Những bài văn tham khảo kiểm tra học kì II Tập làm văn Lớp 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài văn tham khảo kiểm tra học kì II Tập làm văn Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BÀI VĂN THAM KHẢO ĐỀ 1 : Em hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm thể hiện đúng như câu tục ngữ : “Lá lành đùm lá rách” Chủ nhật vừa qua là sinh nhật của em. Đã từ lâu, em mơ ước có một chú gấu bông xinh xắn. Em hớn hở cầm số tiền vừa được mẹ cho phép đập heo ban sáng ra cửa hàng. Chú gấu màu nâu dễ thương kia chút xíu đây sẽ là của em. Thật đấy, em run lên vì hồi hộp. Chợt, phía trước, một đám đông vây quanh một cô bé đang thút thít khóc, bên cạnh một chồng báo ướt nhẹp. Em hỏi thăm thì ra cô bé bán báo bị một anh thanh niên đi xe máy quẹt ngang làm ngã xuống đất. Chồng báo vừa mới lấy sáng nay rơi ụp xuống vũng nước do cơn mưa tối qua còn đọng lại. Em trông cô bé thật tội nghiệp! Bộ đồ cũ kĩ rộng thùng thình không che nổi đôi vai gầy gò đang rung lên vì tức tưởi. Mọi người xung quanh đều thương cảm. Mấy người cho cô bé vài ngàn lẻ, rồi ai cũng phải vội vã rời đám đông tiếp tục công việc của mình. Một vài người hiếu kì dừng xe bên đường nhìn sang. Em đến gần cô bé. Có lẽ, bạn ấy cũng trạc tuổi em. Trên khuôn mặt đen đúa nổi bật đôi mắt to, trong sáng, long lanh nước. Cô bé kể : “Em ở với bà, bố mẹ đã mất do cơn bão năm ngoái. Bà dắt em vào đây sống. Do tuổi cao, lại quá vất vả nên bà ngã bệnh mấy tháng nay. Sáng nào, em cũng dậy sớm lấy báo chịu ở sạp báo gần nhà rồi chạy loanh quanh bán. Mỗi ngày cũng kiếm được khoảng vài nghìn đủ để hai bà cháu ăn cơm. Ngày hôm nay, em không biết phải tính sao”Cô bé lại nức nở khóc. Em cảm thấy mình thật hạnh phúc hơn bạn biết bao nhiêu ! Sau một hồi phân vân suy nghĩ, em quyết định lấy năm mươi nghìn đồng, số tiền dự định mua gấu bông tặng cho cô bạn nhỏ. Cô bé ngạc nhiên rồi rối rít cảm ơn em với ánh mắt rạng ngời còn ngân ngấn lệ. Em trở về nhà trong tâm trạng phấn khởi. Kể lại chuyện cho mẹ nghe, mẹ khen em đã xử sự đúng. Tuy em không có được chú gấu bông như mong muốn nhưng em đã có một niềm vui. Đó là món quà sinh nhật đầy ý nghĩa mà em đã tặng riêng cho mình. Đề 2 : Em hãy kể lại những việc đã làm để giúp bạn vượt khó trong học tập. Từ trước tới nay, em biết khá nhiều bạn học sinh yếu nhưng có lẽ đặc biệt nhất là trường hợp của bạn Vân. Bạn không biết giải cả những bài toán đố rất đơn giản. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân và sự trợ giúp của cô và em, giờ đây, Vân đã vươn lên thành học sinh khá. Hồi đó, Vân là học sinh yếu nhất lớp. Bạn học môn nào cũng không vô, khiến cho Vân càng trở nên ngán ngẫm với việc học, nhất là môn toán. Trên lớp, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng cũng chẳng ăn thua gì, dần dần bạn đâm ra lười học. Chỉ cần cô lo đi một chút là bạn quay sang “cóp” bài của bạn khác hoặc loay hoay với quyển truyện tranh trên tayDo gần nhà bạn nên em được cô phân công giúp bạn họp tốt. Ngồi học với bạn em cảm thấy thật chán nản khi hỏi đến đâu bạn lắc đầu đến đó. Rồi khi hỏi về các công thức toán, bạn im thin thít. Nhưng không vì lẽ đó, em bỏ dở việc học của bạn. Ngược lại, em thấy cần phải cố gắng giúp bạn vươn lên trong học tập. Hằng ngày em thường qua nhà bạn để hỗ trợ thêm. Mới đầu, em chỉ giảng lại những bài bạn hỏi chứ chẳng nhắc lại những công thức chung nên bạn không “nhúc nhích” gì cả. Em đâm lo về phương pháp truyền đạt bài của mình. Trao đổi với cô, em đã tìm ra cách giảng hợp líĐầu tiên em vận động bạn ôn và học thuộc lòng tất cả các công thức, quy tắc, bảng cửu chươngRồi em