Nội dung ôn tập học kì I Môn: Vật Lí

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kì I Môn: Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỌNG

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
Môn: Vật lí
˜{™
Chương I: Động học chất diểm
1. Chuyển động cơ
a. Chuyển động cơ là gì ?
- Chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
Trong điều kiện nào một vật được coi là chất điểm ?
- Kích thước của một vật rất nhỏ so với độ dài đường đi.
Quỹ đạo của chuyển động là gì ?
- Là đường đi của một chất điểm ( tập hợp tất cả các điểm mà vật đi được ).
b. Để xác định vị trí của vật trong không gian tại một thời điểm ta cần có điều gì ?
- Vật làm mốc và thước đo.
- Hệ tọa độ.
2. Chuyển động thẳng đều
a. Chuyển động thẳng đều là gì ?
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
b. Công thức và chú thích các đại lượng: phương trình chuyển động và quãng đường
= 
Công thức tính vận tốc trung bình:

Trong đó: v là vận tốc trung bình ( m/s )
 s: là quãng đường vật đi được ( m )
 t: là thời gian vật đi được ( t )
- Vận tốc trung bình cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- Phương trình chuyển động thẳng đều
x = x + S
x = x+ vt
 


3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
a. Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì ? Thế nào là chuyển động nhanh và chậm dần đều ?
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng , có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều
+ Chuyển động thẳng chậm dần đều
- Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có vận tốc nhanh dần theo thời gian.
- Chuyển động chậm dần đều là chuyển động có vận tốc chậm dần theo thời gian.
b. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc là gì ? Đơn vị đo?
- Gia tốc là đại lượng được xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ( ) và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ( ).
- Là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của vận tốc.
 Gia tốc có hướng và độ lớn như thế nào ?
- Vì >> 0 > 0 è a cùng phương với ,
 Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động nhanh dần và chậm dần?
* Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động nhanh dần 
- Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có gốc ở vật chuyển động, có phương và chiều trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc và có độ dài tỉ lệ với độ lớn theo một tỉ xích nào đó.
* Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động chậm dần 
- Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc.

c. Các công thức và chú thích các đại lượng
a = =
Công thức gia tốc 


Trong đó a: gia tốc ( m/s)
 Δv: độ biến thiên của vận tốc
 Δt: độ biến thiên của thời gian
Công thức tính s, v của chuyển động thẳng nhanh dần đều
G) Công thức tính vận tốc

 a = = è
A) Công thức tính quãng đường
s = 
B) Công thức liên hê giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều.



- Chú thích đại lượng:
+ v: vận tốc lúc sau ( m/s )
+ v : vận tốc lúc đầu hoặc đang ( m/s )
+ t : thời gian ( s )
+ a: gia tốc ( m/s)
+ s : quãng đường ( m )
4. Sự rơi tự do
a. Nguyên nhân làm cho vật rơi nhanh chậm khác nhau ?
- Do sức cản của không khí.
 Thế nào chuyển động rơi tự do ? Sự rơi của các vật trong không khí khi nào gọi là rơi tự do ?
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mỗi vật đều rơi nhanh như nhau và sự rơi này là sự rơi tự do.
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
b. Đặc điểm của rơi tự do ?
- Phương: Thẳng đứng
- Chiều: từ trên xuống
- Chuyển động rơi tự do: chuyển động thẳng nhanh dần đều


	 

 Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Tại một nơi các vật nặng nhẹ khác nhau rơi với gia tốc nào ?
- Gia tốc của vật rơi tự do phụ thuộc vào vận tốc, thời gian và độ cao.
- Tại một nơi cố định trên Trái Đất và gần mặt đất các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc. (m/ hoặc 10 m/ ) c. Công thức và chú thích các đại lượng
v = gt
 Chú thích đại lượng: g: gia tốc rơi tự do ( m/s )
S = 
è t = : là vận tốc rơi tự do ( m/s )  t: thời gian rơi tự do ( s )
 = 2gh
è v = h = s: độ cao ( m ) 
5. Chuyển động tròn đều
a. Chuyển động tròn đều là gì ?
- Chuyển dộng tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn.
Tốc độ dài là gì ? Vectơ vận tốc của chuyển động có hướng và độ lớn thế nào ?
- Tốc độ dài là độ lớn của vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều. ( )
- Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật không đổi.
* Vectơ vận tốc
- Có phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.
- Phương thay đổi nhưng độ lớn không đổi.
b. Khái niệm gia tốc hướng tâm, tốc độ góc, chu kì, tần số ?
- Tốc độ góc ( ) của chuyển động tròn đều là đại lượng đó bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi.
- Chu kì ( T ): là thời gian để vật đi được trong một vòng.
- Tần số ( ): là số vòng mà vật đi được trong một giây.
- Gia tốc hướng tâm ( a ): trong chuyển động tròn đều tuy vận tốc có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
c. Công thức và chú thích các đại lượng

 
Công thức tính tốc độ góc:



 Công thức chu kì :



Công thức tấn số: 



Công thức gia tốc hướng tâm:


