Nhà văn và phong cách - Lê Tiếng Dũng

pdf63 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhà văn và phong cách - Lê Tiếng Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 
LÊ TIẾN DŨNG 
 
 
 
 
 
 
NHÀ VĂN 
VÀ PHONG CÁCH 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TP. HCM-2007 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hội đồng khoa học cấp Trường : 
 
1. PGS TS Huỳnh Như Phương 
2. PGS TS Đoàn Lê Giang 
3. TS Nguyễn Công Lý 
4. PGS TS Nguyễn Thị Thanh Xuân 
5. TS Nguyễn Thị Loan 
 
 
Đã đọc duyệt và thông qua 
 
 
 
 
MỤC LỤC 
 
1.Nhà văn 
 
1.1. Nhà văn trong lịch sử 
1.2. Vậy nhà văn là ai ? 
 
2. Phong cách nghệ thuật của nhà văn 
 
2.1.Các quan niệm khác nhau 
2.2. Phong cách nghệ thuật 
2.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn và phong cách sống 
2.4. Biểu hiện của phong cách nghệ thuật của nhà văn 
2.5. Phong cách và các phạm trù khác của khoa nghiên cứu văn học 
 
3. Phong cách một số nhà văn 
 
3.1. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu 
3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu 
3.3. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao 
 1
 
