Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân

doc28 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân
Cán bộ, đảng viên
18. ...Tư cách của một người cách mệnh
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mình không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công, vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.
Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.
Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể.
- Đường Kách mệnh, 1927, Sđd, tập 2, tr. 260.
19. ... A - Cán bộ là gì?
Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được.
B - Cán bộ phải có đức tính như thế nào?
1. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.
2. Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay, sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị...
3. Đối với công việc phải thế nào? Trước hết phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt thành công nhưng thất bại về sau. Có việc địa phương này làm có lợi nhưng hại cho địa phương khác. Những cái như thế phải tránh...Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát, do dự.
4. Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân. Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân. Nhưng có những việc dân không muốn mà phải làm như tản cư, nộp thuế, những việc ấy phải giải thích cho dân rõ. Phải tôn kính dân, phải làm cho dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho dân tin phải thanh khiết.
5. Đối với Đoàn thể: Trước lúc mình vào Đoàn thể nào phải hiểu rõ Đoàn thể ấy là gì? Vào làm gì? Mỗi Đoàn thể phải vì dân và nước. Khi vào Đoàn thể, tự do cá nhân phải bỏ. Phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của Đoàn thể. Phải tuyệt đối trung thành. Khi bình thời phải hết sức làm việc. Khi nguy hiểm phải hy sinh vì Đoàn thể. Hy sinh tính mạng, lợi quyền, giữ danh giá của Đoàn thể. Muốn giữ danh giá của Đoàn thể phải giữ danh giá mình. Không được báo cáo láo như: làm thành một việc thì phóng đại, thất bại thì giấu đi...
Bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá 20-2-1947, Sđd, tập 5, tr.54,55.
20. ... Những người trong các công sở đều có nhiều, hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
1. Cần - Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.
2. Kiệm - Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân, ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần. Mỗi ngày, công sở cả nước dùng hàng mấy vạn tờ giấy và phong bì. Nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ dân hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Các vật liệu cũng vậy. Nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều.
3. Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.
4. Chính - Mình và người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mệnh.
 Đời sống mới, 1947, Sđd, tập 5, trang 104-105.
21. ...Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song không nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm.
Nói rõ nghĩa:
- Trí - Là sáng suốt, biết địch, biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh.
- Tín - Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin - cho bộ đội tin ở mình.
- Nhân - Là phải có lòng bác ái - yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.
- Dũng - Là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.
- Liêm - Là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì hết.
 Nói chuyện trong buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, 10 -1947, Sđd, tập 5, trang 223-224.
 22. ... Có những cán bộ chỉ thấy lợi ích bộ phận của mình, không thấy lợi ích của toàn thể, muốn đem lợi ích của toàn thể phục tùng lợi ích của bộ phận mình. Họ quên hẳn cái chế độ dân chủ tập trung. Họ quên rằng thiểu số phải phục tùng đa số, hạ cấp phải phục tùng thượng cấp, bộ phận phải phục tùng toàn thể.
... Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng.
... Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên là không nổi.
 Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết cách xử trí khôn khéo với các hạng đồng bào (như tôn giáo, quốc dân thiểu số, anh em trí thức, các quan lại cũ, ...)
 Sửa đổi lối làm việc; 10 -1947; Sđd, tập 5, tr. 236,238.
23. ...Vì vậy mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài.
Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ Quốc.
Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng”.
Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng.
 Sửa đổi lối làm việc, 10 -1947, Sđd, tập 5, tr. 250-251.
24. ...Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hoá. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó.
Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính.
Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên.
 Nói chuyện tại buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18-1-1949, Sđd, tập 5, tr. 552.
25. ...Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng.
Vì vậy, đã là đảng viên thì phải cố gắng thành một đảng viên “ bốn tốt”, tức là phải hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm đúng chính sách của Đảng, nếu không thì vào làm gì? Đảng không bắt buộc ai vào Đảng cả. Vào thì có nhiệm vụ có trách nhiệm của đảng viên, nếu sợ không phục vụ dân, phục vụ được cách mạng, thì đừng vào hay là khoan hãy vào.
Đảng không phải chỉ cần con số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên.
Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân... chứ không phải làm "quan" nhân dân. 
 Nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây 10-2-1967, Sđd, tập 12, tr. 221-222.
26. ...Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân.
 Đạo đức cách mạng, 12- 1958, Sđd, tập 9, tr. 290.