 Công thức tính tốc độ dài:
- Chú thích đại lượng:
+ : tốc độ góc ( rad/s )
+ : tần số ( HZ )
+ : chu kì ( s )
+ : gia tốc hướng tâm ( m/s)
+ : tốc độ dài ( m/s )
Chương II- Động lực học chất điểm
1. Tổng hợp và phân tích lực- Điều kiện cân bằng của chất điểm
a. Lực là gì ? Thế nào là các lực cân bằng ? Thế nào là hai lực cân bằng ?
- Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.
- Các lực cân bằng là lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.
- Hai lực cân bằn là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.
- Đoạn thẳng mang vectơ gọi là giá của lực.
- Đơn vị của F là N
b. Phương pháp tổng hợp và phân tích lực theo quy tắc hình bình hành. Điều kiện cân bằng của chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực ?
- Tổng hợp lực: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
- Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng.
* Điều kiện cân bằng của chất điểm chịu tác dụng của nhiều lực:
- Muốn cho một chất điểm đứng ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng 0.
c. Công thức xác định hợp lực của hai lực ?

2. Ba định luật New tơn
a. Phát biểu ba định luật của New- tơn
* Định luật I New-tơn:
- Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
* Định luật II New-tơn:
- Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Công thức tính : 
* Định luật III New-tơn
- Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B tác dụng lên vật A một lực. Hai lực cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Công thức tính: 
b. Trọng lực là gì ? Công thức tính trọng lực. Trọng lượng của vật là gì ?
- Trọng lực là lực hút của trái đất.
- Kí hiệu: 
- Đặc điểm:
+ Điểm đặt: tại trọng tâm của vật
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ trên xuống
- Trọng lượng là độ lớn của trọng lực.
Công thức tính: ( trọng lực ) è P= mg ( trọng lượng )
c. Nêu khái niệm và đặc điểm của lực và phản lực
- Trong tương tác giữa hai vật một lực là lực tác dụng lực còn lại là phản lực.
* Đặc điểm:
- Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
- Hai lực trực đối:
+ Phương: cùng phương
+ Chiều: ngược chiều
+ Độ lớn: bằng nhau
+ Tác dụng vào 2 vật
3. Lực hấp dẫn
a. Lực hấp dẫn là gì ? Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Công thức ?
- Mọi vật trong vũ trụ đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn.
- Lực hấp dẫn là lực tương tác xa.
* Định luật vạn vật hấp dẫn:
- Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F 
Công thức tính 


Trong đó: F là lực hấp dẫn ( N )
 G là hằng số hấp dẫn 
 m , m là khối lượng của 2 vật ( Kg )
 r là khoảng cách giữa hai vật ( m ) 
b. Tại sao nói trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn ?
- Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn vì trọng lực tác dụng lên vật là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật đó.
4. Lực đàn hồi của lò xo, định luật hooke
a. Định luật húc

 - Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
 Công thức tính: 
Trong đó: là lực đàn hồi ( N )
 k là độ cứng của lò xo ( Nm )
 là độ biến dạng của lò xo ( m )
b. Xác định điểm đặt, hướng và độ lớn lực đàn hồi khi lò xo nén và dãn ?
- Khi lò xo dãn thì lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và hướng vào trong lò xo. 
Công thức tính : 
- Khi lò xo bị nén thì lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và hướng ra ngoài lò xo.
Công thức tính : 
Trong đó: là độ biến dạng của lò xo
 + : là chiều dài lúc đầu 
 + : là chiều dài lúc sau
5. Lực ma sát 
a. Đặc điểm
- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật này đang trượt trên bề mặt vật khác.
- Ở mặt tiếp xúc của vật.
- Cản trở chuyển động của vật ( ngược hướng với chuyển động ).
 
 Công thức tính: 

Trong đó: là lực ma sát ( N )
 : hệ số ma sát
 : khối lượng ( kg )
 : gia tốc ( m/s)
b. Vai trò và ví dụ
- Vai trò: giúp cản trở chuyển động của vật nhưng dễ gây hao mòn các bề mặt tiếp xúc của vật.
- Ví dụ: Một ôtô đang chạy trên đường gặp chướng ngại vật xe hãm phanh có lực ma sát tác dụng giúp xe có thể chạy chậm lại hoặc dừng lại để tránh vật nhưng vỏ xe dễ bị bào mòn, các chi tiết máy móc dễ bị cọ xát dẫn đến mau hư xe. 
6. Lực hướng tâm
a. Định nghĩa
- Lực ( hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
 b. Viết biểu thức và chú thích các đại lượng trong công thức
 Công thức tính: 





Trong đó: là lực hướng tâm ( N )
 m: khối lượng ( kg )
 : vận tốc ( m/s )
 : tốc độ góc ( rad/s )
CHƯƠNG III- Cân bằng và chuyển động của vật rắn 
1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song
a. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song là gì ?
* Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực không song song:
- Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. 
* Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
- Ba lực đồng quy, đồng phẳng.
- Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.
 
b. Quy tắc hợp lực có giá đồng quy ?
- Muốn tổng hợp lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
a. Momen lực là gì ? Công thức ?
- Momen lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
M=Fd
Công thức tính
b. Quy tắc momen lực
- Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều 
a. Phát biểu quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều ?
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của lực song song thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với hai lực ấy.

	b. Nêu công thức
 

----------------GOOD-------------- Hết -------------LUCK-----------------


	



	


File đính kèm:

  • docDe cuong mon vat ly.doc