Những kiến thức cơ bản Ngữ Văn 8

doc11 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những kiến thức cơ bản Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những kiến thức cơ bản Ngữ văn 8
I. Tiếng Việt:
1. Biện pháp tu từ:
* Tu từ về từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.
* Tu từ về câu: Đảo trật tự cú pháp, lặp cú pháp, câu hỏi tu từ.
* Tu từ về ngữ âm: Điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh, đối thanh, hài thanh. 
 (Từ láy, từ tượng thanh, tượng hình)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
* Nghĩa gốc (Nghiã chính, nghĩa đen): Nghĩa biểu vật (ý nghĩa gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan) thường hiểu với một từ nào đó khi nó đứng một mình, ít lệ thuộc vào những từ đi trước hoặc sau nó.
* Nghĩa chuyển: Hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: Dựa vào nét tương đồng giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: Dựa vào nét tương cận giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
* Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
3. Trường từ vựng: Tập hợp tất cả những từ có nét chung về nghĩa.
4. Từ loại, hiện tượng chuyển loại của từ.
- Thực từ: DT, ĐT, TT.
- Hư từ: Trợ từ, thán từ, tình thái từ.
5. Ôn tập về dấu câu.
6. Các kiểu câu phân theo MĐN, HĐN.
7. Phân biệt từ thuần Việt- từ Hán Việt, từ ghép- từ láy.
II.Văn bản:
1. Truyện kí:
 - Việt Nam: Tôi đi học(1941, Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ (1938, Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn- 1939, Ngô Tất Tố), Lão Hạc (1943, Nam Cao).
- Nước ngoài: Cô bé bán diêm (Đan Mạch, An-đéc- xen), Chiếc lá cuối cùng (Mĩ, O Hen- ri), Đánh nhau với cối xay gió (Tây Ban Nha, trích “Đôn ki -hô- tê”, Xéc- van- tét), Hai cây phong (Cư- rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây, trích “Người thầy đầu tiên”, Ai- ma- tốp.)
2. Thơ 30- 45:
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)
- Ông đồ, Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngám trăng, Đi đường.
3. Văn nghị luận cổ:
- Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta.
4. Văn bản nhật dụng:
 Thông tin về trái đất năm 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá.
III. Tập làm văn:
Tự sự: Kể chuyện đời thường, tưởng tượng.
Thuyết minh: vật dụng, thể loại văn học, danh lam thắng cảnh, phương pháp (cách làm), một tác phẩm văn học.
Nghị luận:
Vấn đề chính trị- xã hội (hiện tượng, tư tưởng đạo lí).
Văn học:- Chủ đề: Người nông dân trước CM; Văn học ca ngợi tình yêu thương giữa con người- con người; người anh hùng đầu TK XX; chất người cộng sản HCM qua thơ Bác; Lòng yêu nước, quan tâm đến dân của các bậc Vĩ nhân...
Tác phẩm truyện: Nhân vật, nội dung, nghệ thuật.
Tác phẩm thơ: Bài thơ, đoạn thơ.

































Quê hương
 I. Tác giả- tác phẩm: (MB)
- Tế Hanh có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối với hồn thơ mang nặng tình yêu quê hương.
- “Quê hương”sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang học ở Huế. Bài thơ là những hồi tưởng về hình ảnh quê hương và nỗi nhớ quê da diết của Tế Hanh.
II. Phân tích: (TB)
1. Hình ảnh quê hương trong kí ức:
* Hai câu đầu giới thiệu khái quát về quê hương. Đó là một làng chài giữa mênh mông sông nước: (Trích 2 câu thơ đầu).
* Cảnh dân chài ra khơi đánh cá: 6 câu tiếp .
- Ra khơi vào buổi sớm bình minh, khung cảnh thiên nhiên đẹp với những chàng trai trẻ trung, cường tráng, hăm hở.