1. NHÀ VĂN: 
1.1.Nhà văn trong lịch sử: 
 - Có văn học thì phải có người sáng tạo ra nó. Đó là nhà văn. Hay nói 
cách khác nhà văn là người sáng tạo ra các tác phẩm văn học. Cũng như nói 
họa sĩ là người sáng tạo ra các tác phẩm hội họa, nhạc sĩ là người sáng tạo ra 
các tác phẩm âm nhạc... Những tên gọi khác nhau tùy vị trí của những người 
sáng tạo văn học như : thi nhân, văn nhân, thi sĩ, văn sĩ, đại văn hào, đại thi 
hào... đều là những thuật ngữ để trỏ nhà văn, những nghệ sĩ ngôn từ. 
- Trong lịch sử văn học không phải lúc nào cũng có thể xác định nhà 
văn một cách cụ thể. 
+) Trong buổi đầu của văn học, nhà văn đó là một tập thể. Bắt đầu ai đó 
xướng lên một câu ca, một câu chuyện kể, rồi được lưu truyền và sửa chữa... 
Tác giả tập thể đã làm nên bộ phận văn học đầu tiên của nhân loại : văn học 
dân gian. Trong văn học dân gian có nụ cười và nước mắt, có nỗi buồn và niềm 
vui. Nhưng đó là nỗi buồn, niềm vui, nụ cười, nước mắt của con người nói 
chung chứ không phải cái nhìn một cá nhân cụ thể nào đó. Cho nên chưa nói 
đến phong cách cá nhân, cá tính sáng tạo, hay một nhà văn cụ thể trong văn 
học dân gian. 
+) Lại không ít tác phẩm văn học đã từng do một nhà văn cụ thể nào đó 
sáng tác. Nhưng vì những lí do nào đó đã không ghi tên tác giả. Những tác 
phẩm nay được gọi là vô danh hay khuyết danh. Văn học Việt Nam đã từng biết 
đến những tác phẩm khuyết danh khá nổi tiếng như Nhị độ mai, Phan Trần, 
Thạch Sanh, Trê Cóc... 
+) Cùng với chữ viết ra đời, tên tuổi của các nhà văn mới được ghi dấu 
thật sự lên tác phẩm của mình. Lịch sử văn học đã ghi nhận nhà văn với tư 
cách một người sáng tác văn học chuyên nghiệp chỉ xuất hiện giai đoạn sau 
của văn học. Các tên tuổi trong văn học Việt Nam chẳng hạn, vai trò nhà văn 
xuất hiện kèm theo một chức danh khác trong đời. 
1.2. Vậy nhà văn là ai ? 
- Đã có không ít những công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc 
nhằm trả lời câu hỏi nhà văn là ai. Có ý kiến đã tuyệt đối hóa họ như thánh 
thần. Người Hi Lạp cổ đại cho rằng nàng thơ cũng như các nữ thần nghệ thuật 
khác nhập vào ai thì người đó thành nhà thơ. Thần thoại Ấn Độ lại khẳng định 
thần Brakhma đã từng dạy cho nhà thông thái Bratimuni biết làm thơ. Cho đến 
ngay cả nhà triết học cổ đại Hi Lạp nổi tiếng là Platon vẫn cho rằng có được tài 
năng nghệ thuật là do thần trợ. Và A. S. Pushkin, nhà thơ Nga vĩ đại ở thế kỉ 
 2
XIX, được xem là “mặt trời của thi ca Nga” đã không ngần ngại tuyên bố rằng 
sáng tạo được là nhờ “trời đến gần ta”. 
Lại có quan niệm về nhà văn có phần đơn giản. Rằng do chỗ mỗi người 
đều mang trong mình mầm móng nghệ sĩ nên cứ rèn luyện bền bỉ và lâu dài 
đều có thể thành nhà văn. 
Hình như ở cả hai cách hoặc là đơn giản hóa nhà văn, hoặc là thần thánh 
hóa nhà văn đều có thể gây cản trở để không lĩnh hội đầy đủ ý nghĩa của 
những con người trong ngành sáng tạo đặc biệt này. 
- Có thể nói nhà văn trước hết là một người có năng khiếu về văn học, 
cũng như họa sĩ phải có năng khiếu về hội họa, nhạc sĩ phải có năng khiếu về 
âm nhạc. Nếu không có năng khiếu văn học thì khó mà trở thành nhà văn 
được. Ông Phạm Văn Đồng đã từng có ý kiến xác đáng về vấn đề này : "Làm 