Giai cấp công nhân
27. ...Đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng là thế nào?
Mỗi một người công nhân phải hiểu rằng trong mấy mươi năm nay, Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân ta đấu tranh cách mạng để đánh đuổi bọn đế quốc thực dân, đánh đổ phong kiến, cho nhân dân nói chung, cho giai cấp công nhân nói riêng làm chủ nước nhà.
Vậy, đã là người chủ nước nhà, thái độ phải thế nào cho đúng?
Công nhân phải hiểu tương lai của công nhân và tương lai của xí nghiệp phải dính liền. Công nhân phải hiểu xí nghiệp là của mình, làm chủ nước nhà là nói chung, làm chủ xí nghiệp là nói riêng, xí nghiệp có phát triển, tương lai của công nhân mới tiến lên.
Cá nhân mỗi công nhân, đối với nước nhà phải như thế nào?
Chế độ này của ta, phải bảo vệ chế độ của ta. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của ta, phải bảo vệ Nhà nước của ta. Ai xâm phạm đến Nhà nước của ta, đến chế độ ta, ta phải chống lại họ, bất cứ bằng lời nói hay việc làm.
...Của cải mình lao động ra là của nước nhà, của nhân dân, là của mình, là của công. Nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân, phải bảo vệ của cải ấy. Để bảo vệ của cải chung đó, đối với thói tham ô, lãng phí, ta phải chống lại...
Tính hăng hái, sáng tạo tỏ ra ở chỗ thi đua. Thi đua không phải là tranh đua. Mọi người phải cố gắng tiến bộ, không giấu nghề, người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ.
Thi đua là phải làm cho tốt. Làm xấu mau hỏng, dùng không bền. Lại phải làm nhiều mới đủ dùng. Phải làm nhanh và phải là rẻ, không phí phạm thì giờ, nguyên vật liệu...
...Tóm lại, về đạo đức vô sản, công nhân phải hiểu mình là chủ xí nghiệp, chủ nước nhà, hiểu lao động là vẻ vang, phải giữ gìn của công, chống tham ô lãng phí, phải bảo vệ kỷ luật lao động, phải thi đua làm tốt, nhiều, mau, rẻ. Cải thiện sinh hoạt phải dựa trên cơ sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
Nói chuyện ở trường cán bộ công đoàn. 19- 1- 1957, Sđd, tập 8, trang 295-296,297,298.
28. Anh hùng, Chiến sĩ thi đua đã là những người tiên phong trong sản xuất, mà cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung của dân tộc trên lợi ích riêng của cá nhân. Họ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân chứ không phải nửa tâm, nửa ý. Họ không sợ khó nhọc, ra sức vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho họ, chứ họ không suy bì hơn thiệt của cá nhân, không ganh tị về địa vị và hưởng thụ. Họ không giấu nghề, không dìm những anh em chung quanh mình, họ giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Họ không tự kiêu, tự mãn, tự tư, tự lợi.
Lời chào mừng Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ hai, 7-7-1958, Sđd, tập 9, tr. 200.
29. ... Chế độ ta là chế độ dân chủ. Đảng và Chính phủ ta chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc dân hạnh phúc, ấm no.
Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng 21- 2-1961, Sđd, tập 10, trang 282.
30. ...Công đoàn có một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên, các anh hùng và chiến sĩ lao động phải gương mẫu, phải làm đầu tầu trong mọi công việc....
Nói tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ VI 27- 2- 1961, tập 10, trang 293.
31. ...Làm chủ là: biết cần kiệm xây dựng nông trường, xây dựng đất nước; biết đoàn kết nội bộ, giữa cán bộ và công nhân, đoàn kết giữa nông trường và đồng bào địa phương...
Nói chuyện với cán bộ và công nhân nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), 10-12-1961, Sđd, tập 10, trang 479.
32. Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Muốn đạt mục đích đó thì nhân dân ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; mỗi người phải cố gắng trở thành lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, mỗi người phải nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà.
Lời khai mạc Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần III, -5 -1962, Sđd, tập 10, trang 556.
33. ...Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ.
.. Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nói chung là những người lao động trong xã hội gồm công nhân, nông dân, trí thức cách mạng v.v., nhưng lực lượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân.
... Vai trò của công nhân tham gia quản lý, đó là biểu hiện quyền làm chủ tập thể của công nhân, viên chức trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp. Quyền lợi của công nhân, viên chức gắn liền với sự phát triển của xí nghiệp và kinh doanh có lãi. Từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động.