- Tác giả miêu tả cụ thể:
+ Hình ảnh chiếc thuyền: 
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 -> Với BPNT so sánh: chiếc thuyền- con tuấn mã, tác giả nhấn mạnh khí thế băng tới dũng mãnh, toát lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống mạnh mẽ đầy hấp dẫn của con thuyền,
+ Hình ảnh cánh buồm được so sánh, nhân hoá độc đáo:
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 -> Cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Nó biểu hiện cho linh hồn của làng chài.
=> Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, bức tranh lao động đầy hứng khởi và đạt dào sức sống.
* Cảnh dân chài đánh cá trở về: 8 câu tiếp. 
- Náo nhiệt, đầy ắp niềm vui vì đón mừng những mẻ cá bội thu.
- Hình ảnh người dân chài: vừa tả thực, vừa lãng mạn. . (trích2 câu thơ)
+ Tả thực:da ngăm rám nắng-> nước da nhuộm nắng, nhuộm gió biển khơi.
+ Chi tiết lãng mạn: Thân hình nồng thở vị xa xăm-> vị mặn mòi, hùng vĩ, bao la của đại dương ngấm vào thân hình tạo nên vẻ đẹp riêng khoẻ khoắn.
- Hình ảnh con thuyền: (Trích 2 câu thơ)-> nhân hoá như một thành viên của làng chài, nghỉ ngơi sau thời gian lao động vất vả, cận lực nơi biển xa.
-> Cuộc sống lao động nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi lo toan, vất vả.
=> Bức tranh quê hiện lên đẹp, sống động như vậy cho thấy tác giả có tâm hồn tinh tế và tình yêu quê tha thiết.
2. Nỗi nhớ quê da diết của tác giả: 4 câu cuối- trích thơ.
 Đó là nỗi nhớ cụ thể, thắm thiết, bền bỉ, chân thành.
III. Tổng kết: KB
 Bằng những hình ảnh thơ chân thực, mới lạ, khoẻ khoắn tác giả đã tái hiện lại bức tranh làng quê tươi sáng, khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống. Đồng thời Tế Hanh cũng bộc lộ tình yêu quê trong sáng, đằm thắm.
Tức cảnh Pác Bó
I. Tác giả- tác phẩm: (MB)
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
- “Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ hay được Bác sáng tác tháng 2 năm 1941, khi Bác sống và lãnh đạo phong trào CM ở Pác Bó(Cao Bằng).
- Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác 
II. Phân tích: (TB)
1. Cảnh sinh hoạt: 3 câu đầu.
* Câu 1: Nơi ở.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
- Nhịp 3/4, đối (thời gian, không gian, hành động)->Toát lên cảm giác nhịp nhàng,nề nếp.
- Giọng thơ thoải mái, phơi phới.
-> Đó là cuộc sống bí mật nhưng nề nếp, Bác Hồ thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng.
* Câu 2: Bữa ăn.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
- Câu thơ có 2 cách hiểu:
+ Cách hiểu1: Dù phải ăn cháo bẹ rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng-> Cách hiểu này không sai về ngữ pháp nhưng không phù hợp với giọng điệu, kết cấu toàn bài.
+ Cách hiểu 2: Lương thực, thực phẩm luôn sẵn có, sẵn có đến dư thừa.
- Câu thơ tiếp tục giọng điệu vui đùa.
* Câu 3: Nơi làm việc rất tạm bợ.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
=> Như vậy 3 câu thơ đầu nói về cảnh sinh hoạt của Bác ở Pác Bó, toát lên cảm giác thích thú, bằng lòng. Thực tế cảnh sinh hoạt nơi đây vô cùng gian khổ, bài thơ cũng nói đến sự thật đó. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích của Bác Hồ là rất thật. Đó chính là cái “thú lâm tuyền”(niềm vui sống giữa thiên nhiên) của Người.
