Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10

doc148 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 6277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyễn phương an – ngô trí sơn
(Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu)
những bài văn mẫu
dành cho học sinh lớp 10
nhà xuất bản đại học quốc gia TP. hồ chí minh
lời nói đầu
Phần thực hành Làm văn lớp 10 Trung học phổ thông vừa chú trọng ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh vừa rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, đáng chú ý là các đề văn sau: 
Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích; Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại câu chuyện Bố của Xi-mông; Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó; Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất; Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Hãy kể lại câu chuyện đó theo giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba (mở rộng truyện Chuyện người con gái Nam Xương); Hãy hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện ngắn "Cô bé bán diêm" (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng kết thúc khác); Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây; Viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây; Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp một nhân vật văn học mà anh (chị) yêu thích; Viết bài thuyết minh về dòng văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường; Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"; Sau hai tuần đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường muốn biết về tình hình của lớp. Trong trường hợp này cần phải viết loại văn bản nào? Anh (chị) hãy thay mặt lớp viết văn bản đó; Lênin nói: "Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất. Bằng vốn sống và kinh nghiệm, hãy kể một câu chuyện về "một học sinh tốt, phạm một số sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, chiến thắng bản thân; Sáng tác một truyện ngắn (theo đề tài tự chọn) mang ý nghĩa xã hội, có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay; Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,...) trong bảo vệ môi trường sống; Hãy viết một bài văn thuyết minh về: một danh lam thắng cảnh hoặc một loại hình văn học, một ngành thủ công mĩ nghệ, hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực, một lễ hội truyền thống; Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị)…
Tuy nhiên, vì khuôn khổ nhất định, cuốn sách này chỉ giới thiệu được một số bài viết theo cấu trúc như sau:
- Phần một: Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
- Phần hai: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận.
Đây không phải là cuốn văn mẫu để học sinh sao chép. Chính vì vậy, trong mỗi phần thuộc mỗi kiểu văn, sau các đề bài tiêu biểu cho kiểu văn đó, người biên soạn nêu dàn ý chi tiết để học sinh hình dung được cách thức, bước đi và hướng thực hành viết bài văn. Như vậy, khái niệm "mẫu" ở đây được hiểu là bài văn do chính học sinh tự viết, tự lựa chọn cách diễn đạt phù hợp của mình.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.

nhóm biên soạn














Phần một
ôn tập và nâng cao kĩ năng 
làm các bài văn tự sự, biểu cảm,A. Ôn tập và nâng cao kĩ năng 
làm bài văn tự sự

I. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự
1. Tìm hiểu đề
- Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả)? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
- Nội dung cần biểu đạt là gì?
- Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì?
2. Lập dàn ý
- Mở bài: 
Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Xác định những nội dung cần biểu đạt trong phần Mở bài tuỳ theo từng cách mở bài.
+ Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, chủ đề truyện,…)
+ Đối với đề bài miêu tả: Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn.
- Thân bài: 
+ Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là “tôi”); Có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết.
+ Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, cử chỉ, hành động đến tiếng nói; có thể điểm xuyết khung cảnh.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn.
- Kết bài:
+ Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng.
+ Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả.
Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn.
3. Gợi ý thực hành
Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Ví dụ: Sọ Dừa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi…).
Gợi ý: Bài làm phải đảm bảo vừa đúng vừa đủ nội dung cốt truyện. Kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Tuy nhiên, trong khi kể vẫn có thể dẫn y nguyên câu văn hoặc lời đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Có thể tham khảo dàn ý dưới đây (kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa).
(A) Mở bài
- Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa
- Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.
(B) Thân bài
Lần lượt kể các sự việc sau:
- Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.
- Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.
+ Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.
+ Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
- Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.
- Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.
- Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,
- Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.
- Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụngcá.
- Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.
(C) Kết bài
- Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.
- Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.
* Lưu ý : Với kiểu loại đề bài này, người viết phải biết lựa chọn những chi tiết, những sự việc tiêu biểu trong tác phẩm rồi diễn đạt lại bằng văn phong của mình, tránh kể dài dòng, quá tham chi tiết.
Đề 2 : Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông.
Gợi ý : Đây là kiểu loại để kể chuyện tưởng tượng nhập vai. Muốn làm tốt cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của Xi-mông, biến chuyện của Xi-mông thành lời tự thuật của mình. Có thể xây dựng dàn ý kể chuyện như sau: 
(A) Mở bài
- Giới thiệu: 
+ Tôi là Xi-mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương.
+ Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố.
(B) Thân bài
Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”.
(1) Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học:
- Bị bạn bè trêu như thế nào ?
- Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)
- Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè
(2) Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy. 
- Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
- Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ?
(3) Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
- Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
- Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
(4) Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình.
- Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
(C) Kết bài
- Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi.
- Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi.
 Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó.
Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cầnn phát huy khả năng tưởng tượng liên tưởng (các sự việc, các chi tiết để tạo thành cốt truyện). Yêu cầu các chi tiết, sự việc phải đảm bảo lôgic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết được đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc.
Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây:
(A) Mở bài
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
(B) Thân bài
(1) Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
- Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
- Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông…).
(2) Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
- Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
- Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
- Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt.
(3) Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
- Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
- Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.
+ Trách chàng là người phản bội.
+ Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
- Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
(4) TrọngThuỷ còn lại một mình : Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
(C) Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
- Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
- Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
 Đề 4 : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Gợi ý : Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).
Có thể tham khảo dàn ý như sau:
(A) Mở bài
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).
(B) Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).
(2) Kể về kỉ niệm.
- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?
- Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra thế nào ?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao ?
 Ví dụ : Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để “hỏi thăm” sức khoẻ của mẹ tôi…
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
(C) Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…) như thế.