văn nghệ phải có khiếu, có tài... Tôi nghĩ hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt 
này, lĩnh vực văn học nghệ thuật mà không có tài, có khiếu, thì khó khăn lắm. 
Làm các nghề khác, không có tài cũng có thể làm được việc... Nếu không có 
tài năng gì đặc biệt thì anh nên đi làm việc khác, chứ làm văn nghệ, khổ lắm". 
+) Nói tới năng khiếu là nói tới khả năng đặc biệt về một lĩnh vực nào 
đó. Năng khiếu văn học là khả năng đặc biệt về sáng tạo văn học. Năng khiếu 
nhiều nhà văn bộc lộ từ rất sớm. Chẳng hạn G. Boccacio mới lên 6 tuổi đã sáng 
tác. Bảy tuổi N.Nekrasov đã ứng tác được một bài thơ châm biếm. Tám tuổi A. 
Pushkin đã nghĩ ra một vở hài kịch. Ở ta, từ nhỏ Mạc Đỉnh Chi đã được xem là 
một thần đồng trong thơ văn. Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát sáu tuổi đều đã biết 
làm thơ. Trần Đăng Khoa làm thơ từ khi bảy tuổi. 
+) Ngược lại không ít nhà văn khả năng văn học lại bộc lộ khá muộn. 
W. Shakespeare sau khi đã trải qua nhiều nghề, ở tuổi 26 mới bắt đầu sáng tác. 
J. Rousseau gần tuổi bốn mươi mới nghĩ rằng mình có thể trở thành nhà văn. L. 
Tolstoi cũng ở tuổi 40 mới hình thành con người văn học... 
- Năng khiếu văn học là gì? 
+) Nói tới năng khiếu là nói tới một khả năng đặc biệt có ở một người 
nào đó về một lĩnh vực nào đó. Có người có năng khiếu về toán, có người có 
năng khiếu về ngoại ngữ. Lại có người có năng khiếu về tranh, về viết chữ, về 
thể thao, hay chỉ đơn giản là công nghệ nào đó... Chính nhờ năng khiếu này mà 
con người ta có thể trở thành tài năng trên lĩnh vực mình có năng khiếu. 
+) Nhà văn có năng khiếu, tức là cũng có khả năng đặc biệt trong lĩnh 
vực văn học. Loại năng khiếu đặc biệt này thường được bộc lộ trên các mặt sau 
đây : 
 3
Thứ nhất, người có năng khiếu văn học cũng như năng khiếu nghệ thuật 
nói chung thường là những người rất nhạy cảm. Nhà văn là người mà mọi chấn 
động của xã hội, của con người anh ta đều nắm bắt được. 
Nhà phê bình Hoài Thanh, đã hình dung ra Nguyễn Du là “người lặng 
lẽ, ít nói, ít cười, ít cởi mở với đời nhưng tâm hồn thì lộng gió mười phương, 
không chuyển động nào bên ngoài lại không vang sâu trong đó” (14; tr. 237 ). 
Chính sự nhạy cảm này tác phẩm của ông nói được “những điều trong 
thấy mà đau đớn lòng”. N. A. Gulaiev cũng nhận xét : “Điều làm cho người 
nghệ sĩ thực thụ có tài năng khác với người thường là sự mẫu cảm đặc biệt, tính 
xúc động về mặt cảm xúc cao. Những tình cảm vui buồn chiếm lĩnh toàn bộ 
con người anh ta" (4; tr. 195) 
Nghệ sĩ là một tâm hồn nhạy cảm với nỗi buồn vui cuộc đời. Nghệ sĩ, 
nhà văn khi phản ánh hiện thực khách quan vào trang viết, vào tác phẩm của 
mình không thể không thể hiện một cách thờ ơ lạnh lùng mà thể hiện bằng cả 
tâm hồn. Nhà thơ Tố Hữu đã viết rằng : "Bài thơ hay làm cho người ta không 
còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của 
ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ lòng mình, như là của mình vậy” (6; tr. 
444). 
Người nghệ sĩ khi thể hiện lên trang giấy, nhiều khi rút từ đời mình ra. 
Nên mỗi câu mỗi chữ, đều phập phồng nhịp đập của trái tim nhà văn. 
Bà Trần Thị Sen, vợ nhà văn Nam Cao, kể lại, truyện ngắn Mua nhà của 
Nam Cao là một chuyện xảy ra thực trong đời của nhà văn. Lần đó, vợ nhà văn 