2. Cảm nghĩ của Bác: Câu 4- Cuộc đời cách mạng thật là sang.
- Câu thơ thể hiện một quan niệm nhân sinh, một lối sống và ứng xử tuyệt đẹp của Bác : vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang.
- Bác thấy Sang vì: đời sống tâm hồn phong phú.
+ Bác được trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào CM.
+ Lạc quan, tin tưởng về thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần.
-> Nên mọi gian khổ trong sinh hoạt không có nghĩa gì, tất cả đều trở thành sang trọng. 
=> Thú lâm tuyền của Bác khác với người xưa: Người xưa tìm đến thú lâm tuyền là để lánh đục về trong, không quan tâm đến cuộc đời. Còn Bác, sống hoà nhịp với lâm tuyền vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ. Và chính cuộc sống lâm tuyền là một biểu hiện của cuộc đời CM ở Bác. Do đó, nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực tế vẫn là chiến sĩ.
III. Tổng kết(KB): “TCPB” là bài thơ tứ tuyệt bình dị, pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác. Với Người, làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Ngắm trăng
I. Tác giả- tác phẩm (MB):
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
- “Ngắm trăng” là một bài thơ trích từ tập “Nhật kí trong tù”(1942-1943), Bác sáng tác khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây (TQ).
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung của Bác Hồ.
II. Phân tích: (TB)
1. Hai câu đầu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
- Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: trong tù, không rượu, không hoa. Điệp từ “không” nhấn mạnh sự thiếu thốn những điều kiện cần thiết để ngắm trăng.
- Nhưng không vì thế Người không xao động, không khao khát được ngắm trăng. Câu thứ 2 người dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?). Chính cái xốn xang, bối rối đó cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ.
=> Bác yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
2. Hai câu sau: 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
- Hai câu thơ có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau: 
+ ở mỗi câu , chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chữ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song).
+ Hai câu tạo thành một cặp đối: nhân- nguyệt, minh nguyệt- thi gia.
- Nhân hoá.
-> Hiệu quả nghệ thuật: Cho thấy cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Với Bác Hồ trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỉ từ lâu.
- Hai câu thơ còn cho thấy cuộc vượt ngục về tinh thần kì diệu của người chiến sĩ- thi sĩ ấy.
=> Có thể nói, đằng sau những câu thơ rất thơ lại là một tinh thần thép, mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề tàn bạo của ngục tù.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: - Vừa có màu sắc cổ điển (thi liệu cổ- rượu, hoa, trăng; cấu trúc đăng đối; hình ảnh chủ thể trữ tình ung dung, giao cảm với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, luôn hướng về ánh sáng; toát lên tinh thần thép).
- Vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc, dư ba.
2. Nội dung:
 Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.




đi đường
I. Tác giả- tác phẩm (MB):
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.
- “Đi đường” là một bài thơ tứ tuyệt trích từ tập “Nhật kí trong tù”(1942-1943), Bác sáng tác khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây (TQ).
- Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
II. Phân tích: (TB)
1. Hai câu đầu: Nỗi gian lao của người đi đường.
- Câu đầu:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Có đi đường mới biết đi đường khó)
+ Việc lại hai chữ “tẩu lộ”-> làm nỗi bật ý thơ: đường đi thật khó khăn, gian nan.
+ Câu thơ đơn sơ nhưng nặng suy ngẫm, cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa, vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi.
- Câu 2: Nhấn mạnh việc đi đường khó như thế nào.
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)
+ Điệp “trùng san” -> nỗi khó khăn gian lao triền miên, dường như bất tận.
=> Hai câu sử dụng những từ giàu sắc thái biểu cảm: tài tri (mới biết), hựu (lại)- đã hiện lên thấp thoáng nhân vật trữ tình- người tù cách mạng Hồ Chí Minh, đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
2. Hai câu sau: Niềm vui sướng vô hạn khi người đi đường lên đến đỉnh núi cao nhất ngắm cảnh.
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
- Người đi đường núi vất vả đã trở thành người khách du lịch đến vị trí cao nhất, cũng là tốt nhất, để tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh nước non hùng vĩ bao la trải ra trước mặt.
