Nghị luận về một tác phẩm văn học

doc54 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nghị luận về một tác phẩm văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1)Bài vợ chồng A Phủ
Câu 1: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ( từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)
Dàn ý:
1) Mở bài:
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong tập truyện Tây Bắc và cũng là truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì chống Pháp. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
- Nhân vật trung tâm của truyên là Mị, được Tô Hoài miêu tả từ con người, cuộc sống đến khát vọng hạnh phúc trong phần thứ nhất của truyện ( tư khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)
2) Thân bài:
a) Bị bắt làm con dâu gạt nợ
* Quãng đời quá khứ.
- Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo
- Đang tuổi yêu đương, nàng chờ đợi người yêu trong đêm hội mùa xuân, bổng bị con quan thống lí là A Sử lừa bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ cho thống lí Patra.
- Từ đó Mị bắt đầu chìm đắm trong đau khổ tột cùng. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Có lúc, nàng tìm đến cái chết. Mị chết thì bố Mị càng khổ hơn bao nhiêu lần nữa bây giờ.
* Cuộc sống hiện tại.
- Mị xuất hiện ngay từ đầu truyện. Tô Hoài đã phác hoạ chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi, bên cạnh cái giàu sang của bố chồng, nhà thống lí giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều ruộng, nhiều thuốc phiện nhất làng, in đậm một hình bóng im lìm, tăm tối, nhọc nhằn của Mị.
- Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên, luôn quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối …
- Mị bị giam hãm trong không gian chất hẹp và tù đọng, giữa căn buồng lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay, thời gin ngưng đọng, không hiện taih không tương lai, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
-Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy cón là sự mê tín thần quyền: đã bị trình ma nhà thồng lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi …
- Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. Mị nghĩ rằng:… đến bao giờ chêt shtì thôi.
b) Sức sống, khát vọng sống.
Tưởng rằng cuộc đời tù hãm đã làm tê liệt ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận của nhân vật, nhưng trong tâm thức Mị vẫn âm ỉ long ham sống, một khát vọng hạnh phúc.
* Sự thức tỉnh đời sống ý thức cảu Mị nhờ vào tác động của một hoàn cảnh khá điển hình: mùa xuân trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân năm đó đã làm bừng tỉnh sức sống của vạn vật và con người.
Hồi ức tràn về trong tâm trí Mị là canht "một đêm tình mùa xuân": Ngoài đầu núi đã có tiếng sáo ai lấp ló rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thẩm bài hát của người đang thổi:
……………
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
* Sức sống, lòng ham sống đã trỗi dậy mãnh liệt trong lòng nàng: Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Giữa lúc lòng ham sống trở lại mạnh mẽ nhất thì lại bị dập xuống phũ phàng: A Sử trói đứng Mị, không cho nàng đi. Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị sống trong sự giằng xé giữa nỗi khát khao tự do và thực tại nghiệt ngã đã bóp chêt snhững ước muốn tự do, hạnh phúc của nàng. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi …
c) Thoát khỏi cuộc đời cùng cực, nô lệ.
* Hoàn cảnh đã run rủi Mị cứu A Phủ, cùng lúc toát khỏi cuộc sống nô lệ.
- Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị chưa có suy nghĩ gì. Nhưng mấy đêm sau, khi thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại cuae A Phủ. Mị nhớ lại nàng bị A Sử trói đứng trong một đêm năm trước.
- Mối đồng cảm, lòng thương xót một con người đang tuyệt vọng, đau đớn chờ chết đã thúc đẩy Mị hành động. Ý nghĩ cữu A Phủ đã thắng nỗi lo sợ của chính mình. Cuối cùng, Mị cắt dây trói cho A Phủ.
- Ngay sau đó, để tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ, thoát khỏi cảnh sống địa ngục trần gian. Hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi.
* Chính khát vọng tự do đã tháo gỡ được cái vòng nô lệ đã trói buộc Mị. Nàng đã thực sự thoát khỏi cảnh áp bức, ràng buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ tự giải phóng mình.
3) Kết bài.