Các chú phải nhớ công nhân trẻ làm tốt lắm. Họ nghe và làm theo Đảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Nhưng chúng ta phải tôn trọng họ, tin tưởng vào họ, thông qua những việc làm cụ thể mà giáo dục, bồi dưỡng cho họ về phẩm chất đạo đức cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp công nhân, bồi dưỡng văn hóa, khoa học, kỹ thuật và kiến thức quản lý xí nghiệp cho họ, tạo điều kiện cho họ phát huy vai trò làm chủ xí nghiệp là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật. Làm cho họ vừa “hồng” vừa “chuyên”; đó là nhiệm vụ trước mắt và cả lâu dài nữa.
Nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng Công đoàn Việt Nam, 18-7-1969, Sđd, tập 12, trang 564, 565,567-568,570. 
Giai cấp nông dân
34. “Thực túc thì binh cường!”
Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu phương phải thi đua tăng gia sản xuất.
Ruộng rẫy là chiến trường
Cày cuốc là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương
Thư gửi nông dân thi đua canh tác, 2- 1951, Sđd, tập 6, trang 178.
35. ... Phải củng cố hợp tác xã cho tốt. Muốn hợp tác xã tốt phải thế nào? Phải nâng cao tinh thần làm chủ: làm chủ xóm làng, làm chủ hợp tác xã, làm chủ đất nước... Nay dân đã là chủ. Nhưng phải cho ra người chủ, chứ không thể phất phơ được. Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh. Làm chủ hợp tác xã là thế nào? Là phải coi công việc của hợp tác xã như công việc của mình, chứ không phải làm sao cũng được.
 Nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Nam Liên (Nghệ An) 9-12-1961; Sđd, tập 10, trang 455.
36. ...Các hợp tác xã đều phải:
- Đoàn kết chặt chẽ, giữa xã viên với nhau, đoàn kết giữa ban quản trị và xã viên.
- Thực hành dân chủ, nghĩa là công việc đều phải bàn bạc với xã viên, cán bộ không được quan liêu, mệnh lệnh.
- Tài chính phải công khai, tuyệt đối chống tham ô, lãng phí.
Các hợp tác xã phải làm thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyết định những công việc của hợp tác xã. Có như thế thì xã viên sẽ đòan kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất, và hợp tác xã sẽ tiến bộ không ngừng.
 Nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thái Bình, 1- 1- 1967, tập 12, trang 195
Đội ngũ trí thức
37. ... Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc.
- Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ 25-5-1947, Sđd, tập 5, 131.
38. ...Trí thức là vốn liếng qúy báu của dân tộc. ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội và nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài.
 Trả lời một nhà báo nước ngoài 22 - 6 - 1947; Sđd, tập 5, trang 156.
39. ...Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều.
Nhưng có đôi người trí thức vì thế mà kiêu ngạo, lên mặt. Chứng kiêu ngạo lên mặt rất có hại cho họ. Nó ngăn trở họ tiến bộ.
... Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế.
Vì vậy, những người trí thức đó cần phải biết rõ cái khuyết điểm của mình. Phải khiêm tốn. Chớ kiêu ngạo. Phải ra sức làm các việc thực tế.
Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận.
Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.
Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích.
Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành.
... Có nhiều đồng chí có bệnh tự tôn, tự đại, khinh rẻ người ta, không muốn biết, muốn học những ưu điểm của người khác. Biết được vài câu lý luận đã cho mình là giỏi, không xem ai ra gì, tưởng mình là hơn hết. Đó là bệnh hẹp hòi hạng nặng.
Sửa đổi lối làm việc, 10 - 1947, Sđd, tập 5, trang 235,238.
... Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang, là làm gương cho dân trong mọi việc. Dân ta đã đấu tranh một cách rất dũng cảm. Lẽ tất nhiên giới trí thức phải hy sinh đấu tranh, dũng cảm hơn nữa để làm gương cho nhân dân.
Các bạn là viên chức của Chính phủ Dân chủ Cộng hoà mà các bạn đã giúp xây dựng nên. Chính thể dân chủ của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là đầy tương lai. Do đó, nhiệm vụ các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ.
...Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” cho nhân dân noi theo.
 Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc, 2 - 1948; Sđd, tập 5, trang381,382.

40. ...Học để làm việc,
Làm người,
Làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
"Giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại".