tập cho bạn sự suy luận công thức. Dần dà, em nâng mức học lên, cho bạn giải những bài toán đơn giản. Nhờ học thuộc quy tắc, bạn nắm dạng toán và giải được dễ dàng. Em cảm thấy rất vui! Rồi đến những bài toán khó hơn, có bài bạn không giải được, em phải hệ thống lại và đưa về dạng đơn giản để bạn làm. Nhưng bạn vẫn không làm được. Sau nhiều lần kiên trì giảng lại, gương mặt bạn rạng rỡ hẳn lên : bạn đã tìm được đáp số. Cứ thế mà tiến lên, trong vở bạn không còn những điểm bốn, điểm năm mà thay vào đó là những điểm tám, điểm chín có khi còn có cả điểm mười.. không diễn tả hết nỗi vui mừng của em lẫn của bạn khi bạn đạt được điểm chín môn toán trong kì thi cuối năm. Thật đúng vậy, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em rất hãnh diện và sung sướng khi việc làm của mình có kết quả là đã giúp bạn vươn lên trong học tập. Đó là phần thưởng quý giá mà em đã dành riêng cho mình. Đề 6 : Năm năm trôi qua, ngôi trường cấp một đã gắn bó, đón đưa em biết bao buổi đi về. Nơi ấy đã dạy dỗ, sưởi ấm và lưu lại trong tâm hồn em nhiều tìng cảm nồng thắm nồng ấm. Em hãy viết về những kỉ niệm đáng nhớ nhất của em dưới mái trường thân yêu ấy. Bao năm tháng đã qua đi, giờ em đã sắp lên lớp sáu, nhưng những kỉ niệm về ngôi trường cấp I mà em đã học dưới sự đùm bọc thân yêu của các thầy cô và bạn bè thì không bao giờ phai nhạt. Những ngày xưa ấy mãi mãi sống trong trái tim em. Nhớ lại, mới ngày nào, em chỉ là một cậu học trò loắt choắt từ vùng xa tới nên luôn bỡ ngỡ và rụt rè trước các bạn cùng trang lứa. Đứng nép sát vào mẹ mà em vẫn chưa hết run ; hồi hộp đưa mắt nhìn chúng bạn. Nhưng rồi cô giáo lớp một đã đến với em. Cô dạy cho em cách chào, cách viết. Cô uốn nắn từng giọng đọc, từng bước đi và nhiều điều khác nữaDần dà, em đọc thông, viết thạo và rồi phải xa cô. Cùng với thời gian, em lên lớp hai, lớp ba rồi lớp bốnSau này, thỉnh thoảng được gặp cô,em biết nhưng cô không nhận ra em. Trong lòng em hiểu rằng, với cô giáo, lớp học trò đi qua, lóp học trò khác lại nối tiếp, cô làm sao có thể nhớ hết được. Về phần mình, lúc nào em cũng cảm thấy là học trò nhỏ của cô. Cô đã nâng đỡ, ấp ủ em chẳng khác gì một người mẹ. Nhớ về ngôi trường cấp I, em không thể nào quên những đứa bạn nghịch ngợm nhưng rất đáng yêu. Bây giờ mỗi đứa học một nơi, thỉnh thoảng gặp nhau lại líu ríu hàn huyên tâm sự. Câu chuyện của chúng em chẳng có đầu, có đuôi song thật hấp dẫn. Em vẫn còn nhớ những lần rượt bắt đến trễ giờ học, những lúc lội mưa về ướt cả sách vở, những lúc đá banh say mê đến nỗi khi về thì quần áo, sách vở, giày dép để dưới gốc cây không cánh mà bay chỉ vì những trò nghịch ngơm đó mà lớp đã tặng nhóm em biệt danh “tứ quái”. BỐ mẹ chúng em rất phiền lòng mỗi khi được mời đến họp phụ huynh. Giữa lúc ấy, cô giáo xuất hiện kịp thời. Cô như thấu hiểu nỗi lòng của chúng em. Cô kể cho chúng em nghe về những trỏ nghịch ngợm tai quái gấp trăm ngàn lần so với chúng em của những nhà bác học, giáo sư và văn nghệ sĩ ở tuổi học trò. Sau mỗi chuyện, cô gợi mơ ước cho chúng em suy nghĩ để tìm ra kết luận. Mấy đứa chúng em cảm thấy phải thay đổi. Từ đó nhóm “tứ quái” được mang tên là nhóm “tứ kiệt” vì nhóm có bốn đứa mà đứa nào cũng cố gắng phấn đấu cực kì gian khổ để học tốt. Cuối niên học ấy, cả bốn đứa đều được xếp hạng giỏi và tất nhiên cả bốn đều được khen thưởng. Người trao phần thưởng cho chúng tôi không ai khác ngoài cô giáo dạy lớp một ngày nàoKể từ đó, chúng em như thuyền gặp gió, như máy đã vào trớn, cứ mỗi năm lên một lớp. Bố mẹ chúng em đi họp phụ huynh với những gương mặt rạng rỡ, tự hào. Ngày hôm nay, gần sắp phải xa ngôi trường