Nội dung hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lí 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ 1 A/LÝ THUYẾT : 1-Bài đo độ dài: - Đơn vị đo độ dài thường dùng là m. Ngoài ra còn có:km,cm,mm.. - Dụng cụ để đo độ dài là thước (kẻ,mét, dây). - Khi sử dụng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước đo. 2-Bài đo thể tích : - Đơn vị đo thể tích thường dùng là m3. Ngoài ra còn có :cm3, mm3, l, ml, cc . - Dụng cụ đo thể tích thường dùng làbình chia độ, bình tràn và bình chứa, ca đông - Cách đo thể tích vật rắn không thấm nứơc: SGK. 3-Bài khối lượng-đo khối lượng. - Dụng cụ đo khối lượng thường dùng là cân (Rôbecvan). - Đơn vị đo khối lượng thường dùng là kg. Ngoài ra còn có tấn ,tạ, yến, gam.. - Cách đo khối lượng của 1 vật: SGK. 4-Bài Lực –Hai lực cân bằng. -Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. -Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. -Đơn vị lực là N (Niutơn). -Các lực tác dụng là lực kéo, lực đẩy, lưc hút, lực ép, lực nâng, lực uốn.. 5-Bài kết quả tác dụng của lực: -Tác dụng lực gây ra: Biến đổi chuyển động và biến dạng của 1 vật. -Biến đổi chuyển động là sự thay đổi vận tốc của vật. VD:hs đang đi xe đạp trên đường bổng gặp đèn đỏ thì dừng lại. -Biến dạng là sự thay đổi hình dạng của 1 vật. VD: dùng tay xé 1 tờ giấy ra làm 2. 6-Bài trọng lực – đơn vị lực: -Trọng lực là lực hút của trái đất. Trọng lượng là trọng lực tác dụng lên 1 vật. -Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về trái đất. -Đơn vị lực là N (Niutơn). P = m.10. -Công thức : P:là trọng lượng (N) m: là khối lượng (kg) 7-Bài lực đàn hồi: -Lực đàn hồi càng lớn thì độ biến dạng càng lớn. VD :dây thun, lò xo, bóng cao su 8-Bài lực kế –phép đo lực: -Lực kế là dụng cụ đo lực. -Lực kế cấu tạo gồm: lò xo, bảng chia độ, kim chỉ thị. -Cách đo lực bằng lực kế : SGK. * 100g = 1N, 1 kg = 10N. 9-Bài khối lượng riêng – trọng lượng riêng : -khối lượng riêng là khối lượng của một mét khối 1 chất. -Đơn vị :kg/m3. m: là khối lượng (kg) -Công thức: v: là thể tích (m3) D :là khối lượng riêng (kg/m3) -Trọng lượng riêng là trọng lượng của 1 mét khối 1 chất. -Đơn vị là N/m3. VÀ -Công thức : v: là thể tích (m3) d:là trộng lượng riêng (N/m3) P:là trọng lượng (N) 10-Bài máy cơ đơn giản: -Khi kéo vật theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. -Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 11-Bài mặt phẳng nghiêng : -Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. -Mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần kéo vật trên mặt nghiêng đó càng nhỏ. -Làm giảm độ nghiêng bằng cách hạ độ cao, tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. 12-Bài đòn bẩy: -Mỗi đòn bẩy đều có: điểm tựa, điểm tác dụng (trọng lực, của lực tác dụng). -Muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách OO1<OO2. VD: Cây kéo - điểm tựa là con ốc, O1 là lưỡi kéo, O2 là tay cầm. B/BÀI TẬP: 1/ Một vật có khối lượng 2,5kg với thể tích là 0,5m3. a/Tính khối lượng riêng của vật. (2đ) b/Tính trọng lượng riêng của vật theo khối lượng riêng. (2đ) m= 2,5kg Giải V=0,5m3 Khối lượng rriêng của vật: D =? = P=? Trọng lượng riêng của vật d =D x10 =5 x 10 =50 N/m3 2/ Một vật có khối lượng 750g và có KLR là 15kg/m3. Tính thể tích của vật đó? Giải 1/ Tóm tắt : Khối lượng riêng của vật là m= 0,75kg => V = m/D= 0,75/15 = 0,05 (m3) D= 15kg/m3 V =? 3/ Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 500cm3, khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Tóm tắt: Giải V= 0,5m3 Khối lượng của đá là: D= 2600 kg/m3. => m = D.V=1300kg m = ? 4/Vì sao càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm còn khối lượng thì không thay đổi? TL: Trọng lượng là lực hút của trái đất tác dụng lên vật,càng lên cao lực hút của trái đất càng giảm nên trọng lượng giảm. còn khối lượng chỉ lượng chất cấu tạo nên vật. lượng chất này không thay đổi theo độ cao nên khối lượng này không thay đổi.
File đính kèm:
- on tap tu luan HKI li6.doc