Những công việc cụ thể để xây dựng bài văn hay

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những công việc cụ thể để xây dựng bài văn hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG BÀI VĂN HAY

LỜI GIỚI THIỆU

Các anh chị em đồng nghiệp thân mến!
Thời gian gần đây nhiều tài liệu viết về môn Làm văn xuất bản khá nhiều. Điều ấy nói rằng giáo viên dạy văn nói riêng cũng như học sinh đang có nhu cầu cần thiết. Đó là nhu cầu biết cách viết văn, viết đúng, viết hay. Nhưng lí do thiết thực hơn là đã học thì phải thi, đã thi thì ai cũng muốn đạt điểm cao. Kiểm tra Ngữ văn chủ yếu là phần Tự luận (Tập làm văn). Do tình hình chung của đại bộ phận phụ huynh chỉ muốn con em mình học tốt các môn khoa học tự nhiên. Hoặc có chăng học tốt môn Ngoại ngữ còn tất cả những bộ môn xã hội đều dễ dàng bị xem nhẹ có lắm lúc đi vào quên lãng. Nhằm đánh thức các em, giáo viên Tổ Văn chúng tôi không những gây hứng thú bằng nhiều cách để xây dựng các em có một cách học tương đối cơ bản khi hướng về bộ môn Ngữ văn. Đó là lí do chúng tôi viết chuyên đề: 
NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐỂ XÂY DỰNG BÀI VĂN HAY