- Vợ chồng A Phủ là một truyện đầy chất thơ trong sáng, toát lên một tâm hồn đôn hậu, chất phác của nhân vật chính diện, cũng lúc thấm đượm những bức tranh thiên nhiên nhiều màu săc, đuờng nét uyển chuyển, hài hoà, những cảnh sinh hoạt phong tục giàu chất trữ tình của đồng bào miền núi.
-Trong không gian nghệ thuật đó, tính cách nhân vật Mị được miêu tat thành công, vừa tiêu biểu cho số phận lao động chung của con người miền núi, vừa có những nét cá tính khá rõ. Nhân vật Mị với những nét phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của con người, đã thể hiện được giá trị nhân đạo của truyện.

2)Bài rừng xà nu
Câu 1) Phân tích những nét tính cách của nhân vật Tnú trong truyện ngắn "rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
Bài viết tham khảo:
Rừng xà nu là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, là một bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Tây Nguyên. Tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên anh hùng là nhân vật Tnú, người con vinh quang nơi bản làng Xôman của người Strá luôn luôn gắn bó với cách mạng, dũng cảm kiên cường và căm thù giặc sâu sắc, thưuơng yêu gia đình bản làng quê hương tha thiết.
Trước hết Tnú gắn bó với cách mạng. Được cụ Mết một già làng tiêu biểu cho những con người đấu tranh bất khuất cho dân làng Xôman chỉ bảo rằng "cán bộ là Đảng, Đảng con núi nước này còn", nên ngay từ lúc nhỏ, Tnú tham gia việc nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Nhiều đêm Tnú phải ngũ ở trong rững vì sợ lỡ giặc lùng ai dẫn cán bộ chạy. Tnú luôn luôn nghe lời chỉ dạy của cán bộ. Được anh Quyết dạy chữ, Tnú khắc phục khó khăn, cố gắn học tập, Không có bảng, không có phấn, Tnú lất nứa làm bảng và để ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xàlét đầy đấ trắng làm phấn. Khi Tnú tỏ ra chán nản vì mình tối dạ, học không nhớ được thì một lời động viên của anh Quyết: "Không học chữ thì làm sao làm được cán bộ giỏi", đã truyền thêm sức mạnh tinh thần giúp Tnú cố gắn hơn.
Tnú vô cùng gan dạ, dũng cảm.Ngay từ ngày làm giao liên, Tnú không bao giờ chịu đi đường mòn, cứ xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây, qua sông Tnú không thích lội chỗ nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang. Khi bị giặc bắt, Tnú can đảm chịu những đòn tra tấn, để sau khi vượt ngục , vẫn tiếp tục cùng cụ Mét lãnh đạo dân làng Xôman, mài giáo, mài rựa chống lại kẻ thù. Khi bản làng bị càng quét, vợ con Tnú bị hành hạ giết chết một cách dã man, nhất là khi anh bị thằng Dục tẩm nhựa xà nu đốt mười ngón tay thành mười ngọn đuốc, Tnú càng thấm thía nỗi đau thương và căm thù và quyết tâm hành động. Anh ra đi lực lượng, quyết tiêu diệt cho hết kẻ thù tàn ác, bởi lẽ chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục cả.
Ngoài ra, Tnú còn là người giàu tình cảm thương yêu. Anh tha thiết yêu bản làng. Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, giữa những con người mộc mạc, thuần hậu, Tnú thấy gắn bó thân thiết với cảnh và người của quê hương mình. Ba năm đi chiến đấu xa bản làng, Tnú trở về, Tnú vô cùng xúc động. Anh nhớ rõ từng hàng cây, con đường, từng dòng suối mát. Anh đau đớn khi gặp lại một thân cây to chắn ngang đường, nơi mà ngày xưa Mai đã thổ lộ tình cảm yêu mến ngay khi anh mới ở tù về. Anh cũng bồi hồi khi nghe tiếng chày giả gạo của dân làng, tiếng cháy chuyên cần, rộn rã cảu những người đàn bà cảu mẹ anh ngày xưa suốt đời anh vẫn nhớ.
