Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

doc136 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ai Quốc - Hồ Chí Minh

Mục đích:
Nắm đợc những kiến thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm nghệ thuật và phong cách sáng tác của Bác.
Kiến thức cơ bản
1.	Bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được đặt vào phần ba trong bộ sách giáo khoa Văn cấp PTTH: Văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhưng đây là bài học về một tác gia mà sự nghiệp văn chương còn kéo dài tới một phần tư thế kỉ sau Cách mạng. Vì thế, trong bài này, bên cạnh việc nói về những sáng tác của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh trước 1945, ngời học vẫn cần phải học tập cả về thơ văn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian sau đó. (Cũng như bài về các tác gia Tố Hữu và Nguyễn Tuân tuy được đặt vào phần bốn: Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975, nhưng vẫn nói về những thành tựu văn chương của hai người trong thời gian trước đó).
2.	Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh là hai tên khác nhau của một con người duy nhất. Đó là Bác Hồ, nhà cách mạng lớn nhất, nhà ái quốc vĩ đại nhất, danh nhân văn hóa tiêu biểu nhất và tác gia văn học quan trọng bậc nhất trong lịch sử nước nhà.
3.	Tuy nhiên, hai tên gọi Nguyễn ái Quốc và Hồ Chí Minh lại gắn liền với hai thời kỳ khác nhau trong cuộc đời hoạt động cực kì phong phú của Bác.
a)	Nguyễn ái Quốc là tên gọi được biết đến và nhớ đến nhiều nhất trong số nhiều tên mà Bác đã dùng trong những năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường giải phóng cho Tổ quốc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Trong khi đó, tên Hồ Chí Minh chỉ được Bác dùng từ sau khi trở về đất nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, kháng chiến, và sau đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
b)	Riêng trong lĩnh vực sáng tác văn chương, nói đến tác giả Nguyễn ái Quốc là nói đến người đại biểu duy nhất cho văn học cách mạng vô sản Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ này, người đã viết hàng loạt những truyện ngắn và phóng sự - chính luận đặc sắc, mà tất cả đều có thể coi là những bản án chế độ thực dân.
Còn tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh, nhà chính luận Hồ Chí Minh sẽ gợi nhớ đến:
Rất nhiều áng thơ đặc sắc, có giá trị t tởng và giá trị nghệ thuật cao, nhất là mảng thơ trữ tình mà tập thơ Nhật ký trong tù là kết tinh ngời sáng nhất.
 Ÿ Rất nhiều bài văn chính luận giản dị mà sâu sắc, giàu tính chiến đấu mà vẫn 	 nhân hậu, khoan hòa, nhiều khi hóm hỉnh, trong đó, thành tựu có tầm vóc lớn 	 lao nhất là bản 
4.	Quan điểm nghệ thuật
a)	Nhưng không nên, và cũng không thể tách rời nhà văn Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh khỏi cách mạng Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh. Bởi vì viết văn làm thơ - trước hết là làm thơ tuyên truyền cổ động - với Bác Hồ, cũng là một hành vi cách mạng, được tiến hành để phục vụ mục đích đấu tranh cách mạng. Không vì nhiệm vụ cách mạng, nhiều tác phẩm văn chương của Bác chắc chắn đã không được viết ra
	Nhưng khi đã vì cách mạng mà viết thì mục tiêu cách mạng cần đạt tới (viết để làm gì ?) và đối tượng cách mạng cần tác động (viết cho ai ?) sẽ quyết định sự lựa chọn nội dung (viết cái gì ?) và hình thức (viết như thế nào?) của tác phẩm văn chương. Vì thế, nếu ta thấy tác phẩm của Bác mang dáng dấp hiện đại của phương Tây hay hương vị cổ điển của phương Đông, tìm đến hạc cũ, trăng xưa cao nhã hay vẻ giản dị như lời ăn tiếng nói thường ngày thì phải hiểu đó hoàn toàn không phải là sự tùy hứng của cá nhân mà có gốc gác từ nhu cầu cách mạng.
