Những câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 10836 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. “ Quê ở làng Giai Phạm huyện Văn Giang trấn Kinh Bắc” là quê hương của tác giả nào?
 A. Đặng Cần Côn. B. Đoàn Thị Điểm C. Phan Huy Ích D. Nguyễn Du.
2. Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Trích “Chi phụ ngâm” – Đặng Trần Côn) sử dụng bao nhiêu từ láy?
 A. 7 từ B. 8 từ C. 9 từ D. 10 từ 
3. “ gió đông” trong câu thơ: “ Lòng này gửi gió đông có tiện …” ở đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) chỉ gió mùa nào?
 A. Mùa xuân B. Mùa Hạ C. Mùa thu D. Mùa đông.
4.Chức vụ nào sau đây Nguyễn Du từng trải qua?
 A.Tri huyện Phù Du. B. Canh bạ dinh Quảng Bình
 C. Đông Các điện học sĩ. D. Tất cả A, B, C đều đúng.
5. Các nội dung sau đây được Nguyễn Du thể hiện trong tập thơ nào?
- Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện.
- Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.
- Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đoạ đày hắt hủi.
 A.Thanh Hiên thi tập. B. Bắc hành tạp lục C. Nam trung tạp ngâm. D. Cả ba A, B, C đều đúng.
6. “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết theo thể thơ nào?
 A. Thất ngôn B. Trường đoản cú C. Song thất lục bát D. Lục bát.
7. Đoạn trích Trao duyên có vị trí như thế nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
 A. trích từ câu 723 đến câu 756. B. trích từ câu 723 đến 765.
 C. trích từ câu 732 đến 765. D. Tất cả A, B, C đều sai.
8.Vật nào không có khi Kim – Kiều thề nguyền, ước hẹn?
 A. Chiếc quạt B. Chiếc vành C. Bức tờ mây. D. Chiếc trâm.
 9. Những từ ngữ chỉ cái chết trong đoạn trích Trao duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) từ ngữ nào nhắc đến “cõi âm”?
 A. thịt nát xương mòn B. nát thân bồ liễu. C. dạ đài D. thác oan.
10. Khi Kiều trao duyên cho Vân, Kiều không gọi Kim Trọng bằng cách gọi nào sau đây?
 A. Kim lang B. Tình lang C. Tình quân D. Chàng Kim.
11. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích Trao duyên ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) là:
 A. miêu tả nội tâm nhân vật B. tả cảnh C. tả tình D. tả cảnh ngụ tình.
12. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây:
“ Nhật kí trong tù” ……….một tấm lòng nhớ nước.
 A. biểu hiện B. phản ánh C. thấm đượm D. canh cánh E. bộc lộ.
13. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây:
 Cuộc đời hoạt động cách mạng rất ………….của các lãnh tụ cách mạng.
 A. quảng đại B. vinh quang C. hùng vĩ D. vĩ đại.
14. Đặc trưng nào cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật?
 A. Tính hình tượng B. Tính truyền cảm C. Tính cá thể hoá D. Cả A, B, C đều đúng.
15. Câu thơ: “Cảnh buồn người thiết tha lòng” trong đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Chinh phụ ngâm – Đặng trần Côn), “thiết tha” nghĩa là gì?
A. Quyến luyến, bịn rịn. B. Đau đớn, xót xa như bị cắt, bị mài.
C. Thổn thức, xao xuyến. D. Rầu rĩ, u hoài.
16. Câu thơ: “ Biết bao bướm lả ong lơi” trong đoạn trích Nỗi thương mình ( “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du) tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Thành ngữ. B. Thành ngữ và đảo ngữ.
C. Đảo ngữ và nghệ thuật tách từ. D. Sử dụng thành ngữ và nghệ thuật tách từ.
17. “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du thuộc thể loại nào?
A. Truyện Nôm bình dân. B. Truyện Nôm bác học
C. Truyện lịch sử D. Truyện truyền kì.
18. Chọn đáp án đúng về những địa danh có phong cảnh đẹp ở Trung Quốc, trong tác phẩm “ Bạch Đằng giang phú” ( Trương Hán Siêu).
A. Nguyên, Tương, Vũ Huyệt.
B. Bạch Đằng, Cửu Giang, Ngũ Hồ.
C. Tam Ngô, Bách Việt, Đại Than.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
19. Từ “ ba thu” trong câu: “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu” có nghĩa là: 
A. Ba mùa thu.
B. Ba tháng của mùa thu.
C. Tháng thứ ba của mùa thu.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
20. Trương Hán Siêu làm quan dưới mấy triều vua Trần?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
21. Từ “ nhị thánh” trong câu: “ Chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” nói đến hai vua nào?
A.Trần Thánh Tông, Trần Minh Tông.