Anh yêu thương vợ con tha thiết.Chính vì yêu thương rất nhiều nên anh căm thù sâu sắc bọn giặc đã dùng cây sắt đánh chết vợ con anh. Anh cũng yêu thưuơng mọi người. Vì thế, dân làng Xôman cũng nhớ mong người con trai làng xa vắng. Làng Xôman đã dành cho anh một tình cảm mộc mạc nồng hậu, thân thiết. Những cặp mắt tròn xoe và những tiếng reo của mọi người thể hiện nỗi vui mừng đón Tnú trở về.
Vô cùng dũng cảm khi đối diện với kẻ thù, tha thiết yêu thương bản làng quê hương, ôm ấp một kĩ niệm đau đớn vì cái chết thảm khốc của vợ con, luôn luôn gắn bó với cách mạng là những nét tính cách nổi bật của nhân vật Tnú trong truyện ngắn rừng xà nu. Nhân vật trung tâm của truyện, giữa bức tranh chân thực, sinh động về cuộc chiến đấu rực lửa núi rừng Tây Nguyên đã cho ta nhận xét, đó là trong thực tế chiến đấu với kẻ thù, con người mới nhận thức được sâu sắc về kẻ thù và nâng lòng căm thù cá nhân lên thành căm thù của cả dân tộc.

Câu 2) Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng trong truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
1) Mở bài:
- Về các tác phẩm đất nước đứng lên, rừng xà nu, sách văn học 12 tập một, đã nhận định rằng: "Có thể coi đây là những bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, là bức tranh chân thực sinh động về hai cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mỹ".Tác giả Nguyễn Trung Thành thật sự đã khắc hoạ được những nhân vật anh hùng gắn bó thành một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn của thời đại, vừa đậm đà dáng nét Tây Nguyên.
- Ta hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng của các nhân vật nổi bật lên trong cảnh núi rừng hùng vĩ cảu rừng xà nu: Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.
2) Thân bài:
a) Nhân vật Tnú được tác giả khắc hoạ bằng những nét tính cáhc độc đáo giàu chất sử thi.
- Trước hết Tnú rất gắn bó với cách mạng. Từ nhỏ tuổi đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Khi bị giặc bắt, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc,. Anh cùng cụ Mết tiếp tục lãnh đạo dân làng Xô man mài giáo, mài rựa chiến đấu chóng kẻ thù.
- Tnú tha thiết thương yêu bản làng, sau ba nưm chiến đấu trở về làng, anh nhớ rõ từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối, bồi hồi xúc động khi nghe tiếng chày chuyên cần rộn rã cảu những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe tiếng chày ấy.
- Anh yêu thương vợ con tha thiết. Chứng kiến kẻ thù man rợ dùng cây sắt đập chết mẹ con Mai, nỗi đau thương cảu Tnú dâng lên tột đỉnh. Anh lao vào lũ giặc với một tiếng thét dữ dội và anh dang hai cách tay rộng lớn như hai cách lim chắc của anh ôm chặc lấy mẹ con Mai.
Càng đau thương, Tnú càng căm thù giặc. Vợ con bị giét, lòng căm hận biến đôi mắt Tnú thành hai cục lửa lớn.
Khi bị giặc bắt mười đầu ngón tay Tnú bị đốt cháy. Anh không kêu lên một tiếng nào (…) Răng anh đã cắn nát môi anh để giữu vững phẩm chất người Cộng sản.
Yêu thương, căm thù biến thành hanhd động. Tnú thét lên một tiếng … Chính nỗi đau xé lòng của Tnú đã khiến cho anh và đôpngf bào dứt khoát đứng lên tiêu diệt cả một tiểu đội hung cá.Riêng Tnú ra lực lượng để quyết tiêu diệt mọi kẻ thù tàn ác để bảo vệ bản làng, qiải phóng quê hương.
b) Nhân vật cụ Mết
- Cụ Mết tiêu biểu cho truyền thống của dân làng Xô man. Lịch sử chiến đấu của làng, qua lời kể của cụ Mết, thấm sâu vào tim óc các thế hệ. Cụ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là pho sử thi sống của dân làng.