b)	Tuy vậy, cũng không thể hiểu một cách máy móc rằng, văn thơ của Bác chỉ được viết ra trực tiếp phục vụ một nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Cũng có khi, và không ít khi, Bác mượn việc làm thơ để tiêu bớt tháng ngày dài (Nhật kí trong tù), hoặc làm thơ khi việc quân nước đã tạm nhàn mà lòng lại đang có hứng. Thơ chính là người. Vẻ đẹp của những bài thơ được viết ra trong hoàn cảnh như thế, trớc hết và chủ yếu, là sự phản ánh vẻ đẹp của con người Bác: một trí tuệ sáng láng; một tâm hồn tràn ngập thương yêu thiên nhiên, đất nước, con người; một ý chí vững mạnh tới mức vẫn thanh thản, ung dung giữa muôn ngàn gian khó.
5.Phong cách sáng tác
a) Như có thể thấy ở trên, phong cách nghệ thuật của Bác Hồ vô cùng đa dạng. Trong văn học Việt Nam hiện đại, chưa từng thấy một ai có bản sắc văn chương phong phú thế: viết văn tiếng Pháp rất Pháp, làm thơ chữ Hán thì nhiều bài có thể đặt lẫn cùng thơ Tống thơ Đường, tuyên truyền cổ động nhân dân thì có thể nói như ca dao tục ngữ, mà nghị luận trước công luận trong nước và quốc tế thì chặt chẽ, tế nhị, đanh thép, hùng hồn. Viết được như thế chỉ có thể là một nhà văn hội tụ được tinh hoa của nhiều nền văn hóa, làm chủ được nhiều thủ pháp, thể tài, nhiều phong cách ngôn ngữ và loại thể văn chương.
b)Tuy nhiên, phong cách Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đa dạng mà vẫn thống nhất. Đó là phong cách của một người hiểu rất rõ mục đích và đối tượng, một người mà văn phong luôn luôn cô đúc, trong sáng và linh hoạt, một người luôn hướng về mặt tích cực, về sự vận động tới ánh sáng, tới tương lai, một người dù viết gì thì sự cao khiết và nhân hậu vẫn có thể cảm nhận thấy bên dưới từng hàng chữ.
Hoàn cảnh sáng tác của Vi hành
1.	Giữa năm 1922, thực dân pháp đưa Vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc triển lãm thuộc địa Vecxây. Đây là một âm mưu của chúng nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: Vị quốc vương An Nam này đại diện cho 1 dân tộc lớn nhất ở Đông Dương, sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn quy phục “mẫu quốc” và để cảm tạ công ơn “khai hóa” của mẫu quốc. Như vậy tình hình Đông Dương là ổn định và tốt đẹp, nhân dân Pháp nên nhiệt tình ủng hộ cuộc đầu tư lớn vào Đông Dương để khai thác tài nguyên giàu có ở xứ này và tiếp tục đem văn minh tiến bộ đến cho những người dân được nước Pháp bảo hộ.
2.	Nguyễn ái Quốc viết “Vi hành” vào đầu năm 1923 để cùng với vở kịch Con rồng tre truyện ngắn “Lời than vãn của bà trng trắc” bài báo “ Sở thích đặc biệt “(Viết năm 1922) lật tẩy âm mu nói trên của thực dân Pháp. Đồng thời vạch trần tính chất bù nhìn tay sai dơ dáy của Khải Định và tố cáo tính chất điêu trá của những danh từ “Văn minh, khai hóa” của chủ nghĩa thực dân. 