mua nhà của một người vợ chết, hay đánh bạc. Nam Cao biết, rầy la mãi về 
chuyện này "Tính anh nhân hậu, rất thương người, nên xảy ra chuyện mua nhà 
như vậy lòng anh ray rứt mãi" (Gặp gỡ bà Trần Thị Sen, vợ nhà văn Nam Cao, 
Tạp chí Văn học, số 5. 1987, tr. 138). Điều ray rứt này sau đã được thể hiện 
trong truyện ngắn Mua nhà của ông. 
Tiễn con đi bộ đội, bà mẹ nói : “Ừ thì con đi đi”, nếu là người bình 
thường, dễ dàng bỏ qua chữ “thì”. Nhưng với sự mẫn cảm đặc biệt của trái tim 
thi sĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận ra nỗi dùng dằng của lòng mẹ nơi một chữ 
thì chia ly này. Ông viết: 
Có phải là thưa mẹ 
Cho buổi con lên đường 
Giao con làm chiến sĩ 
Mẹ chỉ giữ chữ “thì” 
Nối căn phòng mẹ ở 
Với chân trời con đi 
 4
 Nguyễn Khoa Điềm – Thưa mẹ con đi 
Với trái tim giàu xúc động, nhà văn đã cất lên tiếng nói đúng lúc cần 
thiết nhất. Và tình cảm của nhà văn càng chân thành, tha thiết bao nhiêu thì 
càng rung động người đọc bấy nhiêu. Còn ở những trang viết thờ ơ, nhạt nhẽo, 
dĩ nhiên là khó có thể tìm được tri âm. 
Thứ hai, nhà văn có một trí tưởng tượng phong phú 
Tưởng tượng là một phẩm chất tất yếu của bất cứ con người nào. Mác đã 
từng cho rằng sự khác nhau giữa một người kiến trúc sư và con ong là chỗ khi 
làm một cái nhà, bao giờ người kiến trúc sư cũng đã hình dung, tưởng tượng ra 
trước ở trong đầu. Còn con ong thì làm tổ theo bản năng giống loài của nó. 
Lênin cũng khẳng định : “Trong mọi sự khái quát dù đơn giản nhất trong một ý 
niệm dù sơ đẳng nhất cũng có một mẫu của tưởng tượng” (Bút ký triết học). 
Với nhà văn, tưởng tượng càng đặc biệt quan trọng. Pautovsky cho rằng 
“Tưởng tượng là cội nguồn sáng tạo của nghệ thuật, là vầng thái dương vĩnh 
cửu và là chúa Trời của nó”, “là đất đai mang vàng bạc đến cho thơ văn” (13; 
tr.117). Còn Senysevsky xem “Cái chủ yếu trong tài năng nghệ thuật đó là cái 
được gọi là sự tưởng tượng sáng tạo” (Dẫn theo 8; tr. 118). Pautovsky trong 
Bông hồng vàng đã kể lại rằng : “Một lân giữa đám bạn bè E. Zola nói rằng 
nhà văn không cần đến trí tưởng tượng. Công việc nhất thiết chỉ được dựa trên 
sự quan sát chính xác. Như ở ông. Ở E. Zola. Maupassant có mặt lúc đó vặn lại 
: “Thế cái việc ông viết những cuốn tiểu thuyết lớn chỉ dựa trên những tin đăng 
báo và hàng tháng trời không bước ra khỏi nhà thì giải thích sao đây ?”. Zola 
nín lặng. Maupassant cầm lấy mũ và ra đi. Việc bỏ về của ông có thể coi là 
một cử chỉ nhục mạ, nhưng ông không sợ điều đó. Ông không cho phép ai, kể 
cả Zola, phủ nhận trí tưởng tượng” (13; tr.176). 
Nhà văn không thể sáng tạo được nếu không có tưởng tượng. Nhờ có 
tưởng tượng mà Trần Đăng Khoa nhìn mặt trời và gió thổi như những con người 
: "Ông mặt trời đạp xe qua đỉnh núi. Cô gió chăn mây trên đồng"... Tưởng tượng 
đã giúp cho nhà văn Nguyễn Công Hoan viết ra "những chuyện bịa có thật" ở 
nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 
Trí tưởng tượng giúp nhà văn xâm nhập vào cuộc sống xung quanh, đi 
sâu vào tâm hồn người khác, đặt ra trong óc mình bao tình huống có thể xảy ra 
dựa trên kinh nghiệm sống mà mình đã trải qua, đã chiêm nghiệm. Từ đó mà 
tìm lời giải đáp hay gởi gắm khát vọng của mình nơi những con người và cảnh 