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Do địa bàn phường An Lạc đa số thuộc thành phần con em lao động nghèo, đầu vào chỉ ở dạng trung bình nên không dễ dàng tìm được những em cảm thụ tốt khi học văn, lại viết sai chính tả, hành văn thì quá vụng về … Đó là những nguyên nhân vô cùng nan giải để cảm hoá các em yêu bộ môn Văn. Thế nhưng, người xưa nói rằng 
“Thương người thương cả đường đi
Ghét người ghét cả tông ty nhà người”
Đánh được yếu điểm của họ sinh An Lạc chúng ta nên đã nhiều năm gần đây (hơn 10 năm) từng thành viên trong Tổ chúng tôi đã uốn nắn các em từng bước một để các em trước tiên cảm nhận “yêu Cô” để học tốt “môn Cô dạy” vì Cô dạy tiếng “mẹ đẻ” mà, quả thật như vậy. Chúng tôi đã dẫn dắt các em từng bước một từ lớp 6 đến lớp 9 với các bước kết hợp nhịp nhàng: viết đúng chính tả dùng từ đặt câu dựng đoạn
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ:
Bộ môn Ngữ Văn ở bậc THCS là một trong những mục tiêu giáo dục cần đạt để tiếp tục hướng dẫn và rèn luyện học sinh viết đúng chính tả, nó có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh cảm thụ tác phẩm Văn học một cách đúng đắn và chính xác về mặt tư tưởng, tình cảm cũng như nghệ thuật của người viết. Đồng thời còn giúp học sinh sử dụng thành thạo Tiếng việt trong nhiều trường hợp phức tạp mà không cần đến các bộ phận từ mượn khác góp phần gìn giữ sự trong sáng của Tiếng việt. Mặc khác, trong thực tế hiện nay tình trạng viết sai chính tả của học sinh còn rất phổ biến, điều đó hạn chế đến năng lực cảm thụ và diễn đạt trong giao tiếp của học sinh được thể hiện rõ nét.
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ:
* Giáo viên Văn cần nắm vững những quy tắc chính tả, mẹo luật:
Luật hỏi - ngã: Không (huyền) - hỏi (?) - sắc (/) - nặng (.) – ngã (~)
Viết hỏi những tiếng khởi đầu bằng nguyên âm: A, Ă, Â, E, Ê, I, Y, O, Ô, Ơ, U, Ư (ngoại trừ ễnh, ẫm, ưỡn)
Viết hỏi những tiếng khởi đầu bằng phụ âm: KH, X (chỉ viết ngã xã, xoã)
Viết ngã tất cả tiếng Hán việt khởi đầu bằng: L, M, N, NG, NGH, NH, D, V
* Tìm nguyên nhân mắc lỗi của học sinh (địa phương phát âm)
- Miền Nam: Âm tr: trăng tròn chăn chòn; rõ ràng gõ gàng
Xét về ý nghĩa để đánh dấu hỏi – ngã (nghỉ - nghĩ, sắt - sắc, củ - cũ)
* Qua những lần trả bài tập làm văn, giáo viên uốn nắn cho các em để từ đó các em nhận biết ngữ nghĩa
* Nhắc nhở các em lập sổ tay Văn học
* Tổ chức những trò chơi tìm từ hoặc sửa lỗi, làm bài tập vui, câu đố, hái hoa dân chủ…
* Rèn luyện khi học sinh đọc văn bản, uốn nắn cách phát âm (nêu vài ví dụ điển hình). Muốn đạt kết quả phải kiên trì luyện tập cho bản thân và cả học sinh không tuỳ tiện bỏ qua những từ mà mình có thể sai. Cần tra cứu để tìm cách viết đúng nhất. Bản thân giáo viên phải phát âm chuẩn. Có hình thức khen thưởng động viên, nhanh chóng thay đổi phương pháp để phù hợp sự tiến bộ của từng giai đoạn học tập nhằm khắc phục lỗi chính tả thiết thực. Cho nên việc rèn viết đúng chính tả là nhiệm vụ của toàn các cấp học từ tiểu học đến cấp 3. Đặc biệt ở cấp 2 mà cụ thể là nhiệm vụ của giáo viên Ngữ văn phải gánh một trọng trách lớn nhất.
DÙNG TỪ - ĐẶT CÂU - DỰNG ĐOẠN:
Do xu hướng phát triển qúa nhanh chóng của xã hội nên từ ngữ cũng phát triển theo trào lưu mới. Thế nhưng các em vốn nhạy cảm theo hướng ngược lại, chưa có bản lĩnh từng trãi, chưa phân biệt đúng – sai, tốt - xấu, nên đã vô hình dung để ngộ nhận trong việc dùng từ, đặt câu. Một bài văn như chúng ta biết đó là một thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Cho nên “định lý đảo” ở đây sẽ là: Nếu các phần, các đoạn, các câu không dính với nhau chặt chẽ, tránh một khối thì chỉnh thể thống nhất của bài văn sẽ bị phá vỡ. Nghĩa là bài văn chă đạt yêu cầu. Tuy nhiên cần thấy rằng trong một bài văn, nhiều đoạn, phần đã tự thân kết dính với nhau vì chúng tiếp nối, quan hệ hữu cơ với nhau chung quanh một chủ đề, một nội dung, ý tứ. Lại có những phần, đoạn không có sự tự thân kết dính hoặc độ tự thân kết dính giữa chúng qú thấp do không có sự liên tiếp hay hữu cơ cao trong quan hệ nội dung. Ở những đoạn, phần này để tăng cường sự kết dính, ta phải chuyển tiếp. Dùng từ ngữ, câu, đoạn để chuyển tiếp.