B.Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
C.Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông.
D.Trần Anh Tông, Trần Hiến Tông.
22. Trương Hán Siêu học Tử Trường điều gì?
A. Đi khắp đó đây, vui thú cùng đất trời.
B. Ý chí bền bĩ.
C. Cách đánh giặc.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
23. Bài phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu thuộc loại phú nào?
 A. Bài phú B. Luật phú. C. Cổ phú. D. Văn phú.
24. Bố cục bài phú có bốn phần nào dưới đây?
A. Đe,à thực, luận, kết.
B. Đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.
C. Mở bài, thân bài, phát triển, kết.
D. Lung khởi, thích thực, ai điếu, vãn.
25. Các câu sau, câu nào có trong bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu?
 A. Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay.
B. Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước.
C. Chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã.
D. Cả A, B, C đều đúng.
26. Trong tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi trận mở đầu đánh giặc Minh là trận nào?
 A. Bồ Đằng B. Trà Lân C. Ninh Kiều D. Tốt Động.
27. Nguyễn Trãi được tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hoá thế giới ( UNESCO) công nhận là danh nhân Văn hóa năm nào?
 A.1890 B.1900 C.1980 D. 2000.
28. “Những kẻ tàn ác rồi sẽ bị trời chu đất diệt.”
 Câu trên sai vì lỗi gì?
 A. Sai chính tả. B. Sai về dùng từ. C. Thiếu thành phần chủ ngữ. D. Không sai.
 29.”Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung ra đời vào:
 A. đầu thời Minh ( 1268 -1544). B. đầu thời Minh ( 1368 -1644).
 C. đầu thời Minh ( 1468 -1744). D. đầu thời Minh ( 1568 -1844).
 

30. Trong những câu dưới đây, câu nào dùng từ không đúng?
A. Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
B. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu âm thanh và hình ảnh nên có thể nói đó là thứ tiếng linh động, phong phú.
C. Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
D. Những bài thơ của cô ấy thật lãng mạn.
31.” Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung gồm bao nhiêu hồi?
 A.90 B.100 C.110. D. 120 E.130.
32. “ Hồi trống” trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” mang ý nghĩa gì?
 A. Biểu dương tính cương trực B. Giải quyết nỗi oan khuất cho Quan Công.
 C. Giúp anh em Quan Công – Trương Phi đoàn tụ. D. Cả A, B, C, đều đúng.
33. “ Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào?
 A.Trường đoản cú. B.Song thất lục bát. C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. D. Cả A, B, C đều sai.
34. Vật nào không có trong đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn)?
 A. Hương B. Gương C. Lược D. Đàn E. Đèn.
35. Những hình ảnh nào sau đây gợi hình tượng không gian trong đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn)?
 A. Gió đông B. Non Yên C. Trời thăm thẳm. D. Cả A, B, C đều đúng.
36.Nhà thơ Trương Hán Siêu sống vào thời nào sau đây?
 A.Nhà Lí B.Nhà Trần C.Nhà Hồ D.Nhà Lê.
37.Ý nào sau đây đúng nhất về hình tượng của các bô lão?
A.Họ là những con người nhiệt tình hiếu khách.
B.Họ là những người niềm nở, vui vẻ.
C.Họ là những người tôn kính khách.
D.Cả A, B, C, đều đúng.
38.Vào năm 1400 sự kiện nào sau đây là đúng nhất về Nguyễn trãi?
A.Mẹ ông qua đời. B.Oâng đậu thái học sinh.
C.Oâng ngoại qua đời. D.Oâng bị quân Minh bắt.
39.Nguyễn Trãi viết “ Đại cáo bình Ngô” vào năm nào?
 A.1428 B.1429 C.1430 D.1431.
40.theo tư tưởng Nguyễn Trãi nhân nghĩa phải được hiểu như thế nào?
A.Môí quan hệ tốt đẹp giữa người với người. 
B.Con người có lòng thương dân
C.Con người phải biết chống lại thế lực tàn bạo.
D.Con người phải biết đứng lên chống giặc đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
41.Những sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du gồm những tác phẩm nào?
A.Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
B.Ức Trai thi tập, Nam trung tạp lục, Bắc hành tạp ngâm.
C.Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Văn chiêu hồn.
D.Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp lục, Bắc hành tạp ngâm.