vật mà mình miêu tả. Tưởng tượng giúp nhà văn nhập thân, hóa thân vào con 
người sự kiện mà nhà văn xây dựng. G. Flaubert tâm sự khi viết Bà Bovary : 
“Hôm nay tôi là một người đàn ông và một người đàn bà cùng một lúc hai 
 5
người đang yêu. Tôi cưỡi ngựa đi dạo trong vườn, sau bữa ăn, mùa thu, và tôi là 
những cành đầy lá vàng, là những chiếc lá, là gió, là tiếng nói và ánh nắng mặt 
trời, ở đó mỗi tế bào của thân thể tôi đều chìm ngập trong hạnh phúc tình yêu 
(Dẫn theo 1; tr. 284). Chính nhờ sự nhập thân này mà nhà văn có thể đưa đến 
cho người đọc những nhân vật, hình tượng như nó đang tồn tại. 
Nhà văn chỉ có thể tưởng tượng được phải dựa trên cơ sở thực tế. “Nếu 
không có thực tế thì tưởng tượng cũng không thể tồn tại” (13; tr.178). B. 
Xuscov cũng cho rằng : “Ngay khi người nghệ sĩ bịa đặt và vẽ vời một điều gì 
đó mà anh ta cho là ở ngoài biên giới thực tại, thì anh ta chẳng qua cũng chỉ tái 
tạo những bộ phận của cái chỉnh thể được gọi là thực tế” (18; tr. 13). Bụt, 
tiên... trong văn học dân gian chẳng hạn, là những nhân vật hoang đường nhưng 
nó cũng có những cơ sở thực tế của nó không chỉ ở chỗ thể hiện những khát 
khao về lẽ phải, công bằng của con người mà chính ở những hình tượng ấy 
mang những nét của con người. 
Tưởng tượng nhà văn mang ý nghĩa thẩm mỹ. Nói là tưởng tượng nhưng 
bao giờ cũng dựa trên niềm tin, chứ không nó sẽ thành trò chơi vô vị của trí óc : 
Tố Hữu nói : "Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng, nhưng đừng nói dối, bịa 
đặt những điều mình không nghĩ, không cảm chân thật”. (6; tr. 425). 
Khi Chế Lan Viên viết: “Cho tôi được làm sóng dưới thân tàu đưa tiễn 
Bác” thì chúng ta biết là tác giả tưởng tượng, vì câu chuyện Bác đã tìm đường 
cứu nước đã lùi vào dĩ vãng, nhưng chúng ta vẫn xúc động, vì đó là cảm xúc 
chân thành của nhà thơ đối với Bác khi tìm đường cứu nước. 
Thứ ba : nhà văn có một khả năng quan sát tinh tế. 
Với một tâm hồn nhạy cảm, giàu trí tưởng tượng, nhà văn còn phải là 
người có khả năng quan sát tinh tế. Tô Hoài từng cho rằng : “Không phải tôi 
riêng đề cao sự quan sát cần thiết hơn tư tưởng và từng trải. Nhưng quả là 
muốn viết được phải biết lối quan sát để ấn sâu thêm trí nhớ, giúp cho sức 
tưởng tượng” (5; tr.172). Pautovsky gọi khả năng quan sát ở nhà văn là “nghệ 
thuật nhìn thế giới”. Người có khả năng quan sát là nhìn ra ở những sự vật 
những điều mà người khác không thấy. Nhà điện ảnh Dovzenco nói rằng “Hai 
người nhìn xuống, một người thấy vũng nước, người kia thấy những vì sao” là 
cũng để nói lên vai trò quan sát đối với sáng tạo. 
Nhờ khả năng quan sát tinh tế, mà Trần Đăng Khoa nhìn thấy ở loài 
kiến có cả một thế giới riêng biệt với những đặc điểm riêng. Bài thơ Đám ma 
bác Giun là sự cảm nhận đó: 
Bác Giun đào đất suốt ngày 
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà 
 6
Họhàng nhà Kiến kéo ra 
Kiến Con đi trước, Kiến Già theo sau 
Cầm hương Kiến Cụ bạc đầu 
Khóc than Kiến Cánh khoác màu áo tang 
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng 
Kiến Kim chống gậy, Kiến Càng nặng vai 
Đám ma đưa đến là dài 
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà 
Kiến Đen uống rượu trong nhà 
Đầy trời Kiến Gió bay ra chia buồn 
 Trần Đăng Khoa – Đám ma Bác Giun 
 