Muốn đạt mục đích, thì phải
Cần, Kiệm, Liêm, Chính. 
Chí công, Vô tư.
 Lời ghi ở trang đầu Sổ vàng truyền thống Trường Nguyễn ái Quốc Trung ương, 9-1949, Sđd, tập 5, trang 684.
41. ...Thương yêu người bệnh - người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.
Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
“ Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.
Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, 2- 1955, Sđd, tập 7, trang 476.
42. ... Các thầy giáo, các cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm . Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.
 Nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2, cấp 3 và Hội nghị sư phạm, 7 - 1956; Sđd, tập 8, trang 225.
43. ...Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, “Cố gắng trau dồi tư tưởng nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.
 Nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam, 8 -9-1962, Sđd, tập 9, trang 616.
44. ...Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp, phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ, thêm xuân.
 Nói tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, 1 -12- 1962; Sđd, tập 10, trang 647.
45. ...Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang.
 Nói chuỵên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, 18-5-1963, Sđd, tập 11, trang 78-79.
46. ...Thiết kế và xây dựng phải làm cho chắc, cho kỹ. Tránh làm ẩu rồi phải chữa đi chữa lại, vừa lãng phí sức người, sức của, vừa không tốt cho sản xuất.
Phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu. Phải giữ gìn tốt máy móc, vì đó là do mồ hôi máu mủ của nhân dân ta mà ra.
 Nói chuyện với công nhân, cán bộ ở Uông Bí, Quảng Ninh, 2 -2- 1965, Sđd, tập 11, trang 384.
Bộ đội, Công an
47. ...Hỏi: Đời sống mới trong bộ đội nên như thế nào?
Đáp: Bộ đội là một đoàn thể tổ chức nghiêm ngặt đã sẵn, càng dễ thực hành đời sống mới.
Một là kỷ luật phải cực kỳ nghiêm.
Hai là siêng luyện tập.
Ba là làm cho trong bộ đội ai cũng biết chữ. Trong các bộ đội ta, ít nhất là một phần nửa binh sĩ đã biết chữ. Những người chỉ huy phải tổ chức cho khéo, ngoài những lớp học, giao cho mỗi một người biết chữ phụ trách dạy cho một hay hai người chưa biết, thì trong vài ba tháng, tất cả binh sĩ đều biết chữ.
Bốn là một người binh sĩ phải biết chính trị ít nhiều. Họ đem xương máu ra giữ gìn Tổ quốc, thì chẳng những họ phải hiểu vì sao mà hy sinh, họ lại phải có thể nói cho người khác biết vì sao phải yêu nước. 
Năm là bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất ... Tùy theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúp dân. Có lúc bộ đội chia phiên nhau, lớp đánh giặc, lớp làm ruộng, làm vườn, để tự cấp tự túc, không phiền đến dân cả mọi việc.
Sáu là tiết kiệm. Tiết kiệm thuốc đạn, bắn cho đúng, không bắn phí đạn. Nhờ thế mà bớt dần nguyên liệu, bớt được công khó rèn đúc, công khó vận tải, đem tài liệu và công phu đó làm việc khác.
Tiết kiệm lương thực và vải vóc, chớ nghĩ rằng cơm ăn áo mặc đã có Chính phủ lo, đã có đồng bào giúp, thì ta không cần tiết kiệm. Bộ đội có hàng mấy vạn người. Nếu mỗi người tiết kiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to.
Bảy là vệ sinh Bộ đội đông người ăn chung, ở chung, nếu có bệnh càng dễ lây cho nhau. Cho nên càng phải rất chú ý việc vệ sinh. 
Tám là ăn ở cho được dân tin, dân phục, dân yêu. Hay giúp đỡ dân, giữ đúng kỷ luật thì được như thế.
Chín là đánh được nhiều giặc, lấy được nhiều súng. 
Bộ đội này thi đua với bộ đội khác làm đời sống mới.
 Đời sống mới, 1947, Sđd, tập 5, tr. 103 -104.
48. ... Tư cách người công an cách mệnh là:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Nói tóm lại là những đạo đức và tư cách mà người công an cách mệnh phải có, phải giữ cho đúng...
Ngoài ra, công an thường phải kiểm soát nhân viên và công việc cảu mình. Mỗi công an viên đóng chỗ nào thì cần dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách điều 

File đính kèm:

  • docTu lieu ve Bac.doc