42.Trong những câu sau đây cau nào chưa đúng về cấu tạo ngữ pháp?
A.Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
B.Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
C.Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
D.Ngôi nhà đã đem lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

43.Việc sử dụng đúng về từ ngữ, ý nào sau đây là đúng nhất?
A.Sử dụng đúng về hình thức cấu tạo.
B.Sử dụng đúng về đặc điểm ngữ pháp.
C.Sử dụng đúng về ý nghĩa.
D.Cả A, B, C đều đúng.
44.Hãy điền từ thích hợp vào khoảng trống sau:
“ Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt, cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về ………. và chữ viết nói chung”.
 A.Từ ngữ B.Chính tả. C.Ngữ nghĩa D.Ngữ âm
45.Đặng Trần Côn sống vào thời nào?
A.Nửa cuối thế kỉ XVI B.Nửa đầu thế kỉ XVII
C.Nửa đầu thế kỉ XVIII D.Nửa cuối thế kỉ XVIII.
46.Trong các câu sau đây, câu nào dùng từ chưa đúng?
A.Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
B.Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
C.Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt ngày đêm.
D.Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
47.Đoạn trích nỗi thương mình giúp ta hiểu gì về nhân vật Thuý Kiều?
A.Chung thuỷ với Kim Trọng.
B.Nhớ thương cha mẹ tha thiết.
C.Oán ghét những con người đả đưa nàng vào cảnh tủi nhục.
D.Ý thức về nhân cách cao đẹp của mình.
48.Những đặc trưng nào dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
A.Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính khuôn mẫu.
B.Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá.
C.Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cụ thể.
D.Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính hấp dẫn.
49.Theo quan niệm của Nho gia, chữ “ hiếu” phải được hiểu như thế nào?
A.Là một phạm trù đạo đức của con người.
B.Làm con phải tuyệt đối hiếu thảo với cha mẹ.
C.Là một nguyên tắc ứng xử của con người.
D.Cả A, B, C đều đúng.
50.Tử Trường trong bài “Phú sông Bạch Đằng” ( Trương Hán Siêu) là tên chữ của ai?
A.Gia Cát Lượng B.Tư Mã Thiên C.Đào Tiềm D.Lý Bạch.
51.Trong các tác phẩm dưới đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào thuộc thể loại chính luận?
A.Ức Trai thi tập B.Bình Ngô đại cáo C.Quân trung từ mệnh tập D.Cả A, B, C đều đúng.
52.Trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào được xem là áng “ thiên cổ hùng văn”?
A.Lam Sơn thực lục. B.Dư địa chí C.Quân trung từ mệnh tập D.Đại cáo bình Ngô.
53.Câu văn nào sau đây cho thấy lí tưởng, hoài bão lớn của Lê Lợi trong bài “ Đại cáo bình Ngô” ( Nguyễn Trãi):
A.Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh.
B.Căm giặc nước thề không cúng sống.
C.Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm tiến về đông.
D.Cỗ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả.
54.Trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ), Ngô Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi làm gì?
A.Đi gặp Diêm Vương B.Tiếp chuyện viên bách hộ họ Thôi
C.Châm lửa đốt đền D.Tiếp chuyện thổ công.
55. “ Hiền tài” có nghĩa là gì?
A.Người đỗ tiến sĩ B.Người không tham lam, độc ác.
C.Người văn võ song toàn D.Người có tài năng và đức độ.
56.Trong các sự việc dưới đây sự việc nào không thuộc “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ)?
A.Tử Văn tắm gội, khấn trời, châm lửa đốt đền.
B.Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn trả lại đền.
C. Viên Bách hộ họ Thôi bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành.
D.Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về tên Bách hộ họ Thôi.
57.Trong tác phẩm truyền kỳ yếu tố nghệ thuật nào là nổi bật?
A.Yếu tố kì ảo B.Yếu tố tả thực C.Yếu tố anh hùng D.Yếu tố trữ tình.
58.Phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn trong “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” là gì?
 A.Yêu nước sâu sắc B.tài năng mưu lược C.Khiêm tốn rất mực D.Trung quân ái quốc.
59.Trong tác phẩm: “ Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Ngô Sĩ Liên), câu nói thể hiện dũng khí của Trần Quốc Tuấn là gì?
A.Khoan thư sức dân. B.Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu.
C.Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng. D.Cả A, B, C đều đúng.
60.Viên Bách hộ họ Thôi trong tác phẩm: “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ) là người như thế nào?
 A. Xảo trá, gian ác. B. Hung hăn C.tham lam D.Liều lĩnh.
61.nguyễn Trãi được đời sau ca ngợi là do?