Trần Đăng Khoa biết lắng nghe và phân biệt, được tiếng lá rơi nghiêng 
(Ngoài thềm rơi cái lá đa. Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng...).Thấy được 
nỗi đau ngày Bác mất đã biến cụ già thành trẻ nhỏ và trẻ nhỏ nghiêm trang 
như cụ già (Trẻ con nghiêm trang như cụ già. Cụ già khóc như trẻ nhỏ). 
Quan sát giỏi là nhà văn phải thấy ra được những nét chính, những đặc 
điểm riêng của sự vật con người. Một nhà văn Pháp nói rằng : “Một trăm thân 
cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm . 
Mới trông tưởng thế, nhưng trông kỹ thì cây bạch dương nào cũng khác nhau, 
ngọn lửa nào cũng khác nhau”. 
Không chỉ giỏi quan sát bên ngoài, nhà văn nhạy bén trong việc tự quan 
sát. Họ lắng nghe những xúc động trong tâm hồn rồi thể hiện nói lên trang viết. 
Khi Hữu Thỉnh viết 
Một mình một mâm cơm 
Ngồi bên nào cũng lệch... 
là khi tác giả không chỉ hóa thân, mà còn lắng nghe được nỗi xúc động sâu xa 
của người vợ xa chồng. Trong đó vừa cô đơn, vừa thủy chung và cũng rất đau 
xót. 
Chỉ có thể lắng nghe được tiếng nói bên trong mới quan sát bên ngoài 
tinh tế được. Chỉ quan sát bên ngoài thì mới bộc lộ được thế giới bên trong của 
mình. 
Thứ tư, nhà văn cũng là người có trí nhớ tốt. 
Trí nhớ là phẩm chất chung của con người. Nhờ có trí nhớ mà con người 
ta ghi nhớ được những kinh nghiệm, những tri thức đã đạt được để tiến hành 
các hoạt động của mình. Cũng nhờ có trí nhớ mà con người có thể tiến lên đạt 
được những tri thức mới. 
 7
Đối với nhà văn, trí nhớ đặc biệt quan trọng. K. G. Paustovsky viết rằng 
: “Một trong những yếu tố cơ bản để viết văn là trí nhớ tốt”. “Trí nhớ là cái rây 
thần để cho cát bụi lọt qua nhưng giữ lại những vụn vàng” (13; tr.109, 222) 
Nhiều nhà văn có trí nhớ rất đặc biệt. Gaida thuộc lòng cả truyện dài 
Chú bé đánh trống (Theo 13; tr.140). H. Balzac nhớ rành rọt tên họ và cả tiểu 
sử của hai nghìn nhân vật do ông xây dựng. J. W. Goethe có thể nhắc lại rành 
rọt nội dung một tác phẩm định viết dở dang từ hơn ba mươi năm trước... Nhờ 
có trí nhớ nhà văn sáng tác được. M. Gorky nói rằng : “Sáng tác chính là hoạt 
động của trí nhớ một cách căng thẳng đến mức rút ra trong vốn tri thức ấn 
tượng của nhà văn những việc, những cảnh, những tình tiết nổi bật”. 
Trí nhớ của nhà văn chủ yếu ghi lại những ấn tượng, cảm xúc những 
việc, những cảnh, những người, những ấn tượng đọng lại trong nhà văn thành 
những kỷ niệm da diết, rồi một lúc nào đó mà vụt lên thành những hình tượng 
tác phẩm. Hồi ức về con sông quê hương bỗng ùa dậy mãnh liệt giúp cho Tế 
Hanh viết thành công bài thơ Nhớ con sông quê hương. 
Thứ năm, nhà văn là người có trí tuệ sắc bén. 
Đã không ít người xem có một trí tuệ sắc bén là có hại đối với sáng tạo 
nghệ thuật. Nhưng thật sự đã là một nhà văn phải có năng lực trí tuệ. Tầm tư 
tưởng cao sẽ là tầm nhìn của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhờ đó mà 
nhà văn có thể nhìn ra được những nét bản chất nhất của hiện thực, lý giải và 
cắt nghĩa được bản chất của nó. 
Nhà tư tưởng thường đi đôi với nhà văn. Một mặt họ vừa phải là con 
người giàu xúc động, nhưng mặt khác trí tuệ phải sắc bén. Tố Hữu đá có lần 
nói : “Đốt cháy trái tim đến thành trí tuệ, đó là Hitmét. Đốt cháy trí tuệ đến 
thành trái tim, là Brêch đây rồi” (Tạp chí Văn học số 1.1973). Đó cũng là mối 
quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong bản thân con người nhà văn. 
Thứ sáu,sáng tạo văn học bao giò cũng ghi đậm dấu ấn cá tính sáng tạo 
của nhà văn.. Mỗi nhà văn có tài đều có một giọng văn riêng, không dễ gì lẫn 
với ai. Đọc văn Nguyễn Tuân ta thấy một lối văn cẩn trọng, tỉ mỉ mà pha chút 
khinh bạc. Còn lời văn của Xuân Diệu bao giờ cũng ào ạt, mãnh liệt, tuôn trào 
cảm xúc. Văn của Nam Cao đầy những triết luận lại pha chút đắng cay, chua 
xót. M.B.Khravtsenco cho rằng: "Những người sành sõi về văn học có thể căn 
cứ vào những đặc điểm về giọng điệu của một đoạn văn tự sự nhất định mà họ 
chưa hề biết hoặc căn cứ vào mấy dòng của một bài thơ mới lạ để xác định tác 
giả của những tác phẩm ấy". Ở một chỗ khác, ông cho rằng: "Với tư cách là một 
hiện tượng phong cách, ngôn ngữ nghệ thuật thực hiện một chức năng phức tạp, 
nó tạo ra hệ thống giọng điệu của tác phẩm". Vì thế mà qua lời văn nghệ thuật 
 8
có thể nhận xét giọng văn của từng người, cho giọng văn của người này lạnh 
lùng, giọng văn của người kia đằm thắm trữ tình v.v... Tác giả không tạo được 
giọng văn riêng thì khó mà trở thành nhà văn thực sự. Đúng như A.Tsekhov đã 
nhận xét: "Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao 
giờ là nhà văn cả... Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà 
văn thực thụ". 
Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm đồng thời sáng tạo ra lời văn của mình, 
tạo nên "hơi văn", văn khí" hay nói như bây giờ là tạo nên "giọng văn" của 
mình. Cảm nhận được cá tính sáng tạo là một cơ sở quan trọng để hiểu nhà 
văn. 
 