1/ Dùng từ: Phải biết cách dùng từ “đúng” và “trúng”
Các em có thể viết: Anh chiến sĩ đã hy sinh ở chiến trường (Đúng)
chứ không thể viết: Anh chiến sĩ đã toi mạng ở chiến trường hay Tên cướp đã hy sinh hôm qua mà phải viết: Tên cướp đã toi mạng hôm qua.
Chẳng hạn nói về trường hợp nhân vật Chí Phèo, một nông dân lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến biến thành một tên lưu manh hung dữ với bộ mặt gớm guốc đầy vết sẹo ngang dọc. Có nhà phê bình gọi thế là một con người đã bị tước đoạt cả cá tính lẫn nhân hình. Viết văn như vậy là rất đúng.
Trong lí luận thơ phương Đông, người ta dùng những từ “nhân tự, thần tự” là chỉ những trường hợp này. Thi sĩ Tản Đà chắc đã suy nghĩ rất nhiều khi thay từ “tuôn” bằng từ “khô” ở câu thơ:
“Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”
(Thề non nước)
Trong trường hợp này dùng từ “tuôn” đúng nhưng không trúng. Cũng như thế nếu ta thay từ “lèn” bằng một từ khác đồng nghĩa xem sắc thái biểu cảm trong câu thơ của Nguyễn Khuyến có gì thay đổi:
“Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồng”
(Hỏi thăm quan tuần mất cướp)
Ở đây khó cso thể nào thay thế được từ “lèn”. Văn là văn phải viết trúng, đúng từ ngữ, hình ảnh. Trúng tức là ở chỗ ấy, phải dùng từ ấy, ngữ ấy, câu ấy, hình ảnh ấy… chứ không thể dùng hình ảnh khác, câu khác, từ khác được.
Đúng chưa đủ mà phải độc đáo, mới mẻ. Văn viết đúng có thể chỉ là sự phát biểu những chân lý muôn thuở nhiều khi đã quen nhàm “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…” Văn đạt về trình độ hay xét về nội dung phải có một số ý chẳng những đúng mà còn mới lạ, độc đáo nữa. Tất nhiên yêu cầu này đối với học sinh chỉ nên quan niệm ở mức độ vừa phải. Chỉ cần các em tiếp thu được ý kiến mới và độc đáo của người khác cũng có thể xem là đạt rồi.
Trong các kì thi, những đợt kiểm tra phát hiện bài hay qua dùng từ chúng ta mạnh dạn nêu tên học sinh đọc giữa lớp để các em học hỏi. Bên cạnh đó vẫn có những trận cười của giáo viên khi phát hiện cách dùng từ quá bừa bãi cũng đọc cho các em rút kinh nghiệm nhưng tế nhị không nêu tên. Ví dụ: Các em dùng từ
+ Tên tác phẩm hay hết sẩy.
+ Ngòi bút tác giả bá cháy, bét ken.
+ Trường mình bây giờ treo một bảng điện tử to tổ bố.
+ Tán lá bự (Tán lá xoè rộng)
+ Ca ngợi về ông ngư trong truyện “Lục Vân Tiên”, học sinh viết: Ông ngư là một con người có đạo đức, đề cao lối sống tự do ngoài vòng pháp luật (Thay vì tự do ngoài vòng danh lợi)
Đối với trình độ học sinh có được một ý, một từ gì mới và riêng về Văn học sử và lí luận Văn học thì hẳn là “tuyệt vời”, nhưng đối với việc cảm và hiểu một bài văn, bài thơ thì các em hoàn toàn có thể có được những ý mới lạ, độc đáo nhiều khi chỉ nhờ cảm quan hồn nhiên, trung thực của mình. Nên chúng ta thường xuyên giúp các em trau dồi vốn từ thông qua những giờ dạy, sinh hoạt… để các em ngày càng tiến bộ hơn.
2/ Đặt câu - Dựng đoạn:
Làm một bài văn giống như dựng một ngôi nhà, trước hết pahỉ có đủ vật liệu cần thiết ở bài văn chúng tôi gọi là chất liệu là luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, các dẫn chứng thơ (văn)… được gọi chung là huy động kiến thức cần thiết cho bài văn. Để bài văn đạt yêu cầu, chúng ta không quên khâu luyện viết câu, dựng đoạn.
Ngay từ thời học cấp I, các thầy cô cũng đã cung cấp kiến thức về các dạng câu để liên kết đoạn thế nhưng một chứng bện “nan y” của học sinh An Lạc chúng ta đã viết sai chính tả (hơn 60%) lại vụng về trong đặt câu, dựng đoạn. Theo tinh thần đổi mới để thể hiện tính tích hợp đạt yêu cầu giáo viên Văn chúng tôi vận dụng trong những giờ dạy ở trên lớp về phân môn Văn học một mặt giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, mặt khác xem cách thức phân tích câu luyện dựng đoạn văn. Suốt cả năm học, rất nhiều giờ Văn. Nếu có ý thức tự các em có thể trang bị cho mình một vốn kiến thức khá phong phú.