Kiến thức cơ bản 
I.	Giới thiệu chung 
1.	Vi hành là một truyện ngắn bằng tiếng Pháp, được Nguyễn Ai Quốc viết và đăng ở Pháp, trên báo Nhân đạo ngày 19 tháng 2 năm 1923. Đây là một tác phẩm được viết ra vì mục đích cách mạng. Nó nằm trong cả một hệ thống những bài văn, bài báo, vở kịch mà Nguyễn á i Quốc đã viết để tập trung đả kích tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây năm 1922. Qua Vi hành, tác giả muốn cho công luận trong và ngoài nước Pháp thấy rõ rằng cái kẻ đang được đón tiếp rùm beng như là thượng khách kia, thực chất chỉ là một tên hề lố lăng, hành vi lén lút và mờ ám mà giá trị không hơn một thứ trò giải trí rẻ tiền. 
2.	Nhưng nội dung của “Vi hành” không chỉ giới hạn ở ý nghĩa phản phong. Tác phẩm còn là một tiếng nói lên án chủ nghĩa thực dân, cái chế độ đã thông qua bọn tay sai làm cho những người dân thuộc địa bị suy nhược giống nòi bởi rượu cồn và thuốc phiện, đã theo dõi, rình mò, bám lấy đế giày của những người chân chính bằng một chính sách mật thám đê hèn. Chế độ thực dân, do đó, còn là nỗi tủi nhục của người bản xứ, là sự sỉ nhục đối với con người. Như thế, “Vi hành” cũng là một trong những phương cách mà Nguyễn á i Quốc sử dụng để đạt tới mục đích chống thực dân, đánh đổ phong kiến. Việc viết “Vi hành” cũng là một hành vi cách mạng. 
3.	Nhưng “Vi hành” cũng là một tác phẩm thực sự có giá trị văn chương, một tác phẩm văn chương đích thực. - ở đây, mục đích làm cách mạng không ngăn trở, không gò ép, không đối lập với sáng tạo văn chương. Trái lại, mục đích cách mạng rất cần đến sáng tạo văn chương để có thêm sức mạnh. Có thể nói, ở “Vi hành” - và cũng không chỉ ở “Vi hành” - nhiệt tình của nhà cách mạng Nguyễn á i Quốc đã thôi thúc tài năng của nhà văn Nguyễn á i Quốc. Nguyễn á i Quốc viết “Vi hành” trước hết nhằm vào độc giả người Pháp dân Pari vì thế phải viết có nghệ thuật sử dụng bút pháp của châu Âu hiện đại phải đưa ra nhiều chi tiết quen thuộc với người Pari phải có thái độ khách quan tránh lời đả kích đao to búa lớn. Lấy tố cáo lật tẩy làm mục đích tinh thần châm biếm đả kích phải là tinh thần của tác phẩm. Tinh thần ấy thấm sâu vào toàn bộ tác phẩm từ giọng điệu đến mọi tình tiết linh hoạt biến hoá để có thể đánh địch từ nhiều phía và bằng nhiều cách. 
II.	Phân tích: “Vi hành” là một tác phẩm văn chương với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo. 
1.	Trước hết phải kể đến sự tạo ra tình huống truyện, tình huống nhầm lẫn - Cái tài của tác giả biểu hiện ở chỗ có khả năng dồn nén một nội dung lớn lao, mãnh liệt vào trong một hư cấu nghệ thuật đơn giản đến lạ lùng: một khoảnh khắc ngắn ngủi trên một toa xe điện. Vẻn vẹn ba nhân vật, trong đó, một người chỉ lặng lẽ nghe và nghĩ ngợi. Còn lại, chỉ là một câu chuyện ríu rít của một đôi trai gái, một câu chuyện phù phiếm, bâng quơ, như thường vẫn thế ở kiểu chuyện trò của các cặp tình nhân. ấ y vậy mà càng đi sâu vào truyện thì cái cách sắp đặt tưởng chừng đơn giản ấy lại càng lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ: - Bởi đâu vậy? Bởi tác giả đã đặt cài vào đó một loạt tình tiết thế hiểu lầm. Ban đầu là sự nhầm lẫn của đôi tình nhân. Sau đó là sự nhầm lẫn của dân chúng Pháp và cuối cùng chính phủ Pháp cũng không còn nhận ra vị thượng khách của mình:
