câu
4. 12140 câu
Câu 8. Sử thi Ô – đi – xê được chia thành bao nhiêu khúc ca?
1. 22 khúc ca
2. 23 khúc ca
3. 24 khúc ca
4. 25 khúc ca
Câu 9. Đoạn trích Uy – lít – xơ trở về thuộc khúc ca thứ mấy của Ô – đi – xê?
1. Khúc ca thứ XX
2. Khúc ca thứ XXI
3. Khúc ca thứ XXII
4. Khúc ca thứ XXIII
Câu 10. Nhân vật nào không có trong đoạn trích UY – lít – xơ trở về?
1. Pê – nê – lốp
2. Pô – xê – i – đa – ôn
3. Tê – lê – mác
4. Ơ – ri – clê
Câu 11. Tại sao Pê – nê – lốp không tin Uy – lít – xơ đã trở về?
1. Vì sau 20 năm chờ đợi, nàng nghĩ rằng chàng đã chết
2. Vì nàng nghĩ nếu là Uy – lít – xơ thật, thì chàng cũng không thể giết hết bọn cầu hôn 108 tên
3. Nàng nghĩ câu chuyện của nhũ mẫu O – ri – clê kể chỉ là do “ý định huyền bí của thần linh bất tử”
4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 12. Khi bước xuống lầu để gặp Uy – lít – xơ, tâm trạng của Pê – nê – lốp như thế nào?
1. Vui mừng
2. Hớn hở
3. Phân vân
4. Lo lắng
Câu 13. Chi tiết nào dưới đây không miêu tả thái độ của Pê – nê – lốp khi vừa gặp Uy – lít – xơ?
1. Ngồi lặng thinh trước mặt Uy – lít – xơ
2. Lòng sửng sốt
3. Đăm đăm âu yếm nhìn chồng
4. Nở nụ cười hạnh phúc
Câu 14. Từ nào không có trong lời của Tê – lê – mác trách mẹ?
1. Tàn nhẫn
2. Độc ác
3. Sắt đá
4. Thâm hiểm
Câu 15. Nhân vật Pê – nê – lốp luôn được nhắc đến với phẩm chất nào?
1. Thận trọng
2. Không ngoan
3. Mưu trí
4. Sáng suốt
Câu 16. Vì sao Pê – nê – lốp đem chiếc giường chứ không phải vật nào khác để thử thách Uy –lít – xơ?
1. Vì chiếc giường có những bí mật riêng mà chỉ 2 người biết.
2. Vì chiếc giường gắn với tình vợ chồng
3. Vì nàng luôn nhớ đến chồng suốt 20 năm xa cách
4. Cả 1, 2 và 3 đều đúng
Câu 17. Chi tiết nào không miêu tả thái độ Pê – nê – lốp khi nhận ra Uy – lít – xơ?
1. Bủn rủng cả chân tay
2. Chạy lại, nước mắt chan hòa
3. Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng
4. Khóc nức nở, không nói được một lời
Câu 18. Trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về, biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhân vật?
1. Xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính
2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua một dáng điệu, một cử xhỉ, một cách ứng xử…
3. Phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật
4. Xây dựung đối thoại của nhân vật thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh.
Câu 19. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn cuối, miêu tả niềm hạnh phúc đoàn viên của Uy – lít – xơ và Pê – nê – lốp?
1. Phóng đại
2. Ẩn dụ
3. So sánh
4. So sánh mở rộng
Câu 20. Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy - lít – xơ trở về được so sánh với hình ảnh gì?
1. Đất liền và đại dương
2. Thần biẻn Pô – dê – i – đông và những người đi biển
3. Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền, sống sót được gặp lại đất liền
4. Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.