II. Thực hành viết văn tự sự
Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Sọ Dừa).
Bài viết
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai: 
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.

Đề 2: Kể lại truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
Bài viết
Nhĩ vừa ngồi trên giường bệnh để vợ bón cho từng thìa thức ăn vừa nghĩ, thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi. Cái nóng ở trong phòng cùng ánh sáng loa lóa ở mặt sông Hồng đã không còn nữa.
Vòm trời như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, nơi một vùng phù sa lâu đời của sông Hồng đang phô ra trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời, Nhĩ đã từng đi khắp đó đây vậy mà cái bờ bên kia sông Hồng tưởng như gần gũi nhưng lại xa lắc xa lơ bởi anh chưa đặt chân đến đó bao giờ.
Nhĩ khó nhọc nâng cánh tay lên ẩy cái bát miến trên tay của Liên ra. Anh chàng ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng con lau mặt. Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống dưới nhà, anh hỏi vợ:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe chồng nói. Anh lại tiếp:
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp. Chị biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve chồng, rồi an ủi:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.
Nhĩ thấy thương Liên. Cả đời chị đã vì anh mà khổ. Anh thương chị lắm nhưng chẳng biết nói sao.
Ngừng một lát, Liên lại động viên anh:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc. Sang tháng mười, nhất định anh sẽ đi lại được.
Nhĩ thoáng chốc quên đi bệnh tật. Anh bị cuốn vào những câu nói bông đùa của Liên. Nhưng rồi, Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ. Thế là cái cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật lại trở về với anh.
Liên đã đi ra ngoài và dọn dẹp. Chị hãm thuốc cho chồng xong rồi đi chợ. Chờ cho vợ đi hẳn xuống dưới nhà rồi, Nhĩ mới gọi cậu con trai vào và nói:
- Đã bao giờ con sang bên kia chưa? Nhĩ vừa nói vừa ngước nhìn ra ngoài cửa sổ.
Cậu con trai dường như nghe chưa rõ bèn hỏi lại:
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Tuấn đáp vẻ hững hờ:
- Chưa...
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời anh:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố.
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. Nhĩ ngượng nghịu nhận ra sự kỳ quặc trong ý nghĩ của mình. Nhưng anh vẫn tiếp:
- Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi loanh quanh đâu đó hoặc vào một hàng quán nào đó mua cho cha cái bánh rồi về.
Cậu con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành rồi ra đi.
Vừa nghe Tuấn bước xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh mệt lử và đau nhức. Anh chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.
Nghe tiếng bước chân ở bên kia tường, Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: "Huệ ơi!".
Cô bé nhà bên chạy sang. Và dường như đã rất quen, cô lễ phép hỏi: "Bác cần nằm xuống phải không ạ?".
- ừ, ừ... chào cháu, Nhĩ trả lời.
Cô bé chưa vội đỡ Nhĩ. Nó chạy ra ngoài gọi mấy đứa bạn vào và rồi cả bọn cùng giúp Nhĩ nằm ra ngoài tấm nệm. Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ và chèn một đống gối sau lưng. Anh thấy hạnh phúc và càng yêu hơn lũ trẻ.
Ngoài sát ngay sau khuôn cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy ở bờ bên kia một cánh buồm vừa bắt gió. Sát bên bờ của dải đất lở bên này, một đám đông đợi đò đang đứng nhìn sang nhưng Nhĩ cứ nhìn mãi mà không thấy bóng thằng con trai đâu cả.
Thì ra thằng con anh đang dán mắt vào một bàn cờ thế. Ngày xưa anh cũng từng mê cờ thế. Và bây giờ, Nhĩ nghĩ một cách vô cùng buồn bã: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo quanh co. Nhĩ chợt nhớ về cái ngày anh mới cưới Liên. Một cô gái nhà quê nay đã trở thành một người đàn bà thành thị. Tuy vậy cũng như cánh bãi bồi bên sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên nét tảo tần và chịu đựng. Và chính nhờ những điều này mà sau bao ngày bôn tẩu, Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa ấy chính là cái gia đình bé nhỏ này.
Con đò đã sang quá nửa sông. Và chính giữa lúc Nhĩ đang tưởng tượng mình đội chiếc mũ nan và sang sông như một nhà thám hiểm thì có tiếng người vào. Anh quay lại. Đó là ông cụ giáo Khuyến - người ngày nào cũng ghé qua hỏi thăm sức khỏe của anh.
Hai người đang nói chuyện thì bỗng ông hàng xóm hốt hoảng nhận ra mặt mũi Nhĩ đỏ rựng, hai mắt long lanh, hai bàn tay bấu chặt vào bậu cửa và run rẩy. Anh đang cố thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để đu mình nhò người ra ngoài, giơ một cánh tay làm ra vẻ ra hiệu cho một người nào ngoài đó.
Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũ vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.