- Tư thế con người: ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp. Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ.
=> Bài thơ mang hai lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng nói về con đường CM, đường đời. Bác Hồ muốn nêu ra một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế hằng ngày của chính Bác: Con đường CM là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
III. Tổng kết (KB):
Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.
Đây thực sự là bài thơ hay, có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn, thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.





nhớ rừng
I. Tác giả- tác phẩm:
- Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu, với một hồn thơ lãng mạn.
- “Nhớ rừng” là một bài thơ hay nhất, tiéu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mỏ đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, bài thơ thể hiện sâu sắc tâm sự u uất của người dân VN mất nước khi đó.
II. Phân tích:
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú: đoạn1, đoạn 4.
* Đoạn 1: Khắc hoạ hoàn cảnh, tâm trạng con hổ ở vườn bách thú.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trong ngày tháng dần qua
- Hoàn cảnh: Con hổ bị nhốt “trong cũi sắt”, mất tự do.
- Tâm trạng: 
+ “Gậm”: thể hiện sự nghiền ngẫm, thấm thía nỗi cay đắng của thân tù hãm .
+ “Khối căm hờn”: sự cay đắng, tủi nhục chất chứa qua ngày tháng như vón lại thành hình khối.
=> Hai câu thơ với cách thể hiện tài tình đã toát lên nỗi bực dọc, ngao ngán, căm giận của con hổ, nhưng không có cách giải thoát nên nó đành bất lự, buông xuôi.
* Đoạn 4: Trong tâm trạng ấy, con hổ thấy cảnh vườn bách thú thật tầm thường, giả dối, đơn điệu.
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ: đoạn 2,3.
* Đoạn 2: 
- Mở ra vẻ đẹp kì vĩ, thâm nghiêm, dữ dội, oai hùng, hoang vu bí ẩn chốn rừng thiêng.
- Hình ảnh chúa sơn lâm vừa uy nghi, dũng mãnh lại vừa uyển chuyển, mền mại:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
* Đoạn 3: - 4 cảnh rừng trong nỗi nhớ mang vẻ đẹp hài hoà, lộng lẫy của bộ tranh tứ bình.
+ Cảnh đêm trăng: hết sức diễm ảo với hình ảnh con hổ đầy lãng mạn.( trích thơ) 
+ Cảnh ngày mưa: dữ dội với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương.( trích thơ)
+ Cảnh bình minh: chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim đang ca hát nâng giấc ngủ chúa sơn lâm. ( trích thơ)
+ Cảnh chiều tà: dữ dội với con hổ đang đợi mặt trời chết để “chiếm lấy riêng phần bí mật” trong vũ trụ. ( trích thơ)
-> Cảnh nào núi rừng cũng mang vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, và con hổ cũng nổi bật với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
- Một loạt điệp từ(nào đâu, đâu những...), câu hỏi tu từ-> diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ với những cảnh không bao giờ được thấy nữa.
- Câu cảm thán cuối đoạn-> tiếng than u uất, thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Đó cũng là tâm trạng chung của nhân dân VN mất nước khi đó.
III. Tổng kết: Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú. Thế lữ đã diễn tả sâu sắc tâm sự của mình, của bao người. Nó khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân VN lúc ấy.
Khi con tu hú
I. Tác giả- tác phẩm:
- Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng VN.
- “Khi con tu hú” được sáng tác năm 1939, khi ông bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Thừa Thiên Huế). Bài thơ thể hiện lòng yêu đời và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù CM.