 Người biết tiếng Pháp thì bị coi là chẳng hiểu gì. Người chẳng phải vua thì lại cho là Hoàng thượng. Không có Khải Định thật, mà Khải Định thật vẫn cứ hiện ra, trong một bức biếm hoạ có một không hai về một “anh vua” đến thật đúng lúc, để làm một thứ trò tiêu khiển không mất tiền, quá rẻ so với đám “ vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên” hay “ sư thánh xứ Công gô” , vào lúc cái kho giải trí đang cạn ráo. Đến giữa truyện, tác giả để đôi trai gái xuống tàu. Tưởng chừng với chi tiết đó, truyện không còn khả năng diến tiến. Vậy mà hoàn toàn không phải. Hoá ra nhân vật bớt đi, đối thoại không còn, nhưng tình huống nhầm lẫn vẫn được giữ nguyên, và bây giờ tác giả tiếp tục khai thác nó theo cách khác. Trước đó, “Tôi” bị lầm là Hoàng đế. Bây giờ thì Hoàng đế có thể là “ tôi” và cũng có thể là bất cứ người Việt nào trên đất Pháp. Sự phê phán Khải Định chưa dừng lại. Nhưng một nội dung tố cáo khác đã mở ra: sự rình mò từng bước chân của người dân thuộc địa; và từ đó, cái muôn ngàn lần cay đắng vì bị mất tự do của kiếp người vong quốc. Có thể thấy, việc khéo bố trí một tình huống nhầm lẫn đã cung cấp cho cốt truyện một khả năng biến ảo khôn lường. Tạo ra tình huống nhầm lẫn là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất. Tình huống ấy làm cho câu chuyện trở lên trớ trêu hài hước kịch tính hơn. Bằng tình huống nhầm lẫn “Vi hành” đã góp thêm vào cho kho tàng trào phúng - vốn đã khá phong phú của dân tộc Việt Nam một tiếng cười mới mẻ. Đó là một tiếng cười trí tuệ. Nó không giòn giã trên bề mặt mà thâm trầm ở bề sâu. Nó chỉ hiện ra, thật chua chát, mỉa mai, sau một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên nằm trong bản thân sự vật. 
2.	Hình thức viết thư: Bên dưới nhan đề “Vi hành”, tác giả đặt một dòng phụ đề: Trích những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An Nam. Đây là một hình thức nghệ thuật nhằm hướng tới đối tượng độc giả. Công chúng văn học Pháp vốn quen thuộc và yêu thích hình thức kể chuyện dới dạng bức thư (thư Ba tư …của Mông tex kiơ, Những bức thư gửi từ cối xay gió… của Aphôngxơ Đô đê). Mặt khác, sự hướng tới phương Đông huyền bí xứ sở của bí mật bị đánh cắp, khát khao được hưởng thứ cảm giác lạ ở chốn xa xăm ấy cũng là xu thế trong văn học phương Tây không chỉ một thời. Vì thế dòng phụ đề trong truyện sẽ đem lại ấn tượng thích hợp với khẩu vị văn chương của công chúng Pháp. Điều đó chứng tỏ Nguyễn á i Quốc rất trung thành với phơng châm sáng tác của mình. Phải nhận thức rõ: viết cho ai để xác định đúng: viết cái gì và viết như thế nào? Bởi vậy, viết truyện dưới hình thức th từ không phải là một biện pháp sáng tạo mới mẻ. Nhưng trong trường hợp “Vi hành” đã đạt hiệu quả thẩm mỹ độc đáo.