A.Người có số phận bi thương nhất trong lịch sử. B.Là danh nhân văn hoá lỗi lạc.
C.Anh hùng cứu nước D.Là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
62.Thái độ của Hoàng Đức Lương thể hiện qua bài tưa “ Trích Diễm thi tập”:
A.Trách móc những kẻ đã vô tình với dân tộc. 
B.Căm thù bọn xâm lược huỷ hoại thơ ca.
C.Xót xa cho di sản văn thơ của cha ông bị thất lạc.
 D.Aùi ngại trước những khó khăn trong công việc sưu tầm.
63.Cơ sở nhân nghĩa của Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi) thể hiện rõ và đầy đủ nhất trong từ ngữ nào?
 A.Điếu dân phạt tội. B.Mưu phạt tâm công C.Đại nghĩa, chí nhân D.Mở đường, hiếu sinh.
64.Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về có nghĩa là:
A.Chè của tiên nấuvới nước gánh về dưới bóng trăng.
B.Chè là chè tiên, nước là nước ghín, trăng là trăng đẹp.
C.Dưới ánh trăng, nấu nước chè, vừa uống nước vừa ngắm cảnh.
D.Chè nấu bằng thứ nước được gánh lẫn với trăng.
65.Thông tin nào đúng với gia thế của Nguyễn Trãi?
A.Nguyễn Trãi và cha ông cùng đỗ tiến sĩ trong một năm.
B.Nguyễn Trãi và cha ông cùng ra làm quan cho nhà Hồ.
C.Nguyễn Trãi, cha và em oông đều thi đỗ tiến sĩ.
D.Nguyễn Trãi, cha và em ông đều ra làm quan cho nhà Hồ.
66.Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi?
 A.1378 – 1440 B.1380 – 1442 C.1382 – 1440 D.1382 - 1442
67.Mục đích chủ yếu của thuyết minh là gì?
A.Bình luận về sự vật, hiện tượng.
B.Nói thật rõ về sự vật, hiện tượng.
C.Kể về sự vật, hiện tượng.
D.Ca ngợi về sự vật, hiện tượng.
68.Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi) là:
A.Ca ngợi Lê Lợi- Chủ soái của cuộc khởi nghiã Lam Sơn.
B.Tố cáo tội ác của quân xâm lược.
C.Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh.
D.Biểu dương sức mạnh, công trạng của nghĩa quân Lam Sơn.
69.Tên tác phẩm của Nguyễn Trãi thuần chất văn học là:
A.Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô B.Chí linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục.
C.Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. D.Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng.
70.Yêu cầu về tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh là?
A.Tri thức phải đảm bảo tính klhách quan, khoia học đáng tin cậy.
B.Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so lsánh cụ thể.
C.Câu văn phải biến hoá linh hoạt, giàu màu sắc biểu cảm.
D.Phải sử dụng nhiều số liệu, nhiều sự kiện quan trọng.
71.Nguyễn Trãi thừa lệnh của ai đ8ể viết Đại cáo bình Ngô?
 A.Lê Thái Tổ B.Lê Thái Tông C.Lê Thánh Tông D.Trần Thánh Tông.
72.Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì?
 A.Sinh động B.Hấp dẫn C.Chuẩn xác D.Khách quan.
73.Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là:
A.Giải trí và tuyên truyền B.Nhận thức và giao tiếp.
C.Thông tin và thẩm mĩ. D.Giáo dục và tuyên truyền.
74.Ngôn ngữ nghệ thuật còn gọi là:
 A.Ngôn ngữ văn chương B.Ngôn ngữ thơ C.Ngôn ngữ văn xuôi D.Ngôn ngữ kịch.
75.Tác phẩm nào của Nguyễn có ý nghĩa “ đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt”?
 A.Ức Trai thi tập B.Quốc âm thi tập C.Lam Sơn thực lục D.Dư địa chí.
76.Chữ cáo trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đồng nghĩa với từ nào sau đây?
 A.Cáo bệnh B.Cáo tạ C.Cáo lão D.Bố cáo.
77.Sông Bạch Đằng trong bài Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu) là nơi:
A.Ghi dấu lịch sử của Trung Quốc.
B.Ghi dấu lịch sử của những người đã hy sinh.
C.Ghi dấu nhiều chiến công lịch sử giữ nước của dân tộc.
D.Cả A, B, C đều đúng.
78.Trong tác phẩm: Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi ) thể hiện phương kế đánh giặc của Lê Lợi như thế nào?