II. Phân tích:
1.Bức tranh thiên nhiên vào hè trong tâm tưởng người tù CM: 6 câu thơ đầu.(trích thơ)
- Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được tác giả đưa vào:
+ Cảnh vật: lúa chiêm đang chín.
 trái cây ngọt dần.
 bắp rây vàng hạt
 nắng đào
-> Tính từ (chín, ngọt, vàng, đào) gợi màu sắc rực rỡ, hương vị ngọt ngào. Đặc biệt những từ “đang chín”, “ngọt dần” giàu sức gợi. “Đang chín” gợi sự chuyển đổi màu sắc của những hạt lúa. “Ngọt dần” gợi sự căng dần, mọng dần của trái cây. Sự sống dường như đang có sự vận động âm thầm bên trong mọi cảnh vật.
+ Âm thanh: tiếng chim tu hú
 tiếng ve ngân
-> Âm thanh vui nhộn, khuấy động bầu không gian. Âm thanh ấy gợi một cuộc sống tưng bừng, rộn rã.
+ Không gian: 
 Trời xanh càng rộng càng cao
 Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
-> Điệp từ (càng), ĐT (lộn nhào) gợi một không gian khoáng đạt, tự do.
- Như vậy, chỉ một tiếng chim lọt vào phòng giam đã làm bừng dậy trong người chiến sĩ cách mạng một mùa hè ở nông thôn tràn đầy nhựa sống, đầy hương vị, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh. Đó chính là hình ảnh của quê hương yêu dấu, của cuộc đời tự do. 
- Cảnh hiện lên trong tưởng tưởng nhưng rất sống động, tự nhiên-> Lòng yêu đời, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả.
2. Tâm trạng của người tù: 4 câu cuối. (trích thơ)
- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh (đạp tan, chết uất, ngột), thán từ (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (câu 8), nhịp bất thường(câu 8: 6/2, câu 9: 3/3)-> Diễn tả trực tiếp tâm trạng của người tù: cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
- Những tác động khác nhau của tiếng chim tu hú:
+ Câu thơ đầu: Nó gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè.
+ Câu kết: Nó lại khiến người chiến sĩ đang bị giam hết sức đau khổ, bực bội.
->Tiếng chim tu hú vừa là tiếng gọi mùa hè, vừa là tiếng gọi của cuộc sống tự do.Nó tác động mạnh đến tâm trạng người chiến sĩ- ngột ngạt tưởng như không thể chịu nổi. Trong niềm uất hận ấy có chứa tinh thần phản kháng và niềm khao khát chiến đấu. Vì vậy, tháng 3. 1942 tác giả vượt ngục để trở lại hoạt động CM.
III. Tổng kết:
Bài thơ lục bát mền mại, uyển chuyển, linh hoạt, cảm xúc nhất quán.
Bài thơ thể hiện lòng yêu cuộc sống sâu sắc và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù CM.
Hịnh tướng sĩ
I. Tác giả- tác phẩm:
- Trần Quốc Tuấn là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc, có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 và 3.
- “Hịnh tướng sĩ” được sáng tác trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2. Tác phẩm khơi gợi lòng yêu nước, khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
II. Phân tích:
1. Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ:
 Kỉ tín, Do Vu, Thân Khoái, Cảo Khanh, Nguyễn Văn Lập, Xích Tu Tư -> Liệt kê từ lịch sử Trung Quốc, nêu gương sử sách, gây lòng tin.
-> Khích lệ chí lập công danh, xả thân vì nước.
2. Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc:
a. Tội ác của giặc: Đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, đi lại nghêng ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ...
-> ĐT, từ tượng hình, ẩn dụ- thú vật hoá kẻ thù, giọng mỉa mai...lột tả bộ mặt tham lam, tàn bạo và sự ngang ngược của kẻ thù.
b. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:
 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dầu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
- Giọng văn tha thiết sôi sục, hừng hực một ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc, nhịp điệu nhanh, dồn dập và phép đối của câu văn biền ngẫu ( Tới bữa quên ăn/ Nửa đêm vỗ gối; Ruột đau như cắt/ Nước mắt đầm đìa...) .