Đề 3: Kể lại câu chuyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Bài viết
Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba cô gái: Thao, Phương Định và Nho trong cùng tổ trinh sát mặt đường. Công việc của họ là ngồi chờ trên cao điểm. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Công việc thật chẳng đơn giản chút nào. Rất gian khổ và gần kề ngay cái chết.
Họ chạy trên cao điểm cả ban ngày ngay bên cạnh những quả bom đang nằm chờ nổ. Nhưng họ anh dũng và vui vẻ. Họ đã quen với những vết thương, với đất bốc khói, không khí bàng hoàng và tiếng máy bay đang gầm lên ầm ĩ. Thần kinh lúc nào cũng căng lên như chão, tim đập nhanh, chân chạy mà biết chắc rằng xung quanh bom sắp nổ. Nhưng rồi khi xong việc, nhìn đoạn đường, họ thấy vui, thở phào nhẹ nhõm và sà ngay về cái căn hầm mát lạnh của mình. Đánh một hơi nước mát cho thật đã, xong thì tất cả nằm dài trên nền đất ẩm nghe ca nhạc hay có thể nghĩ lung tung.
Hôm ấy vào buổi trưa, không gian im ắng lạ. Phương Định ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Cô mê hát, có khi bịa ra cả những lời hát ngớ ngẩn lung tung. Định người Hà Nội và là một cô gái khá với hai bím tóc dày, mềm, cái cổ cao và đôi mắt đẹp. Nhiều anh lái xe quý mến thường gửi thư tán tỉnh cô.
Đang mơ màng suy nghĩ, Định bỗng giật mình. Có tiếng giục của Nho và chị Thao. Họ đã nhận ra tiếng máy bay trinh sát. Cả tổ đã rất quen với việc: cái sự im lặng là sự bất thường. Tiếng máy bay trinh sát và tiếng phản lực gầm gào theo sau.
- Sắp đấy! - Nho quay lưng lại, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao vẫn thong thả nhai mấy chiếc bánh quy. Chị bình tĩnh đến phát bực nhưng lại hay sợ máu. Chị hay diêm dúa nhưng trong công việc, chị cương quyết và táo bạo vô cùng.
Chị Thao cầm cái thước trên tay Định, rồi nói: "Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ", rồi kéo tay Nho, vác xẻng lên vai đi ra cửa.
Định ở nhà trực điện thoại. Lòng cô nóng như lửa đốt. Xung quanh chỉ thấy khói bom mù mịt và tiếng cao xạ nã nhau chan chát. Địch tấn công dữ quá nhưng cũng may các anh cao xạ, thông tin và công binh đã kịp chi viện cho ba cô gái.
Nửa tiếng sau, chị Thao về, bình thản mệt lả và cáu kỉnh. Đại đội trưởng đã có được thông tin. Anh tế nhị cảm ơn ba cô gái.
Nho cũng về, bình thản và ướt sũng. Cô vừa tắm ở dưới suối lên, đẹp và mát mẻ như một que kem trắng.
Cả tổ nghĩ ngợi một lúc rồi tối lại ra đường luôn. Họ đi phá bom trong cái không khí vắng lặng đến kinh người. Ba cô gái thao tác rất nhanh và thành thục. Hai mươi phút sau, một hồi còi, rồi hồi còi thứ hai nổi lên. Những tiếng bom nổ vang trời xé toang không gian yên lặng. Mùi thuốc bom buồn nôn, đất đá rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây.
Thao và Định đã định ra về. Nhưng bất chợt họ phát hiện ra Nho đã bị thương. Hầm của Nho bị sập khi cả hai quả bom của chị cùng phát nổ.
Định và Thao đưa Nho về. Vết thương không sâu lắm nhưng bom nổ gần nên Nho bị choáng. Họ tự lo chăm sóc cho cô gái vì không muốn làm phiền đơn vị. Lát sau, Nho đã thiếp đi.
Hai cô gái ngồi yên lặng nhìn nhau. Họ đang nuốt những giọt nước mắt vào trong vì lúc này phải giữ sao cho cứng cỏi. Chị Thao hát, những giai điệu sai và lạc nhịp. Nhưng cần phải hát. Hát để quên đi và để vững tin hơn.
Có một đám mây, một đám nữa rồi thêm đám nữa kéo đến cửa hang. Bầu trời đen đi và cơn dông ào đến đột ngột như một biến đổi bất thường trong trái tim con người vậy. ở rừng mùa này hay thế. Trời mưa. Nhưng là mưa đá. Định nhận ra và thích thú cầm một viên đá nhỏ thả vào lòng bàn tay của Nho, vui thích và cuống cuồng.
Mưa tạnh và tạnh rất nhanh. Định bỗng thẫn thờ và nuối tiếc. Nhưng cô 

File đính kèm:

  • docvan mau(1).doc