a)	Dùng lối viết thư Nguyễn á i Quốc có thể đổi giọng và chuyển cảnh linh hoạt. Thư từ cho một người thân trong quan hệ cá nhân là một thứ văn hết sức tự do phóng túng, nó giúp tác giả có thể đổi giọng một cách thoải mái tự nhiên: từ giọng tự sự khách quan thuật lại những điều mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm đến giọng trữ tình thân mật khi nhắc lại kỷ niệm thân thiết với cô em họ. Có thể chuyển cảnh rất linh hoạt: từ cảnh đi xe điện ngầm ở Pari, chuyển thẳng tới cảnh quê nhà thuở thiếu thời, khi còn ngồi vắt vẻo trên đầu gối của ông Bác mà nghe chuyện cổ tích…từ truyện cải trang của ông vua Thuấn bên Tàu, vua Pie bên Nga, đến chuyện vi hành của những “ông hoàng bà chúa vì những lý do ít cao thượng hơn”. 
b)	Liên hệ tạt ngang so sánh thoải mái :Thư là thứ văn rất chủ quan cứ phóng bút theo dòng cảm nghĩ tự do và độc đoán của ngời viết. Nhờ thế tác giả có thể từ câu chuyện vi hành của Khải Định mà đa ra đủ thứ phán đoán giả định những hành vi bất chính và t cách dơ dáy của y “phải chăng ngài muốn. Hay ngài muốn…” ai cấm đợc ngời viết th nghĩ ngợi thoải mái nh vậy? Rồi từ chỗ đả kích Khải Định đến châm biếm mật thám Pháp và cả Chính phủ Pháp đối với những ngời yêu nớc Việt Nam, mỉa mai chế giễu cái tính chất bịp bợm của bọn thực dân luôn huênh hoang những công lao khai hoá của chúng đối với dân thuộc địa. Lối viết th sử dụng một cách sáng tạo đã khiến tác phẩm trong khuôn khổ một thiên truyện ngắn rất ngắn gọn đả kích một lúc nhiều đối tợng, đả kích từ nhiều phía bằng nhiều giọng điệu khác nhau. Đồng thời tạo nên tính hài hớc sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm. 3. Giọng điệu trần thuật ở ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy xác tín. (Đây là trờng hợp thờng xuất hiện ở những tác giả có vị trí mở đầu: nh Puskin, “Khởi đầu của mọi khởi đầu” nền Văn học Nga thế kỷ 19, Lỗ Tấn - ngời đặt nền móng cho văn học vô sản Trung Hoa trong các tác phẩm đầu tay thờng sử dụng ngôn ngữ trần thuật ở ngôi thứ nhất - Nguyễn á i Quốc viết Vi Hành những năm 1920. Đây là đại biểu đầu tiên và duy nhất của Văn học cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ). Có thể tìm thấy trong “Vi hành” nhiều giọng điệu khác nhau. Khi nghiêm trang khi cời cợt, khi vui tơi, nhí nhảnh khi buồn nhớ mênh mông, khi lạnh lùng sắc sảo…tuy nhiên bao trùm lên tất cả vẫn là giọng mỉa mai châm biếm, bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhng thực chất là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt. - Sử dụng lối nói ngợc nghĩa để đả kích “Vi hành” “Phải chăng ngài muốn…” “Ngày nay cứ mỗi lần ra khỏi cửa thật tôi kh ông sao che dấu nỗi niềm tự hào đợc làm ngời An Nam và sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế”. - Đặt những chuyện vi hành bên cạnh nhau để làm nổi bật chủ đề đả kích. Ngôn ngữ đa thanh điệu, vì vậy đa nghĩa. - Câu chuyện phù phiếm bâng quơ của một cặp tình nhân lại nhằm thể hiện mục đích chính trị nghiêm trang. Đó là một cách thú vị để hạ bệ tên vua Khải Định. Trở thành đối tợng cợt nhạo chế giễu rẻ tiền nhất trong một câu chuyện tầm phào. - Tài năng nghệ thuật trần thuật của tác giả “Vi hành” đã đóng góp thêm cho kho tàng trào phúng vốn khá phong phú của dân tộc Việt Nam một tiếng cời mới mẻ. 