- Tấm lòng của cụ Mết đối với cách mạng trước sau như một. Cụ đã từng nói: "Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn". Trong những năm đen tối cụ cùng dân làng Xô man, từ thanh nien, ông già bà cả, đến lũ trẻ đi nuôi và gác cho cán bộ: năm năm chưa hề có một cán bộ bị giặt bắt hay giết trong rừng làng này.
- Cụ Mết là linh hồn của dân làng Xô man. Chính cụ đã lãnh đạo dân làng đồng khởi. Hình ảnh ông cụ mắt sáng và xếch ngược, ngực căng như một cây xà nu lớn, cất tiếng nói vang vang như một mệnh lệnh thôi thúc họ vùng lên tiêu diệt kẻ thù … thật rực rỡ như trong một trang sử thi anh hùng : "Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên"…
Từ ngày ấy, làng Xô man trở thành làng chiến đấu. Đó là phần đóng góp không nhỏ của cụ Mết cho công cuộc giải phóng quê hương bản làng.
c) Nhân vật Dít
- Dít là nhân vật tiêu biểu cho những cô gái Tây Nguyên thời chống Mỹ, trưởng thành từ những năm đau thương và quật khởi của dân làng. Trong thời gian dân làng Xô man chuẩn bị chiến đấu, rồi bị địch bao vây, cự Mết và Tnú dẫn thanh niên vào rừng. Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ xẩm tối lại bò theo máng nước đem gao ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Khi bị giặc bắt, Dít bị chúng bắn doạ, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh chân nhỏ… đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản…
- Ngày Mai bị giặc đánh chết và Tnú ra đi, trong khi mọi người, cả cụ già, đều khóc vì cái chết của Mai thì Dít vẫn lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh. Tất cả chi tiết trên thể hiện tính cách kiêng cường, sức chịu đựng phi thường của Dít, biết dồn nén đau thương để nung nấu lòng căm thù. Như những con người bất khuất của làng Xô man, Dít căm thù trên cơ sở nhận thức rõ bản chất của kẻ thù, để quyết tâm chiến đấu tiêu diệt chúng.
- Dít rất giàu tình cảm yêu thương. Khi Tnú về thăm làng, Dít đã là bí thư chi bộ là chính trị viên xã đội.Như ngày nào, đôi mắt Dít vẫn mở to bình thản, trong suốt khi gặp Tnú. Dù trong lòng rất vui mừng, Dít vẫn thực hiện trách nhiệm kiểm tra giấy về phép của anh. Rồi từ chổ gọi Tnú là đồng chí, Dít chuyển sang gọi là anh, xưng em rất tự nhiên, như người em gái nhỏ của Mai và Tnú ngày xưa và tỏ bày tình thân thiết: "Sao anh về có một đêm thôi?(…) Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi".
d) Nhân vật bé Heng
- Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Ngày Tnú về phép, bé Heng trưởng thành, với cách ăn mặc và trang bị ra vẻ một người lính, một chiến sĩ du kích của bản làng. Làng Xô man giờ đây trở thành làng chiến đấu, và con đường vào làng phải qua hai con dốc chằng chịch hầm chông, hố chông ngăn chặn địch, Bé Heng đã góp phần không nhỏ về việc thiết lập những công sự này, nên tỏ ra rất hãnh diện.
- Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẫm, thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, sẽ phát triển đến đâu, chưa ai biết được.
3) Kết bài
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Trung Thành mang những nét độc đáo đượm khí vị Tây Nguyên anh hùng. Nếu rừng xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân tộc Tây Nguyên kiên cường thì các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng là hình ảnh những lớp cây xà nu đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau của làng Xô man, được khắc hoạ thật sinh động.
- Qua rừng xà nu, ta hiểu biết và mến yêu thêm đất nước và con người Tây Nguyên. Họ đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chiến đấu chung để giải phóng dân tộc.

3)Bài Những đứa con trong gia đình
Câu 1) Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Dàn bài:
1) Mở bài:
Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật Việt và Chiến.
2) Thân bài:
a) Hai nhân vật có nét giống nhau về bản chất vì họ đều xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
- Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí cầm súng đánh giặc trả thù cho ba má.