Có năng khiếu là quan trọng, nhưng đó chỉ mới là yếu tố “cần” chứ chưa 
“đủ”. Từ năng khiếu đến tài năng nghệ thuật còn là một quá trình rèn luyện 
lâu dài và gian khổ của nhà văn. Nhà văn phải tích lũy thêm vốn sống, vốn 
chính trị, vốn nghề nghiệp, vốn văn hóa...Đó là những yếu tố hết sức cần thiết 
để trở thành một tài năng văn học. Nhà văn chỉ trở thành một tài năng nghệ 
thuật thật sự khi tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. 
 
 
 
 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 
 
1. Nhà văn là ai? 
2. Nhà văn có những phẩm chất gì? 
3. Năng khiếu văn học là gì? Hãy phân tích năng khiếu của một nhà văn cu 
thể mà anh (chị) biết. 
 1
2. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN 
2.1. Các quan niệm khác nhau về phong cách nghệ thuật của nhà văn là gì ? 
Có nhiều người hiểu phong cách khác nhau. 
-) Raxun Gamzatov trong cuốn Đaghestan của tôi, (NXB Cầu vồng, 
Matxcova, 1984), mục Bút pháp đã cho rằng: 
“Dù bài thơ thể hiện ý tứ dộc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. 
Không chỉ đơn là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra 
bút pháp của mình và thấy được mình- nghĩa là trở thành nhà thơ”. (Sđd, 
tr.166). 
“Giờ đây, khi tôi đã ngoài 40 tuổi, tôi ngồi trước 40 cuốn sách của tôi, 
lật lật xem qua và thấy rằng trên cánh đồng gieo lúa mì của tôi đã có những 
thứ cây từ cánh đồng lan sang, những thú cây mà tôi không gieo”(Sđd, tr.166). 
-) Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (NXB Tác 
phẩm mới, H. 1978) B. Khrapchenco đã đưa ra nhiều định nghĩa về phong cách 
tiêu biểu cho nhiều quan niệm khác nhau. Chẳng hạn D. Likhachev, A. 
Grogorian, V. Turbin, V. Jirmunsky, V. Kôvalev, L. Novichenco, V. Dneprov, 
Ya. Elsberg, R. Yakobson...Khrapchenco cho rằng các định nghĩa này xòe ra 
như một cái nan quạt mà một phía thì thừa nhận phong cách là một phạm trù 
lịch sử-thẩm mĩ rộng nhất, bao quát nhất, nhưng một phía khác lại coi phong 
cách như một đặc điểm riêng của từng tác phẩm văn học. 
Khrapchenco viết: “Hiện đang tồn tại một số lượng rất lớn những định 
nghĩa khác nhau về phong cách văn học. Những định nghĩa này xoè ra như cái 
quạt giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử – thẩm mỹ rộng 
nhất, bao quát nhất và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác 
phẩm văn học riêng lẻ. Nếu như chỉ giới hạn ở những ý kiến về vấn đề đó, 
những ý kiến chủ yếu được nêu lên vào thời gian gần đây thì phải thừa nhận 
rằng có rất nhiều sắc thái trong sự bất đồng ý kiến”. 
Cuối cùng, Khrapchenco cũng nêu lên định nghĩa khái quát: “Nếu như dùng 
một công thức vắn tắt thì phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp 
biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục 
và thu hút độc giả”. 
-) Phương Lựu đưa ra khái niệm về phong cách trong bộ sách Lý luận 
văn học. Sau đó ông viết lại trong sách Từ điển văn học, NXB KHXH . 

File đính kèm:

  • pdfPhong cach mot so nha van.pdf