III.	Kết luận “Vi hành” là một kết tinh xuất sắc thể hiện sự kết hợp giữa chính trị và văn chơng trong sự nghiệp sáng tác của Bác. - “Vi hành” không phải là trờng hợp duy nhất đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa chính trị và văn chơng. Sự kết hợp đó đã trở thành một quan điểm sáng tác, một phơng châm cầm bút mà Bác đã theo đuổi suốt cuộc đời. - Nhng về sự kết hợp đó “Vi hành” thực sự là một kết tinh nghệ thuật xuất sắc: - ở đây Bác không làm văn chơng vì văn chơng. Mọi sự lựa chọn nghệ thuật (ngôn ngữ, bút pháp, cách xây dựng tình huống, nhân vật…) đều xuất phát từ nhu cầu mục tiêu cách mạng, đều nhằm đạt tới mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất. Nhng chính nhờ có những lựa chọn sáng tạo nghệ thuật đó mà nội dung chính trị của tác phẩm trở nên có sức mạnh, có sự sắc bén không gì thay thế nổi. + Song không phải vì phục vụ chính trị mà “Vi hành” bị mất hoặc bị giảm chất văn chơng chính trị không hạn chế sáng tạo
văn chơng mà ngợc lại đã là nguồn nhiệt tình, nguồn cảm hứng giúp Nguyễn á i Quốc phát huy kiến thức, tài năng làm nên những sáng tạo đột xuất độc đáo ghi dấu ấn mới mẻ đẹp đẽ trong lịch sử văn học dân tộc.
Hoàn cảnh sáng tác của Nhật ký trong tù
1.	Nhật ký trong tù là một tập nhật ký bằng thơ viết trong nhà tù. Sau một thời gian về nớc và công tác tại Cao Bằng, tháng 8 năm 1942, Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đờng trở lại Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân ban quốc tế phản xâm lợc của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng trời đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây (29-8), Ngời bị chính quyền Tởng Giới Thạch bắt giam. 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ (“Sống khác loài ngời vừa bốn tháng, Tiều tụy còn hơn mời năm trời”), lại bị giải đi quanh quẩn qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc Quảng Tây, Ngời vẫn làm thơ. Ngời đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Ngời đặt tên là Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký trong tù).
2.	Tập Nhật ký trong tù, vì thế, vừa ghi lại đợc một cách chân thực - chân thực nhiều khi đến chi tiết - bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng nh của xã hội Trung Quốc thời Tởng Giới Thạch, vừa thể hiện đợc tâm hồn phong phú, cao đẹp của ngời tù vĩ đại. Về phơng diện này, có thể xem Nhật ký trong tù nh một bức chân dung tự họa con ngời tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: vừa kiên cờng bất khuất -“Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao”- vừa mềm mại, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng ngời; vừa ung dung tự tại, hết sức thoải mái, nh bay lợn ở ngoài tù, vừa nóng lòng sốt ruột nh lửa đốt, khắc khoải ngóng về tự do, mòn mắt nhìn về Tổ quốc; vừa đầy lạc quan tin tởng; luôn luôn hớng về bình minh và mặt trời hồng, vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau lớn của dân tộc và nhân loại, nhiều đêm một mình đối diện đàm tâm với vầng trăng lạnh. Tất cả bắt nguồn từ bản chất của một tâm hồn yêu nớc lớn, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sĩ lớn.
Mục đích
1.	Qua bài thơ học sinh thấy đợc vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng tha thiết với thiên nhiên, với con ngời, tìm thấy sự đồng cảm ở ngoại cảnh.
2.	Bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: cổ điển mà hiện đại. Luôn nhìn sự vật trong sự vận động.
Kiến thức cơ bản
1.	Mộ (Chiều tối) là bài thứ 31 trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trong một lần dừng chân nơi xóm núi sau một ngày bị giải đi trên đờng.
2.	Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên miền sơn cớc lúc hoàng hôn: 
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Cảnh đẹp nhng đợm buồn. Bức tranh đợc chấm phá bằng vài hình ảnh ớc lệ, theo bút pháp cổ điển: một cánh chim chiều, áng mây đơn chiếc. Gợi nhớ những câu thơ cổ điển của Lý Bạch:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
Của Thôi Hiệu:
“Bạch vân thiên tải không du du”
Của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
 Chim hôm thoi thót về rừng
Bản dịch cha diễn tả hết chữ “cô” trong “cô vân” làm cho ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác.