+ Giành nhau ghi tên tòng quân.
+ Khiên bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ. "Nào đưa má sang …đè nặng trên vai".
- Dũng cảm gan góc và từng lập được nhiều chiến công.
+ Bắn tàu chiến giặc trên không, phá xe tăng địch trong trận giáp lá cà.
+ Cuộc đối thoại của hai chị em trước lúc lên đường đánh giặc. "Chú Năm …nói vậy à!"
- Tuổi đời rất trẻ, ngây thơ như trẻ con.
+ Chị mười tám, em mười bảy.
+ Giành nhau mọi thứ như trẻ con: trong việc bắt ếch, ghi tên tòng quân, bắn tàu chiến Mỹ.
b) Nhân vật có tính cách khác nhau,Chiến là chị, Việt là em, Chiến là nữ, Việt là nam.
- Chị kiên trì: ngồi đánh vần cuốn sổ của chú Năm.
-Em hiếu động: thích bắt ếch, câu cá, bắn chim.
- Chị chưa hết tính trẻ con, có lúc còn giành nhau hơn với em nhưng vì thương em nên cuối cùng cũng nhường em: nhường phần bắt ếch nhiều, nhường cả vết đạn bắn tàu giặc trên sông Định Thuỷ.
- Em thì hiếu thắng: còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường.
- Chị đảm đang, tháo vác, không ngoan, già dặn trước tuổi: lo toan việc nhà chu đáo trước khi lên đường, khiến Việt thấy Chiến giống má ngày trước và chú Năm cũng phải khen chị.
- Chị là cô gái mới lớn,bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc cũng có cái gương trong túi…
- Em thì phó mặc tất cả, chỉ ừ ào cho qua chuyện khi nghe chị bàn việc nhà, rồi ngủ quên lúc nào không biết, đi bộ đội vânc giữ chiếc ná thun, bị thương không sợ chết nhưng lại sợ ma…
3) Kết bài:
Chiến và Việt, là hai nhâ vật trung tâm của truyện những đứa con trong gia đình bản chất có nhiều nét giống nhau, nhưng cá tính thì thật là phong phú. Mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu, đáng mến.Họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ miền nam cầm súng diệt Mĩ, cứu nước cứu nhà.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:
Hy sinh với tư cách là chiến sĩ trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân (1968), nhà văn Nguyễn Thi đã để lại một số lượng tác phẩm không nhiều. Tuy vậy, đó là những tác phẩm có giá trị, đặc biệt ở chổ chúng đã góp phần khắc hoạ nên bức chân dung lớn của người nông thôn nam bộ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Những nhật vật của Nguyễn Thi đều chân thật và gây nhiều ấn tượng, như trường hợp hai chi em Chiến và Việt trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình.
Việt và Chiến sinh ra trong một gia đình có khá nhiều nét tiêu biểu của một gia đình Nam Bộ trong chiến tranh. Cuốn sổ gia đình do người chú ghi lại mà Chiến dùng để đánh vần tập đọc, thực ra là một cuốn gia phả đặc biệt, rất vắn tắt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ, đều có máu và nước mắt. Đó là một gia đình từ mấy thế hệ đã phải chịu nhiều mất mát đau thương. Ngay ở thế hệ của chị em Chiến, chỉ trong khoảng mấy năm, lúc hai chị em còn là những đứa trẻ, họ phải liên tiếp mất cha rồi lại mất mẹ. Đường đời của hai chị em Chiến như đã được vạch sẵn: chỉ có chiến đấu giết giặc báo thù cho cha, cho mẹ, cũng là để tự vệ chính cuộc đời mình. Đó là truyền thống gia đình, đó cũng là khát vọng lớn nhất của hai chị em Chiến và Việt. Mang một mối thù sâu với giặc và mang một khát vọng chiến đấu mãnh liệt như vậy, họ sẽ chiến đấu dũng cảm, và sẽ chiến thắng, đều đó như một cái gì đã trở thành tất yếu.