Ví dụ: Luyện câu theo cấu trúc bình thường: Chủ - vị
Khi vận dụng những yếu tố nghệ thuật để câu hay và nhằm nhấn mạnh dụng ý người viết ta có thể đảo
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông , chợ mấy nhà”
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Nhưng trong câu tiếng việt không dễ dàng muốn đảo là được dâu
Ví dụ: Tôi / ăn cơm Không đảo: Cơm ăn tôi
Trong khâu chuẩn bị này chưa nên băn khoăn nhiều về việc xây dựng trật tự, hệ thống cảu câu, đoạn. Đây là công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành bài văn.
3/ Luyện tạo văn bản:
Đây là khâu thực sự xây dựng hình hài, xương cốt của bài văn. Chúng ta đừng ngộ nhận học văn hay là do trời phú có khiếu viết, nói… (thiên phú) mà thực chất “Thiên tài là sự cố gắng” chẳng có “Thần đồng, thiên phú” nào có sẵn nếu như tự thân mỗi em không chịu kiên nhẫn luyện tập. Nhưng phải có sự dìu dắt của giáo viên thì các em sẽ đỡ phần nào vất vả. Học sinh trường chúng ta có thói quen đọc đề xong là cầm viết cúi đầu viết đại “vô thưởng vô phạt” (hơn 50%). Bởi vậy, qua những buổi học ngoại khoá, phụ đạo, giáo viên chúng tôi tập cho các em có thói quen biết đi các bước, đặc biệt phần này ở lớp 7 dạy rất cẩn thận. Khi tạo văn bản (bài làm văn) phải có thói quen thực hiện các bước lập dàn ý 
Bước 1: Định hướng (đối tượng, mục đích, nội dung…)
Bước 2: Lập dàn ý (Mở - thân - kết)
Bước 3: Dùng từ, câu, đoạn để tạo văn bản
Bước 4: Kiểm tra văn bản (tiến hành song song vừa viết vừa kiểm tra về chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn)
Từ những uốn nắn ấy, các em không còn sợ môn Văn dần dần viết được, viết đúng, viết hay. Không thể viết một bài văn hay nếu không có một đề cương, một dàn ý ngay cả những cây bút chuyên nghiệp, các nhà phê bình giàu kinh nghiệm và tài hoa vẫn phải có đề cương trước khi viết. Đề cương bài luận giúp học sinh viết thoải mái dễ dàng. Bởi vì nó cung cấp toàn bộ trọng điểm, trọng tâm của một phạm vi trong một thời gian nhất định (45phút hay 90phút hoặc 120phút). Đề cương bài luận là cơ sở tạo văn bản cho thấy được mối liên hệ bên trong của nội dung vấn đề và thấy được tiến trình phát triển của tư tưởng trong logíc của nó.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Đã hơn 10 năm trôi qua, khi mà ngày ấy chất lượng môn Văn của học sinh An Lạc là nỗi lo âu của phụ huynh phải lưu ban, thi lại (những năm trước 1990). Học trò run sợ khi đối đầu với những giờ luận văn thì bây giờ cái nhìn “ngày ấy” không còn nữa. Tổ Văn chúng tôi có một lợi thế là tất cả rất đều tay trong chuyên môn, có lòng tự trọng cao và luôn có cái “tâm” với đám học sinh lao động nghèo. Nên gần 10 năm trở lại đây một thực tế hiển nhiên cho thấy chất lượng cuối năm cả Tổ luôn đạt và vượt chỉ tiêu quy định. Đặc biệt trong nhiều năm liền tỉ lệ tốt nghiệp cuối năm của khối 9 bộ môn Văn luôn chiếm 100% học sinh trên trung bình đã góp một phần nhỏ nâng chỉ tiêu tốt nghiệp của trường An Lạc không thua các trường lớn có đầu vào tốt hơn trường chúng ta. Đó chính là công việc từng giờ, từng ngày Tổ Văn chúng tôi không ngừng luyện tập cho các em đúng theo chủ đề trên.

LỜI CẢM TẠ
Kính thưa quý thầy cô!
Ông bà ta thường nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Thực chất học sinh An Lạc chúng ta quá đổi yếu kém. Trên đây là những nổ lực của giáo viên tổ chúng tôi. Thế nhưng cũng chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong muôn ngàn lỗ hỏng mà các em thường xuyên mắc phải. Hy vọng với chuyên đề này, việc rèn luyện học sinh cách viết đúng, dùng từ … không phải là nhiệm vụ củ riêng ai mà là trách nhiệm chung của chúng ta khi xã hội ngày càng tiến nhanh để hội nhập. Rất mong sự thông cảm của quý thầy cô với những vấn đề chưa được đồng cảm. 
Trân trọng kính chào!
TỔ VĂN - NGHỆ THUẬT

File đính kèm:

  • docchuyen de.doc
Đề thi liên quan