Cần lu ý rằng: cánh chim ở đây là cánh chim mỏi, chòm mây ở đây là chòm mây cô đơn vô định. Hoá ra cảnh thiên nhiên cũng hoàn toàn phù hợp với cảnh và tâm trạng thực của ngời tù Hồ Chí Minh: một mình nơi đất khách quê ngời, lại trải qua một ngày bị áp giải cực nhọc trên đờng đi. “Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh”. 
3.	Hai câu thơ sau:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Lại là bức tranh sinh hoạt sống động, ấm nóng tình ngời. Hình ảnh ngời thiếu nữ và không khí lao động làm cho buổi chiều tối trở nên náo nhiệt, có sức sống.
Từ một bức tranh chiều tối đợc phác hoạ bằng những nét vẽ cổ điển ở hai câu thơ đầu, đến đây (hai câu thơ sau) đã mang sắc thái hiện đại, đời thờng nhờ hình ảnh ngời phụ nữ lao động đợc miêu tả chân thực.
4.	Đặc sắc của bài thơ này còn ở bút pháp gợi tả: Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh chim về tổ để nói cảnh chiều tà, dùng hình ảnh “lô dĩ hồng” (lò than rực hồng) để diễn tả trời tối. Trong bài thơ không có từ “tối”, bản dịch thêm chữ “tối” vào làm mất cái tinh vi trong nghệ thuật biểu hiện của tác giả. 
5.	Phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác của nó mới thấy hết tình yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân ái và nghị lực Hồ Chí Minh. Cũng phải thấy đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh: vừa cổ điển vừa hiện đại. Luôn nhìn sự vật trong sự vận động theo chiều hớng tích cực.

Đề 1: Một nhà nghiên cứu nớc ngoài, từ khi tập Nhật kí trong tù mới xuất bản, đã nhận thấy rằng tập thơ này là sự kết hợp hài hòa giữa một cốt cách cổ điện với những sáng tạo hiện đại.
Anh (chị) thấy sự kết hợp ấy có đợc biểu hiện qua bài thơ Chiều tối hay không ?
Có thể dựa theo nội dung và lời lẽ của tác giả ý kiến đợc dẫn trong câu hỏi để nêu các ý sau:
Hai câu đầu của Chiều tối giống nh một bức tranh tuyệt tác theo lối cổ điển, đợc vẽ trên tấm lụa bằng ngôn từ, với lời thơ uyên bác, gợi ra cả một thế giới thơ của những cô vân và quyện điểu, cái thế giới thơ mà hình ảnh những cánh chim bay trở lại rừng vẫn quen đợc dùng để diễn tả lúc chiều buông:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
(Lý Bạch)
Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành
(Nguyễn Du)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
(Bà huyện Thanh Quan)
Trong khi đó, hai câu sau của bài thơ mang những hình ảnh thực, bình dị, mộc mạc không thêm thắt, không dùng lối nói văn hoa, mang sức nặng của cuộc sống hàng ngày. Nó có tính chất hiện thực của thơ văn hiện đại.
Nhng bài thơ không phải là hai mảng rời nhau. Nó gắn bó với nhau bởi tình cảm sâu nặng đối với cuộc sống, chất nhân văn và tinh thần “nâng niu tất cả, chỉ quên mình”, nói theo cách của nhà thơ Tố Hữu.

Đề 2. Lại có ngời muốn xếp Chiều tối, đặc biệt là hai câu cuối của bài thơ, vào số “những vần thơ quên mình” của Bác. Anh (chị) hiểu điều đó nh thế nào ?
Nên nhớ đây không phải là một bài thơ ngoạn cảnh đợc viết trong một cảm giác thanh nhàn th thái kiểu nh “Rồi, hóng mát thuở ngày trờng...”.