Việt là một chàng trai, rồi là một người lính dũng cảm, nhưng dù sao Việt cũng chỉ là một chàng trai mới lớn, và trong gia đình, thực sự Việt chỉ là một cậu bé. Cái chất trẻ con của Việt không chỉ bộc lộ trong những nét hiếu động, suốt ngày thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná thung trong người… mà cả trong cái nét hiếu thắng, luôn luôn ưa tranh giành với người chị, vì Việt là em trai của Chiến mà! Thật ra thì không phải Việt không yêu thương chị mình, trái lại nữa là khác, nhưng có được một người chị như Chiến, làm sao Việt có thể khác được?
Cho đến khi lên đường tòng quân chẩn bị thành người lính hay đã trở thành người lính rồi. Việt vẫn trẻ con như thế, trẻ con và vô tư. Nghe chị bàn bạc việc nhà, Việt chỉ ừ ào cho qua chuyện "chụp một con đom đóm trong lòng bàn tay… rồi ngủ quên lúc nào không biết. Vào đơn vị, Việt vẫn không quên cây ná thun. Đặc biệt trẻ con, Việt không dám hé răng cho ai biết mình có một người chị, bởi cái lẽ đơn giản "sợ mất chị". Đánh giặc cũng rất dũng cảm, bắn cháy xe tăng Mĩ, Việt không hề sợ hãi, nhưng sau trận đánh lạc trên chiến trường một mình Việt rất sợ ma.Sau những cố gắn phi thường, Việt gặp lại đồng đội của mình, Việt vừa khóc vừa cười, hệt như một đứa trẻ "khóc đó lại cười đó".
Chiến thì lại khác hẵn với Việt. Có thể Chiến cũng như Việt nếu như Chiến có một người chị, nhưng Chiến lại là chị cả của những đứa em không còn cha mẹ. Là con gái, Chiến có cái tinhd kiên nhẫn đến gan lì của một người phụ nữ đã từng trải cực khổ. Chính là Chiến, chứ không phải là Việt, ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho được, đọc cho hết cuốn sổ ghi chép của gia đình đầy máu và nước mắt để nuôi dưỡng khát vọng khong nguôi chiến đấu và trả thù. Là chị, Chiến trở thành người phụ nữ đảm đang hi sinh, tận tuỵ, Chiến không kịp nghĩ gì cho mình trước khi nghĩ đến các em. Lúc nào Chiến cũng nhường nhịn em, từ việc lớn đến việc nhỏ. Trong cả truyện ngắn, duy nhất chỉ có một lần Chiến không nhường nhịn em. Âý là lần cả hai chị em cùng xin đi bộ đội. Chiến đã nói với anh cán bộ tuyển quân:
" Đến tết này nó mới được mười tám anh à!"
Người đọc dẽ dàng chấp nhận hành động tranh hơn này của Chiến, bởi ví ngoài khát vọng chiến đấu, Chiến còn chưa muốn em mình sớm bước chân vào cuộc chiến đấu gian khổ.
Chiến như lớn hơn tuổi của mình, chín chắn, sâu sắc hơn. Trong cái đê hôm trước ngày lên đường hành quân nhập ngũ, Chiến đã lo lắng, lo liệu đến từng chi tiết công việc gia đình. Từ việc gửi đứa em út với chú, việc giao nhà, giao đất do ai quản lí, đến việc gửi bàn thờ má, việc cúng giỗ ba má…Việc nào Chiến cũng tính toán cẩn thận chu đáo. Trong cảm nghĩ của Việt, Chiến thật giống hệt má từ lời nói đến việc làm.Chiến thật đúng với hình ảnh cô gái Việt Nam mà truyền thống thời đại đã sản sinh ra.
Hai chị em cùng mai mắn đựoc nhập ngũ một ngày. Dù ở hai đơn vị khác nhau, hai chị em lúc nào cũng nghĩ về nhau, cùng lấy việc dũng cảm trong chiến đấu và chiến công làm thước đo để đo thương đối với má.
Cuộc đối đáp của hai chị

File đính kèm:

  • docON TAP TNTHPT VE NGHI LUAN VAN HOC.doc