Bài 6.
Câu 1. Sử thi a – ma – ya – na được hình thành, bổ sung và trau chuốt trong khoảng thời gian nào?
1. Thế kỉ IV – III trước Công nguyên
2. Thế kỉ III – II trước Công nguyên
3. Thế kỉ II – I trước Công nguyên
4. Thế kỉ I trước Công nguyên
Câu 2. Ai là người hoàn thiện sử thi Ra – ma – ya – na?
1. Van – mi – ki
2. La Phông – ten
3. Ê – dốp
4.An – đéc – xen
Câu 3. Sử thi gồm bao nhiêu câu?
1. 24000 câu thơ đôi
2. 24100 câu thơ đôi
3. 24110 câu thơ đôi
4. 24200 câu thơ đôi
Câu 4. Ra – ma – ya – na trong tiếng Ấn Độ nghĩa là gì?
1. Bài ca về hoàng tử Ra – ma
2. Vợ của hoàng tử Ra – ma
3. Câu chuyện về hoàng tử Ra – ma
4. Câu chuyện về những kì tích của hoàng tử Ra – ma
Câu 5. Thành công nghệ thuật của sử thi Ra – ma – ya – na là gì?
1. Xây dựng những nhân vật lí tưởng có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc Ấn Độ.
2. Miêu tả thiên nhiên tràn đầy súc sống và chứa chan tình người
3. Phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực
4. Cả 3 ý đều đúng
Câu 6. Đoạn trích Ra – ma buộc tội nằm ở đoạn nào trong cốt truyện của sử thi Ra – ma – ya – na?
1. Sau khi 2 vợ chồng bị đày vào rừng
2. Sau khi Xi – ta bị quỷ Ra – va – na bắt cóc
3. Sau khi Ra – ma giúp đỡ vua khỉ Xu – gri – va giành lại vương quốc
4. Sau khi Ra – ma chiến thắng quỷ Ra – va – na
Câu 7. Sau chiến thắng, Ra – ma và Xi – ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”. “Mọi người” đó bao gồm những ai?
1. Anh em, bạn bè của Ra – ma
2. Quân đội của loài khỉ Va – na – ra
3. Quan quân, dân chúng của loài khỉ Rắc – xa – sa
4. Cả 3 ý trên
Câu 8. Trước mặt mọi người, những lời đầu tiên của Ra – ma nói với Xi – ta là những lời lẽ như thế nào?
1. Lời lẽ thân mật của vợ chồng
2. Lời lẽ xa cách và lạnh lùng
4. Lời lẽ xuề xòa và giản dị
4. Lời lẽ tha thiết và nồng nàn
Câu 9. Theo lời tuyên bố của Ra – ma, chàng tiêu diệt quỷ Ra – va – na để giải cứu Xi – ta vì động cơ gì?
1. Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp
2. Vì tình yêu thương và khát khaođoàn tụ vợ chồng
3. Cả 1 và 2 đều đúng
4. Cả 1 và 2 đều sai
Câu 10. Ý đồ của tác giả là gì khi miêu tả đậm nét tâm trạng ghen tuông cảu Ra – ma?
1. Xây dựng nhân vật Ra – ma như một bậc thánh thần
2. Xây dựng nhân vật Ra – ma như một đáng minh quân
3. Xây dựng nhân vật Ra – ma như một con người trần tục
4. Cả 3 ý trên
Câu 11. Câu văn nào dưới đây không dùng phép so sánh?
1. Nghe những lời giận dữ đó cảu Ra – ma, Gia – na – ki đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát.
2. Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình
3. Mỗi lời nói của Ra – ma xuyen vào trái tim nàng như một mũi tên
4. Nước mắt nàng đổ ra như suối
Câu 12. Trong lời tự thanh minh, Xi – ta đã nói những gì?
1. Nàng chỉ trích những lời lẽ gay gắt, hồ đồ, thô bạo của Ra – ma đối với nàng, xem đó là lời của “một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”
2. Nàng chỉ trích thái độ ngờ vực không căn cứ của Ra – ma
3. Nàng dùng mọi lí lẽ và bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho Ra – ma biết nàng vẫn son sắt thủy chung, vẫn giữ gìn phẩm hạnh của người vợ.
4. cả 1, 2 và 3
Câu 13. Tại sao Xi – ta quyết định bước lên giàn hỏa?
1. Nàng muốn mượn ngọn lửa để đốt cháy hết mọi tội lỗi
2. Nàng muốn thử lòng của Ra – ma
3. Nàng muốn mượn nghi lễ thiêng liêng nhất để chứng minh cho sự trong trắng của mình
4. Cả 3 ý trên
Câu 14. Hình ảnh nào không có trong đoạn văn miêu tả thái độ của Ra ma khi Xi – ta bước vào ngọn lửa?
1. Gương mặt đỏ bừng, phẫn nộ
2. Nom chàng khủng khiếp như thần chết
3. Vẫn ngồi, mắt dán xuống đất
4. Mặt lạnh như băng
Câu 15. Thái độ của Ra – ma biểu hiện tâm trạng gì của chàng khi Xi – ta bước vào ngọn lửa?
1. Vô cùng đau xót
2. Vì ghen tuông mà để mặc Xi – ta đi vào chỗ chết
3. Cả 2 ý trên đều đúng
4. Cả 2 ý trên đều sai
Câu 16. Trong bài văn tự sự, các sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng gì?
1. Dẫn dắt câu chuyện
2. Tô đậm tính cách nhân vật
3. Tập trung thể hiện chủ đề câu chuyện
4. Cả 3 ý trên
Câu 17. Muốn chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự, ta cần phải làm gì?
1. Xác định đề tài, ý nghĩa của văn bản
2. Dự kiến cốt truyện
3. Phác họa các nhân vật với lời nói, hành động trong thời gian, không gian cụ thể.
4. Cả 1, 2 và 3
Câu 18. Theo em, những sự việc nào đặc sắc, tiêu biểu nhất trong truyền thuyết Mị Châu – trọng thủy nói lên mối quan hệ giữa tình cảm riêng với sự nghiệp giữ nước?
1. Sự việc “Trọng Thủy lợi dụng tình yêu, niềm tin trong sáng, ngây thơ của Mị Châu, lấy cắp nỏ thần”
2. Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau. 
Sự việc An Dương Vương chém chết Mị Châu
3. Hai ý 1 và 2
4. Hai ý 1 và 3
Câu 19. Chi tiết nào không thuộc về sự việc “Trọng Thủy lợi dụng tình yêu, niềm tin trong sáng, ngây thơ của Mị Châu, lấy cắp lẫy nỏ thần”?
1. Theo lệnh cha, Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần
2. Trọng Thủy ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng
3. Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần
4. Trọng Thủy “giả cách xin về phương Bắc thăm nhà”
Câu 20. Chi tiết nào không thuộc về sự việc” Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau”?
1. Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu
2. Mị Châu trả lời theo dấu lông ngỗng
3. Trọng Thủy mang lẫy nỏ thần về nước
4. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng đuổi theo An Dương Vương
Câu 21. Trong văn tự sự, sự việc, chi tiết được chọn phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
1. Sự việc, chi tiết được chọn phải gắn bó chặt chẽ với nhau
2. Sự việc, chi tiết đựoc chọn phải tập trung thể hiện chủ đề, ý nghĩa của văn bản
3. Sự việc, chi tiết được chọn phải đáp ứng sở thích chủ quan của người viết
4. cả 1, 2và 3


Bài 7. 
Câu 1. Loại truyện cổ tích nào không tồn tại?
1. Truyện cổ tích về các hiện tượng thiên nhiên
2. Truyện cổ tích về loài vật
3. Truyện 

File đính kèm:

  • docNgan hang trac nghiem Van 10.doc
Đề thi liên quan