Chiều tối là thơ của một ngời tha hơng trên quê ngời đất khách; hơn nữa, của một ngời tù trên đờng chuyển ngục, trong cái giá rét cuối thu phơng Bắc, tận cho đến lúc đêm đã buông mà bớc chân lu đày vẫn còn cha dừng lại.
Thế cho nên, một ánh chim về tổ, một chòm mây tự do lững thững trôi, hay một bếp lửa của nhà ai bên xóm núi... tất cả đều dễ làm một ngời nh thế chạnh nghĩ đến cảnh ngộ, đến nỗi xót xa cho thân phận. Dờng nh ngời đọc vẫn chờ đợi, chí ít là ở phần cuối bài thơ một cảm giác thơng thân, nh đã có ở Tì bà hành hay Qua Đèo Ngang chẳng hạn.
Vậy mà không. Điều đó không hề xảy đến. Ta chỉ gặp trong bài thơ hình ảnh của một con ngời quên đi nỗi đau khổ tột độ của riêng mình, để trìu mến từng cánh chim trời, từng dáng mây trôi, để nặng tình thơng cho một kiếp sống cần lao hay chia sẻ với những niềm vui rất đỗi bình dị của những ngời dân mà Bác không hề quen biết.
Đó quả là “Những vần thơ quên mình” của một bậc đại nhân, một con ngời “sống nh trời đất”.
Đề 3: Chữ hồng ở cuối bài vẫn đợc coi nh là “nhãn tự”, là “con mắt thơ” của cả bài thơ. Hãy viết một đoạn văn để bình về cái hay của chữ đó.
Có thể tham khảo sự phân tích của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong đoạn viết dới đây:
Đó là một bài thơ tứ tuyệt, một thể thơ khó làm, nhất là khó làm cho ra “Đờng”. Câu đầu nói về con chim đi xa mỏi mệt về chiều đang tìm chốn ngủ (tác giả cũng thế thôi, bị giải đi, chiều đến rồi cũng mong có chỗ nghỉ). Chòm mây giữa từng không, chòm mây che mặt trời cũng uể oải mệt mỏi nh thế, cũng muốn tìm chỗ trú chân (ở chân trời ?!). Còn cô em trong xóm núi (có biết xóm núi thì mới hay cánh chim mỏi và mây trôi) thì đang xay ngô, một công việc thủ công cũng rất là nặng nhọc, và cô em cứ xay hoài cho đến khi hết, cũng vừa lúc đó, lò than đã đỏ (báo hiệu bữa cơm chiều). Tất cả ba câu thơ trên đều miêu tả sự mệt mỏi, vội vã, nặng nề. Giá nh chỉ dừng lại ở đó thì nhà thơ Hồ Chí Minh của chúng ta không khác gì nhà thơ Liễu Tông Nguyên đời Đờng với bài thơ Giang tuyết hết sức tĩnh, mở đầu bằng câu “Thiên sơn điếu phi tuyệt” và kết thúc bằng câu “Độc điếu hàn giang tuyết”, nghĩa là một bài thơ lẻ loi quá chừng, lạnh lẽo quá chừng ! Nhng Hồ Chí Minh rất Đờng mà lại không Đờng một tí nào ! Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ hồng trong nghệ thuật thơ Đờng ngời ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn), hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mơi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa.
Đề 4: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại qua bài Chiều tối của Hồ Chí Minh. (Xem đề số 18 câu 3 trong phần đề thi và đáp án.)
Tảo giải
Yêu cầu
1.	Phải thấy đợc Tảo giải là mẫu mực của sự kết hợp hài hoà giữa thép và tình, phẩm chất chiến sĩ và cốt cách thi sĩ trong thơ Hồ Chí Minh.
2.	Thấy đợc sự tinh tế, vẻ đẹp tâm hồn c

File đính kèm:

  • docDinh huong giai de on luyen Van 12(1).doc