Nghệ thuật trào phúng trong “hạnh phúc của một tang gia”
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật trào phúng trong “hạnh phúc của một tang gia”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA Trich “Số đỏ”- Vũ Trọng Phung NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” DÀN Ý: I/ MỞ BÀI Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng, ra đời năm 1936. Tác phẩm đựơc coi là kiệt tác bất hủ trong văn chương đương thời. Với nghệ thuật trào phúng đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã đả kích cực kì cay độc cái xã hội trưởng giả tư sản thành thị đang chạy theo lối sống âu hóa văn minh rởm, hết sức đồi bại và lố lăng. Chương 15 với nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” đã đem đến cho người đọc bao thú vị như được khám phá một màn kịch trong bộ “Tấn trò đơi” của xã hội thực dân phong kiến. II/ THÂN BÀI 1/ Nhan đề trào phúng Theo truyền thống của dân tộc và đặc điểm tâm li của con người tổitng gia đình có một người chết đi là một tổn thất, một mất mát không có gì có thể bù đắp được. Đó chính là sự kiện buồn nhất của gia đình, con cháu, thân tộc. Chiều sâu của sự xót thước chính là chiều sâu của phẩm chất ngưòi. Nhưng ở đây “tang gia” không đau buồn, trái lại là “hạnh phúc” đối với mọi người. Vũ Trọng Phụng đã tạo nên mâu thuẫn ngay ở trong nhan đề tác phẩm. Cụ cố tổ chết đã trở thành sự kiện lớn, niềm hạnh phúc tràn ngập đối con cháu 2/ Chân dung trào phúng Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công những chân dung điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong gia đình trưởng giả, cụ cố Hồng, vạch trần những cặn bã, những quái thai của xã hội dở tây dở ta buổi ấy. Cha chết, ông chết, bọn con cháu vô tâm sung sướng thỏa thích. Đây là dịp hiếm có đẻ khoe của, khoe giàu, phô cái sang ra cho thiên hạ biết. “Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma”. Niềm vui tràn ngập: tang gia ai cũng vui vẻ. + Cụ Cố hồng: hút liền một mạch 60 điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt. Bữa nay cha chết, cụ vui vẻ lắm, cụ nằm hút thuốc mà liên miệng nói câu: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Trong cái dư vị của thuốc phiện, cụ “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng” đến cái giờ phút hạnh phúc, hạnh phúc nhất: mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa khạc vừa khóc mếuđể cho thien hạ phải trầm trồ “một cái đám ma như thế, mọt cái gậy như thế”, rồi ngạc nhiên chỉ trỏ “Uùi kìa, con giai nhớn đã già thế kia kìa”. Con giai đã báo hiếu với cha như vậy! Đó là một nét biếm hoạ thần tình. Tâm hồn sa đoạ, đạo lý suy đồi đến cùng cực từ cha đến con. + Vợ chồng Văn Minh, cháu nội của cụ có tổ. Oâng nội chết, đứa cháu nàt nhăm nhăm nghĩ đến chuyện chia gia tài, thích thú ra mặt vì cái chúc thư kia đã đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. Hơn nữa đây cũng chính là cơ hội để cho Văn Minh lăng xê, qauảng cáo cho mốt áo tang ấp ủ lâu ngày còn Tây hơn cả Tây nữa. + Cậu Tú Tân thì mở cờ trong bụng, được dịp trổ tài bấm máy lách tách “mấy cái máy ảnh mà đã lâu rồi cậu không được dùng tới”. Lúc đưa tang, cậu lăng xăng chạy lên chạy xuống, cậu dàn cảnh, cậu đạo diễn lúc hạ huyệt bắt bẻ từng người cách “chống gậy”, “gục đầu”, “cong lưng”. Y luộm thuộm trong một cái áo thụng trắng như một tên hề. + Cô Tuyết đám tang chính là cơ hội để trình diễn bộ y phục “Ngây thơ” để cho thiên hạ biết được mình chưa đánh mắt hết cả chữ Trinh. Trên mặt Tuyết vẻ buồn lãng mạn, rất hợp với mốt một nhà có đám tang. => Những con người trong gia đình cụ Cố Hồng được miêu tả qua những chi tiết sắc nét, tương phản giữa bên ngoài và nội tâm bên trong=>Châm biếm sâu sắc. 3/ Hình ảnh đám tang + Đám tang được nhà văn miêu tả bằng bút pháp châm biếm sâu cay. Một đám ma to tát “một đám ma gương mẫu” chẳng qua là một đám rước kiệu, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có lốc bốc xoảng và kèn bu dích. Có vòng hoa và 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Đúng là một đám ma tạp theo cả lối Tây, Tàu, Ta. Bởi thế nên bầy con cháu thì hạnh phúc, còn người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu. + Những người đi đưa đám: Có bao nhiêu đám khách quý phái và sang trọng đến đưa ma cụ cố Tổ, có trai thanh gái lịch là bạn của Tuyết và bà Phó Đoan….Họ đến đưa ma để “cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau…”. Vũ Trọng Phụng đã tinh tế chộp được những câu mà những ngời đi đưa đám nói với nhau: “Con bé nhà ai mà kháu thế. Ừ, ừ cái thắng ấy bạc tình bỏ mẹ!...Gớm cái ngực, đầm quá đi mất!...”. Những quan khách, bạn của cố Hồng thì ngực đeo đầy những huân chương, huy chương: Bắc đẩu bội tinh, cao miên bội tinh,…nhưng ai nấy đều “xúc động” khi nhìn thấy làn da trắng của tuyết thập thò sau làn áo mỏng. Giữa lúc đam ma đang đi thì Xuân Tóc Đỏ xuất hiện đã đưa đến 6 chiếc xe, với sư chùa Bà Banh, với sư cụ Tăng Phú, hai vòng hoa lớn…đã làm cho cụ bà sung sướng: “Aáy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi”. Xuân Tóc Đỏ xuất hiện, ông Phán mọc sừng vốn đã “nhờ đôi sừng hươu vô hình” mà được bố vợ chia cho thêm vài nghìn đồng bạc. Trong lúc khóc thật to: Hưt, Hứt, Hứt để báo hiếu vẫn không quên dúi vào tay Xuân một tờ bạc năm đồng gấp tư. Như vậy tang gia có hai cảnh chồng lên nhau: vỏ ngoài y như thật với tất cả hình thức hợp thời trang nhất, còn bên trong hoàn toàn trống rỗng. Sự tương phản giữa bề ngoài và bên trong đã cho thấy tính chất đóng kịch của cái xã hội này. Đó là một xã họi bịp bợm, chó đểu. Một sự đồi bại được khoác áo đạo đức, được tô son trát phấn. => Chương “Hạnh phúc của một tang gia” đã thể hiện xuất sắc tài kể chuyện và nghệ thuật châm biếm. Cái tài của tác giả là đã phóng đại bức chân dung biếm hoạ, những cảnh đời lố lăng theo thủ pháp của nghệ thuật trào phúng làm cho người ta cười mà thấy được bao sự phi lý, ghê tởm của cái xã hội đạo đức giả. III/ KẾT LUẬN( TỰ LÀM)
File đính kèm:
- SO DOHanh phuc mot tang gia.doc