Những bài toán hình học ôn tập học kì II lớp 9

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài toán hình học ôn tập học kì II lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG BÀI TOÁN HÌNH HỌC ÔN TẬP HỌC KÌ II LỚP 9
Bài 1:Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O;Đường cao AE kéo dài cắt đường tròn tại F;
AD là một đường kính
a/Chứng minh rằng góc BAC và góc DAF có cùng tia phân giác 
b/Chứng tỏ rằng :AB.AC= AD .AF
c/Gọi H là trực tâm của tam giác ABC chứng tỏ BC là trung trực của HF và DH đi qua trung điểm I của BC.
d/Gọi G là trọng tâm tam giác ABC ;chứng tỏ rằng :3 điểm O;G;H thẳng hàng 
e/Gọi K là trung điểm của OH chứng minh có đường tròn tâm K đi qua 9 điểm đặc biệt của tam giác ABC :3 chân đường cao ;3 chân đường trung tuyến ; 3 trung điểm của HA;HB;HC.
So sánh bán kính của 2 đường tròn (O) và (K).
Bài 2:Cho hình vuông ABCD có cạnh là a. Lấy một điểm M nằm bất kì trên cạnh BC (M khác B và C )
Qua B vẽ đường thẳng vuông góc với DM tại H ,kéo dài BH cắt DC tại K
a/Chứng minh tứ giác BHCD nội tiếp 
b/Chứng minh:KM vuông góc với DB
c/Chứng minh:KC.KD=KH.KB
d/Kí hiệu SABM; SDCM lần lượt là diện tích tam giác ABM và DCM .Chứng minh tổng diện tích của 2 tam giác này không đổi .
 Xác định vị trí của điểm M trên cạnh BC sao cho tổng bình phương diện tích của 2 tam giác đạt giá trị nhỏ nhất .
Tính giá trị nhỏ nhất đó .
Bài 3:Cho đường tròn (O;R) .Từ một điểm M nằm ngoài đường tròn vẽ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn 
(A và B là hai tiếp điểm ).Lấy một điểm C bất kì trên cung nhỏ AB (C khác A và B ) Gọi D ; E và F lần lượt là hình chiếu của C lên AB và AM và BM 
a/Cứng minh AECD là tứ giác nội tiếp 
b/Chứng minh góc CDE bằng góc CBA 
c/Gọi I là giao điểm của AC và ED ;K là giao điểm của CB và DF .Chứng minh :IK// AB 
d/ Xác định vị trí của điểm C trên cung nhỏ AB sao cho AC2+ CB 2 nhỏ nhất 
Tính giá trị nhỏ nhất đó 
Bài 4:Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ đường caoAH và đường phân giác BE với H thuộc BC và E thuộc AC
Vẽ AD vuông góc với BE.vói D thuộc BE
a/Chứng minh tứ giác ADHB nội tiếp .Xác định tâm O và bán kính của đường tròn (O) ngoại tiếp tứ giác ADHB
b/Chứng minh: ODCB là hình thang
c/Gọi I là giao điểm của OD và AH .Chứng minh :
d/Cho biết góc ABC bằng 60 độ và AB=a .Tính theo a diện tích hình giới hạn bởiAC; BC và cung nhỏ AH của (O)
Bài 5:Cho AB là một dây cung của đường tròn (O)Trên tia đối của tia AB lấy một điểm M .Từ M vẽ các tiếp tuyến MC và MD với đường tròn (O) có C và D là 2 tiếp điểm .Phân giác của góc ACB cắt AB tại E .Gọi I là trung điểm của dây AB Chứng minh :
a/Tứ giác MCID nội tiếp 
b/MC =ME 
c/IM là phân giác của góc CID 
d/ So sánh hai góc ADE và EDB
Bài 6:Cho đường tròn tâm O đường kính AB =2R. Gọi I là trung điểm của AO .Qua I vẽ dây CD vuông góc với AB.Hai tia BC và DA cắt nhau tại E .Gọi H là chân đường vuông góc của E trên đường thẳng AB .
a/Chứng min tứ giác AHECnội tiếp trong đường tròn 
b/Chứng minh tứ giác ACOD là hình thoi 
c/Chứng minh HC là tiếp tuyến của (O)
d/Tính tích BC.BE theo R .
Bài 7:Cho tam giác ABC ;vẽ 2 đường cao BF và CE với F thuộc AC và E thuộc AB .Gọi giao điểm của BF và CE là H 
a/Chứng minh 4 điểm B;E; F và C cùng thuộc một đường tròn .Xác định tâm O của đường tròn đó 
b/chứng minh AH vuông góc với BC 
c/Kéo dài AH cắt BC tại K .Chứng minh KA là tia phân giác của góc EKF.
d/Giả sử góc BAC là góc tù .Chứng minh hệ thức :
Bài 8:Cho tam giác ABC vuông tại A .Vẽ đường tròn tâm O đường kính AB. (O) cắt BC tại điểm thứ hai làD.
Gọi E là trung điểm của OB .Qua D vẽ đường thẳng vuông góc với DE cắt AC tại F
a/Chứng minh tứ giác AFDE nội tiếp 
b/Chứng minh góc BDE bằng góc AEF
c/Chứng minh :
d/Một đường thẳng (d )quay quanh điểm C cắt (O) tại hai điểm M và N .Xác định vị trí của (d) để độ dài CM + CN đạt giá trị nhỏ nhất 
Bài 9:Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp trong (O) .Từ một điểm M bất kì nằm trên cạnh BC với M khác B và C và MB khác MC .
Vẽ các đường thẳng song song với các cạnh bên của tam giác ABC cắt AB và AC lần lượt tại P và Q Gọi D là điểm đối xứng của M qua đường thẳng PQ 
a/Chứng minhgóc ACD bằng góc QDC 
b/ Chứng minh tam giác APD đông dạng với tam giác DQA
cChứng minh bốn điểm A;B;C;D cùng thuộc một đường tròn 
Bài 10:Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và H là trực tâm .Vẽ hình bình hành BHCD.Đường thẳng đi qua D và song song với BC cắt đương thẳng AH tại E
a/Chứng minh A;B;C;D;E cùng thuộc một đường tròn 
b/Chứng minh góc BAE bằng góc DAC 
c/ Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và M là trung điểm của BC .Đường thẳng AM cắt OH tại G
Chứng minh G là trọng tâm tam giác ABC
d/Giả sử OD =a .Hãy tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC theo a ?
Chúc các em thành công

File đính kèm:

  • docTOAN 9 hk 2.doc