 A.Xuất kì B.Mai phục C.Đoàn kết dân tộc D.Cả A,B,C đều đúng.
79.Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ mấy của dân tộc Việt Nam?
 A.thứ nhất B.thứ hai C.thứ ba D.thứ tư
80.Bài Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu) có nhắc đến các điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến?
A.Nhân hoà, địa lợi. B.Thiên thời, nhân hoà.
C.Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. D.Địa lợi, nhân hoà.
81.Bài Phú sông Bạch Đằng( Trương Hán Siêu) sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A.Khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái.
B.Khi nhà Trần đang cường thịnh.
C.Khi nhà Trần vừa đánh thắng quân Nguyên Mông.
D.Khi nhà Trần vừa củng cố lại chính quyền.
82.Câu văn sau đây có mấy cách sửa lỗi:
qua táp phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
 A.Một cách B.Hai cách C.Ba cách D.Bốn cách.
83.Ý nào sau đây đúng với cấu trúc một văn bản thuyết minh thường gặp:
A.Gồm câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn, câu kết đoạn.
B.gồm câu mở đoạn, câu phát triển đoạn, câu kết đoạn.
C.Gồm câu mở đoạn, câu chuyển đoạn, câu kết đoạn.
D.Gồm câu mở bài, thân bài, kết bài.
84.Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống cho câu sau:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái………., nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc ………, nơi quả ngọt trái sai đã …….da dẻ chị.
A.nơi này, đầu tiên, tô hồng. B.chốn này, đầu tiên, thắm hồng.
C.chốn này, đầu đời, thắm hồng. D.chốn này, đầu tiên, tô hồng.
85Trong câu văn: “ Ba-sô là thi sĩ” tác giả đã sử dụng phương pháp thyết minh nào?
 A.Nêu định nghĩa. B.Phân tích C.Nêu ví dụ D.Chú thích.
86.Trong truyện “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ), khi đối chất ở âm ti Ngô Tử Văn có thái độ như thế nào?
A.không chịu nhún nhường B.không chịu thua thiệt
C.không để kẻ ác lộng hành D.không chịu thua kiện.
87.Trong đoạn văn sau tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào:
“ Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà ldám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở minh ti, thật là xứng đáng( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ)
 A.phân tích B.liệt kê C.giảng giải nguyên nhân kết quả D.chú thích.
88.Trong truyện: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ), hành động đốt đền của Ngô tử Văn nói lên điều gì?
A.thái độ đả phá mê tín. B.khát vọng công lí
C.tính hiếu thắng của tuổi trẻ D.thể hiện khí phách của người quân tử.
89.Truyền kì mạn lục ( Nguyễn Dữ) được Vũ Khâm Lân khen tặng là:
 A.Thiên cổ kì văn B.thiên cổ kì bút. C.Thiên cổ kì thi D.Thiên cổ kì phú.
90.Tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu?
 A.Trung Quốc B.Phương Tây C.Bản địa D.Tất cả A, B, c đều sai.
91.Vào nửa đầu thế kỉ XVII, một giáo sĩ phương Tây đã dựa vào ………….để xây dựng một thứ chữ mới để ghi âm tiếng Việt. Đó là thứ chữ nào sau đây?
 A.Tiếng Pháp B.bộ chữ cái Latinh. C.tiếng Mã lai D.tiếng anh.
92.Thái độ của trần Quốc tuấn ( Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn – Ngô Sĩ Liên) khi nghe câu trả lời của hai tên gia nô như thế nào?
A.Cảm phục đến khóc, khen ngợi. B.Rút gươm kể tội.
C.Ngẫm cho là phải. D.Cả A, B, c đều sai.
93.Trần Quốc Tuấn soạn sách dạy các tì tướng. Đó là tập sách nào sau đây?
A.Vạn kiếp tông bí truyền thư B.Quân trung từ mệnh tập.
C.Chí linh sơn phú. D.Binh gia diệu lí yếu lược.
94.Giặc phương Bắc gọi Trần Quốc Tuấn là:
A.Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. B.Hưng Đạo Vương.
C.An Nam Hưng đạo Vương. D.Đức thánh Trần.
95. Nhân vật nào không phải là môn khách của trần Hưng Đạo? ( Được nêu ở văn bản hưng Đạo đại Vương trần Quốc Tuấn – Ngô Sĩ Liên)
 A. Phạm Ngũ Lão. B. Phạm Lãm C. Trương Hán Siêu D. Ngô Sĩ Liên.


File đính kèm:

  • docTAP HOP CAC DE KIEM TRA 1545 PHUT.doc