thân yêu, xa thầy cô, xa những người bạn nhưng em chắc chắn rằng trong lòng em luôn dành cho mái trường cấp I những tình cảm thật nồng ấm và đẹp đẽ. Đề 4 : Tả cái thước kẻ của em I. Mở bài : Giới thiệu cái thước kẻ Bạn tặng cho em vào dịp sinh nhật. Nó là một dụng cụ học tập rất thân thiết đối với em II. Thân bài : 1) Tả bao quát : (hình dáng, màu sắc, chất liệu) Hình chữ nhật, dài 20cm rộng 4cm Chế tạo bằng một thứ nhựa cứng trong suốt 2) Tả chi tiết : Rất dẻo, bị uốn cong nhưng sau khi thả tay nó vẫn như cũ. Cạnh thước rất thẳng. Một mặt của thước được in chìm màu đen các chữ số 1, 2, 3, 4,..19, 20 Có các vạch ngắn, dài để phân biệt xăng-ti-mét và mi-li-mét Em dùng thước để kẻ lề, gach chân các tiêu mục, gạch ngang ở cuối bài học. Trong giờ vẽ thước giúp em vẽ hình đẹp hơn, chính xác hơn. III. Kết bài : Nêu tình cảm hoặc cảm nghĩ của em về cái thước kẻ. Nó rèn cho em tính cẩn thận, chu đáo, giúp tập vở em sạch đẹp hơn nhờ những dòng kẻ ngay ngắn, nó là dụng cụ học tập giúp em học tốt. Em rất yêu quý nó và sẽ giữ gìn nó cẩn thận. Đề 5 : Tả chiếc đồng hồ báo thức I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em( Ai mua ? Vào lúc nào ? ) - Nhân dịp đầu năm học mới - Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức II. Thân bài : 1) Tả bao quát : hình dáng, màu sắc, chất liệu - Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây. - Lóp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa - Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên. - Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng. 2) Tả chi tiết : mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, .. - Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh. - Có 12 chữ số màu trắng, viền đen - Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức - Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn. - Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính. III. Kết bài : - Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày. - Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ - Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích. Đề 5 : Tả Cái bàn ở lớp hoặc ở nhà I. Mở bài : Giới thiệu đồ vật - Đầu năm học, em được cô chủ nhiệm xếp vào ngồi ngay chiếc bàn khá đẹp. II. Thân bài : Tả bao quát : Hình dáng : Kiểu bàn hai chỗ ngồi dành cho học sinh tiểu học. Kích thước : cao vừa tầm em ngồi Màu sắc : màu vàng tự nhiên của gỗ được đánh véc-ni bóng loáng. Vật liệu : làm bằng gỗ thông, bào nhẵn Tả chi tiết (các bộ phận của cái bàn từ trên xuống dưới) Tả chi tiết bên trên : Mặt bàn : hình chữ nhật, dài hơn năm gang tay , rộng gần ba gang tay của em. Hộc bàn : rộng vừa đủ để có thể đặt một chiếc cặp vào trong em còn thường dùng để cất sách vở đang học Tả chi tiết bên dưới : Chân bàn : Bốn chân bàn cao cao được làm bằng sắt, trông thanh mảnh nhưng khá chắc chắn và nó được sơn phủ màu xám. Ghế ngồi : loại ghế đôi, hợp với chiều cao của học sinh . Chân ghế được hàn dính với bàn nên mỗi lần kê bàn, em phải kéo cả bàn lẫn ghế. Phía dưới có thanh ngang nên rất vững. Việc sử dụng : Lúc đang sử dụng : Thường xuyên lau chùi cẩn thận để bớt đi lớp mồ hôi do tay kê lên bànkhông vẽ bậy lên bàn, không dùng vật nhọn đâm lên bàn. Lúc không sử dụng : kê bàn ngay ngắn, không cho ai nhảy lên bàn. III. Kết bài : Nêu cảm nghĩ Nhìn ngắm cái bàn học, em càng hiểu được giá trị và lợi ích của chiếc bàn đã giúp em trong suốt một năm ngồi trên ghế nhà trường. Càng hiểu bao nhiêu em càng yêu quí cái bàn bấy nhiêu và tự hứa với lòng là sẽ giữ gìn, bảo quản tốt để bàn sử dụng được dài lâu.
File đính kèm:
- CAC BAI VAN THAM KHAO HKII.doc