- Sử dụng nhiều hình ảnh trong văn chương cổ điển: nửa đêm vỗ gối, xả thịt lột da, nuốt gan uống máu, nghìn xác này gói trong da ngựa... đã gợi được ý nghĩa thiêng liêng của nỗi đau xót, sự căm thù và sự sẵn sàng hi sinh vì đất nước của vị chủ soái.
-> Khích lệ nỗi nhục mất nước và lòng căm thù giặc.
3. Phân tích tình hình của ta:
a. Quan hệ chủ tướng: hậu hĩnh, có trước, có sau, ân tình trọn vẹn.
-> Khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung, tinh thần trung quân ái quốc.
b. Thái độ phê phán: 
- Giọng văn nghiêm khắc, vừa chì triết chua cay, vừa chân thành, bày tỏ thiệt hơn, chỉ rõ thái độ bàng quan, và hậu quả khôn lường của thái độ ấy- sẽ dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan.
-> Khích lệ lòng tự trọng, kiêm sỉ của các tướng sĩ.
c. Lời khuyên răn: Muốn quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược cần:
- Nêu cao tinh thần cảnh giác.
- Chăm lo luyện tập võ nghệ.
4. Nhiệm vụ cấp bách:
 Chuyên tập sách “Binh thư yếu lược”.
-> Thanh toán thái độ thờ ơ, do dự để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
III. Tổng kết: Đây là áng văn chính luận xuất sắc có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ với lời văn thống thiết. Bài hịch khích lệ nhiều mặt để tập chung vào một hướng: Lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù. Qua đó, tác phẩm phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Nước đại việt ta
I. Tác giả- tác phẩm:
- Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới và là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- “Nước Đại Việt ta” trích phần đầu bài “Bình Ngô đại cáo”- 1428, sau chiến thắng quân Minh. Đoạn trích nêu nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
II. Phân tích: 
1. Nguyên lí nhân nghĩa: 2 câu đầu (trích thơ).
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: yên dân (làm cho dân được an hưởng thái bình, hành phúc) và trừ bạo (Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn).
-> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống quân xâm lược.
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển so với Nho giáo:
+ Nho giáo: mối quan hệ giữa người với người.
+ Nguyễn Trãi: còn có cả mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
- Nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ bài Cáo. 
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc: 8 câu tiếp (trích thơ).
- Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nên độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa.
- Tác giả đã đưa ra năm yếu tố để xác định nền độc lập chủ quyền của dân tộc ta: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chủ quyền.
- Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc so với bài “Sông núi nước Nam”- Lí Thường Kiệt: 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
+ Tiếp nối: Trong hai văn bản, hai tác giả đều thể hiện ý thứcdân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “đế” (đế- vua, thiên tử duy nhất, toàn quyền; Vương- là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế).
 Đều có 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền.
+ Sự phát triển-> Quan niệm của Nguyễn Trãi toàn diện hơn, sâu sắc hơn:
 . Toàn diện hơn: ý thức dân tộc trong “SNNN” được xác định trên hai yếu tố, thì “Nước Đại Việt ta” lại bổ sung thêm 3 yếu tố nữa: văn hiến, phong tục, lịch sử.
 . Sâu sắc hơn vì: Trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ thù luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì Nguyễn Trãi lại khẳng định đó là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.
- Nghệ thuật văn chính luận: từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời; so sánh...
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, độc lập dân tộc: 6 câu cuối (trích thơ).
- Thất bại thảm hại của giặc và chiến thắng oanh liệt của ta.
- Giữa phần 3 và 2 phần trên có từ ngữ chuyển tiếp “vậy nên”-> mối quan hệ nhân quả, lập luận chặt chẽ.
III. Tổng kết: Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng,phong tục riêng, có chủ quyền và truyền thống lịch sử,; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.





























File đính kèm:

  • docDe cuong on tap van 8HKII.doc