Nội dung ôn tập học kỳ II năm học 2008 - 2009 môn Toán 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kỳ II năm học 2008 - 2009 môn Toán 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập học kỳ II năm học 2008 - 2009 MÔN TOáN LỚP 6: A. số học: 1. Số nguyên: Nôịi dung gồm: - Số nguyên âm. Biểu diễn các số nguyên trên trục số. - Thứ tự trong tập hợp Z. Giá trị tuyệt đối. - Các phép cộng, trừ, nhân trong tập hợp Z và tính chất của các phép toán. - Bội và ước của một số nguyên. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Biết các số nguyên âm, tập hợp các số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. - Biết khái niệm bội và ước của một số nguyên. Về kỹ năng: - Biết biểu diễn các số nguyên trên trục số. - Phân biệt được các số nguyên dương, các số nguyên âm và số 0. - Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán. - Tìm và viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên. - Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm. - Làm được dãy các phép tính với các số nguyên. 2. Phân số: Nội dung gồm: - Phân số bằng nhau. - Tính chất cơ bản của phân số. - Rút gọn phân số, phân số tối giản. - Quy đồng mẫu số nhiều phân số. - So sánh phân số. - Các phép tính về phân số. - Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm. - Ba bài toán cơ bản về phân số. - Biểu đồ phần trăm. Về kiến thức: - Biết khái niệm phân số: với a Î Z, b ÎZ (b ¹ 0). - Biết khái niệm hai phân số bằng nhau : nếu ad = bc (bd 0). - Biết các khái niệm hỗn số, số thập phân, phần trăm. Về kỹ năng: - Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số trong tính toán với phân số. - Biết tìm phân số của một số cho trước. - Biết tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó. - Biết tìm tỉ số của hai số. - Làm đúng dãy các phép tính với phân số và số thập phân trong trường hợp đơn giản. - Biết vẽ biểu đồ phần trăm dưới dạng cột, dạng ô vuông và nhận biết được biểu đồ hình quạt. B. Hình học: Về kiến thức: - Biết khái niệm nửa mặt phẳng. - Biết khái niệm góc. - Hiểu các khái niệm: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai góc kề nhau, hai góc bù nhau. - Biết khái niệm số đo góc. - Hiểu được: nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz thì : để giải các bài toán đơn giản. - Hiểu khái niệm tia phân giác của góc. - Biết các khái niệm đường tròn, hình tròn, tâm, cung tròn, dây cung, đường kính, bán kính. - Nhận biết được các điểm nằm trên, bên trong, bên ngoài đường tròn. - Biết khái niệm tam giác. - Hiểu được các khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác. - Nhận biết được các điểm nằm bên trong, bên ngoài tam giác. Về kỹ năng: - Biết vẽ một góc. Nhận biết được một góc trong hình vẽ. - Biết dùng thước đo góc để đo góc. - Biết vẽ một góc có số đo cho trước. - Biết vẽ tia phân giác của một góc. - Biết dùng com pa để vẽ đường tròn, cung tròn. Biết gọi tên và ký hiệu đường tròn. - Biết vẽ tam giác. Biết gọi tên và ký hiệu tam giác. - Biết đo các yếu tố (cạnh, góc) của một tam giác cho trước. Chú ý: Đề thi gồm 02 phần ( TNKQ và TNTL) Nội dung ôn tập học kỳ II năm học 2008 - 2009 MÔN TOáN LớP 7: A.Đại số: 1. Thống kê: Nội dung gồm: - Thu thập các số liệu thống kê. Tần số. - Bảng tần số và biểu đồ tần số (biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột). - Số trung bình cộng; mốt của dấu hiệu. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Biết các khái niệm: Số liệu thống kê, tần số. - Biết bảng tần số, biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng. Về kỹ năng: - Hiểu và vận dụng được các số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu trong các tình huống thực tế. - Biết cách thu thập các số liệu thống kê. - Biết cách trình bày các số liệu thống kê bằng bảng tần số, bằng biểu đồ đoạn thẳng hoặc biểu đồ hình cột tương ứng. 2. Biểu thức đại số: Nội dung gồm: - Khái niệm biểu thức đại số, giá trị của một biểu thức đại số. - Khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, các phép toán cộng, trừ, nhân các đơn thức. - Khái niệm đa thức nhiều biến. Cộng và trừ đa thức. - Đa thức một biến. Cộng và trừ đa thức một biến. - Nghiệm của đa thức một biến. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Biết các khái niệm đơn thức, bậc của đơn thức một biến. - Biết các khái niệm đa thức nhiều biến, đa thức một biến, bậc của một đa thức một biến. - Biết khái niệm nghiệm của đa thức một biến. Về kỹ năng: - Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số. - Biết cách xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức, biết làm các phép cộng và trừ các đơn thức đồng dạng. - Biết cách thu gọn đa thức, xác định bậc của đa thức. - Biết tìm nghiệm của đa thức một biến bậc nhất. B. Hình học: 1. Tam giác: Nội dung gồm - Tam giác cân - Định lý Pitago - Các trường hợp bằng nhau của Tam giác vuông Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Biết các khái niệm tam giác cân, tam giác đều. - Biết các tính chất của tam giác cân, tam giác đều. - Biết các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. Về kỹ năng: - Vận dụng được định lí Py-ta-go vào tính toán. - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau. 2. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác. Nội dung gồm: - Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. - Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. - Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu của nó. - Các khái niệm đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao của một tam giác. - Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác, ba đường trung trực, ba đường cao của một tam giác. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Biết các khái niệm đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao của một tam giác. - Biết các tính chất của tia phân giác của một góc, đường trung trực của một đoạn thẳng. Về kỹ năng: - Vận dụng được các định lí về sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác, ba đường trung trực, ba đường cao của một tam giác để giải bài tập. - Biết chứng minh sự đồng quy của ba đường phân giác, ba đường trung trực. Chú ý: Đề thi gồm 02 phần ( TNKQ và TNTL) Nội dung ôn tập học kỳ ii năm học 2008 - 2009 MÔN TOáN LớP 8: A. ĐạI Số 1. Phương trình bậc nhất một ẩn: Nội dung gồm: - Phương trình một ẩn. - Định nghĩa hai phương trình tương đương. - Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. - Phương trình tích. - Phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất một ẩn Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Nhận biết được phương trình, hiểu nghiệm của phương trình: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. - Hiểu khái niệm về hai phương trình tương đương: Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm - Hiểu định nghĩa phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (x là ẩn; a, b là các hằng số, a ¹ 0). Nghiệm của phương trình bậc nhất. - Nắm vững các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: Bước 1: Lập phương trình: + Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. + Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. + Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2: Giải phương trình. Bước 3: Chọn kết quả thích hợp và trả lời. Về kỹ năng: Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân. - Có kĩ năng biến đổi tương đương để đưa phương trình đã cho về dạng ax + b = 0. - Về phương trình tích: A.B.C = 0 (A, B, C là các đa thức chứa ẩn). Yêu cầu nắm vững cách tìm nghiệm của phương trình này bằng cách tìm nghiệm của các phương trình: A = 0, B = 0, C = 0. - Giới thiệu điều kiện xác định (ĐKXĐ) của phương trình chứa ẩn ở mẫu và nắm vững quy tắc giải phương trình chứa ẩn ở mẫu: + Tìm điều kiện xác định. + Quy đồng mẫu và khử mẫu. + Giải phương trình vừa nhận được. + Xem xét các giá trị của x tìm được có thoả mãn ĐKXĐ không và kết luận về nghiệm của phương trình. 2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn: Nội dung gồm: - Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân. - Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Bất phương trình tương đương. - Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: Nhận biết được bất đẳng thức. Nhận biết bất phương trình bậc nhất một ẩn và nghiệm của nó, hai bất phương trình tương đương. Về kỹ năng: Biết áp dụng một số tính chất cơ bản của bất đẳng thức để so sánh hai số hoặc chứng minh bất đẳng thức. a < b và b < c Þ a < c a < b Þ a + c < b + c a 0 a bc với c < 0 Vận dụng được quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số để biến đổi tương đương bất phương trình. - Giải thành thạo bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Biết biểu diễn tập hợp nghiệm của bất phương trình trên trục số. - Sử dụng các phép biến đổi tương đương để biến đổi bất phương trình đã cho về dạng ax + b 0, ax + b £ 0, ax + b ³ 0 và từ đó rút ra nghiệm của bất phương trình. B. Hình học: 1. Đa giác, diện tích của đa giác: Nội dung gồm: - Đa giác. Đa giác đều. - Các công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình tam giác, của các hình tứ giác đặc biệt. - Tính diện tích của hình đa giác lồi. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: Hiểu : + Các khái niệm: đa giác, đa giác đều. + Quy ước về thuật ngữ “đa giác” được dùng ở trường phổ thông. + Cách vẽ các hình đa giác đều có số cạnh là 3, 6, 12, 4, 8. - Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích của hình tam giác, hình thang, các hình tứ giác đặc biệt khi thừa nhận (không chứng minh) công thức tính diện tích hình chữ nhật. Về kỹ năng: - Vận dụng được các công thức tính diện tích đã học. - Biết cách tính diện tích của các hình đa giác lồi bằng cách phân chia đa giác đó thành các tam giác. 2. Tam giác đồng dạng: Nội dung gồm: + Định lí Ta-lét trong tam giác. - Các đoạn thẳng tỉ lệ. - Định lí Ta-lét trong tam giác (thuận, đảo, hệ quả). - Tính chất đường phân giác của tam giác. + Tam giác đồng dạng. - Định nghĩa hai tam giác đồng dạng. - Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. - ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Hiểu các định nghĩa: Tỉ số của hai đoạn thẳng, các đoạn thẳng tỉ lệ. - Hiểu định lí Ta-lét và tính chất đường phân giác của tam giác. - Hiểu định nghĩa hai tam giác đồng dạng. - Hiểu các định lí về: + Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác. + Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông. Về kỹ năng: -Vận dụng được các định lí đã học. - Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác để giải toán. - Biết ứng dụng tam giác đồng dạng để đo gián tiếp các khoảng cách. 3. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều: Nội dung gồm: - Hình hộp chữ nhật. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Hình chóp cụt đều. - Các quan hệ không gian trong hình hộp. Cần ôn cho học sinh: Về kiến thức: - Nhận biết được các loại hình đã học và các yếu tố của chúng. - Nhận biết được các kết quả được phản ánh trong hình hộp chữ nhật về quan hệ song song và quan hệ vuông góc giữa các đối tượng đường thẳng, mặt phẳng. Về kỹ năng: - Vận dụng được các công thức tính diện tích, thể tích đã học. - Biết cách xác định hình khai triển của các hình đã học. Chú ý: Đề thi gồm 02 phần ( TNKQ và TNTL) Nội dung ôn tập học kỳ ii năm học 2008 - 2009 MÔN VậT Lý LớP 6: A. Cơ học: 1. Máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiên, đòn bẩy, ròng rọc B. Nhiệt học: 1. Sự nở vì nhiệt 2. Nhiệt độ, nhiệt kế, thang nhiệt độ 3. Sự chuyển thể Lớp 7: A. Điện học: 1. Hiện tượng nhiễm điện - Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát - Hai loại điện tích - Sơ lược về cấu tạo nguyên tử 2. Dòng điện. Nguồn điện 3. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại. 4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện 5. Các tác dụng của dòng điện 6. Cường độ dòng điện 7. Hiệu điện thế 8. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song. 9. An toàn khi sử dụng điện. Lớp 8: A. Cơ học: 1. Công và công suất 2. Định luật bảo toàn công 3. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng B. Nhiệt học: 1. Cấu tạo phân tử của các chất - Cấu tạo phân tử của các chất - Nhiệt độ và chuyển động phân tử - Hiện tượng khuếch tán 2. Nhiệt năng - Nhiệt năng và sự truyền nhiệt - Nhiệt lượng. Công thức tính nhiệt lượng - Phương trình cân bằng nhiệt - Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt - Động cơ nhiệt. Chú ý: Đề thi gồm 02 phần ( TNKQ và TNTL) Nội dung ôn tập học kỳ ii năm học 2008 - 2009 MÔN LÝ Lớp 9: A. Điện từ học: - Dòng điện xoay chiều - Máy phát điện xoay chiều - Các tác dụng của dòng điện xoay chiều-Đo cường độ và HĐT - Truyền tải điện năng đi xa - Máy biến thế B. Quang học: 1. Khúc xạ ánh sáng - Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ - Máy ảnh. Mắt. Kính lúp. 2. ánh sáng màu: - ánh sáng trắng và ánh sáng màu - Lọc màu. Trộn ánh sáng màu. Màu sắc các vật - Các tác dụng của ánh sáng. C. Sự chuyển hoá và bảo toàn năng lượng 1. Sự chuyển hoá và bảo toàn năng lượng - Sự chuyển hoá các dạng năng lượng - Định luật bảo toàn năng lượng 2. Động cơ nhiệt. Hiệu suất của động cơ nhiệt. Sự chuyển hoá điện năng trong các loại máy phát điện. Chú ý: Đề thi gồm 02 phần ( TNKQ và TNTL)
File đính kèm:
- Huong dan on tap mon Toan Vat ly Hoc ky II nam hoc 20082009.doc