Nội dung thi học kì I năm học 2010– 2011 khối 11. Môn Ngữ Văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung thi học kì I năm học 2010– 2011 khối 11. Môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
NỘI DUNG THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010– 2011
KHỐI 11. MÔN NGỮ VĂN

NỘI DUNG THI HỌC KÌ I

I. TIẾNG VIỆT
II. ĐỌC VĂN
1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
1. Tự tình (bài II)
2. Thực hành về thành ngữ, điển cố
2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)
3. Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
3. Thương vợ
4. Ngữ cảnh
4. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

5. Hai đứa trẻ

6. Chữ người tử tù

CẤU TRÚC ĐỀ THI

1. Câu 1: (2 điểm) – Tiếng Việt
 a. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt (1 điểm)
 b. Bài tập vận dụng tiếng Việt (1 điểm)
2. Câu 2: (3 điểm) – Đọc văn
 a. Kiểm tra kiến thức Văn học (1 điểm)
 b. Đọc – hiểu (2 điểm)
3. Câu 3: (5 điểm) – Tập làm văn
 Phân tích, cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một tác phẩm văn xuôi, một nội dung trong tác phẩm.

ĐỀ THI MINH HỌA

1. Câu 1: (2 điểm)
 a. Thế nào là thành ngữ? (1 điểm)
 b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của những thành ngữ trong đoạn thơ sau: (1 điểm)
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quảng công”
(Trần Tế Xương – Thương vợ)
2. Câu 2: (3 điểm)
 a. Chép lại bài thơ Tự tình (bài II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương? (1 điểm)
 b. Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? (2 điểm)
3. Câu 3: (5 điểm)
 Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010
Đề chính thức
Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2,0 điểm) 
a. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào?
b. Trong những câu thơ sau đây, từ “xuân” được dùng theo nghĩa sáng tạo của mỗi nhà thơ như thế nào?
- "Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
(Hồ Chí Minh)
- "Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- "Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân"
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)
Câu 2: (3,0 điểm) 
a. Nêu chủ đề bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?
b. Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
(Trần Tế Xương, Thương vợ)
Câu 3: (5,0 điểm)
 Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II).
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TTGDTX HUYỆN CÁI BÈ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010

CÂU 1: 
a. Những biểu hiện của ngôn ngữ cá nhân: (1.0 điểm)
- Giọng nói cá nhân
- Vốn từ ngữ cá nhân
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung
- Việc tạo ra các từ mới
- Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
* Lưu ý: HS kể ra được ít nhất 04 biểu hịên thì cho điểm trọn vẹn; Thiếu từ 02 biểu hiện trở lên thì trừ mỗi ý 0.25 điểm.
b. Nghĩa của từ "xuân": (1.0 điểm)
- Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
à Từ xuân thứ nhất : chỉ mùa đầu trong năm; 
à Từ xuân thứ hai : chỉ sức sống mới, tươi đẹp. (nghĩa chuyển)
- Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
à Từ xuân : vẻ đẹp của người con gái trẻ.
- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
à Từ xuân : 
 - Chỉ chất men nồng của rượu ngon, 
 - Sức sống dạt dào và tình bạn thắm thiết.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
à Xuân: 2 nghĩa: mùa xuân và tuổi thanh xuân
Câu 2: (3,0 điểm) 
a. Chủ đề bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (1. 0 điểm):
- Sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ;
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả.
* Mỗi ý đúng được 0.5 điểm
b. Cảm nhận về hai câu thơ :"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc - Có chồng hờ hững cũng như không" (Trần Tế Xương, Thương vợ) (2.0 điểm)
* Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý chính sau:
Hai câu thơ là lời tâm sự của nhà thơ:
- Thương vợ mà bật ra thành hành động qua ngôn ngữ trực tiếp:

+ Chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận (tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo)
+ Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hững cũng như không”
- Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch.
+ Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ”
+ Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo
+ Rốt cục: Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ nên cảm thấy tê tái, đớn đau cho mình.
* TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
- ĐIỂM 2,0: 
 + Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
 + Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú. 
 + Diễn đạt tốt, có cảm xúc. 
 + Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- ĐIỂM 1,0: 
 + Hiểu đúng đề bài, còn sơ lược.
 + Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. 
 + Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- ĐIỂM 00,0: 
 Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Câu 3: (5,0 điểm)
 Cảm nhận về bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Tự tình (bài II).
I. YÊU CẦU CHUNG:
Về nội dung: Phân tích được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương trong bài thơ
Về phương pháp làm bài: Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ…
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây:
2.1. Mở bài: 
Giới thiệu bài thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
	2.2. Thân bài: 
* Hai câu đề: Nỗi buồn tủi của nhân vật trữ tình.
- Câu phá đề: 
+ Mở ra thời gian đêm khuya, gợi không gian vắng vẻ, mênh mông
+ Đây còn là không gian, thời gian của tâm trạng: nhịp trống gấp gáp liên hồi thể hiện bước đi dồn dập của thời gian, sự rối bời của tâm trạng
- Câu thơ thứ hai:
+ Từ trơ đầu câu và nhịp thơ 1/3/3: nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng
+ Hai chữ hồng nhan chỉ nhan sắc người phụ nữ đi cùng chữ cái rẻ rúng,mỉa mai, gợi lên nỗi xót xa, đau đớn thấm thía
+ Bên cạnh nỗi đau, còn thấy bãn lĩnh của Xuân Hương: bền gan, thách đố


* Hai câu thực: Nỗi bế tắc
- Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được, hương rượu đắng chát, hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn
- Cảm hứng về nỗi đau còn có nét tích cực hơn: mơ ước hạnh phúc, vầng trăng sẽ có ngày tròn, duyên phận sẽ được toại nguyện.
* Hai câu luận: Phản kháng và khát vọng
- Cảnh thiên nhiên được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn không chịu mềm yếu, đã răn chắc lại càng rắn chắc hơn; cảnh như nổi loạn, như phản kháng, như muốn vạch đất, xé trời mà oán thán
- Nỗi phẫn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc không kìm nén được đã trào ra, truyền vào cảnh vật, tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của cảnh vật. Trong lòng nữ sĩ bùng lên sự phản kháng, không chịu khuất phục, muốn vùng vẫy thoát khỏi hiên thực vươn tới cuộc sống đáng sống hơn, ngay cả trong tình huống bi thương.
* Hai câu kết: Nỗi chán chường.
- "Ngán" là chán ngán, ngán ngẫm, ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi sẽ trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng tuổi xuân con người sẽ không bao giờ trở lại, tạo hóa thật bất công với con người.
- Nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, thật xót xa, tội nghiệp; nỗi thất vọng của một tâm hồn khát sống khát yêu. 
2.3. Kết bài: 
- Bài thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tiếng lòng của một cái tôi đa tình và khát khao hạnh phúc.
- Bài thơ cũng xho thấy tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường viết bằng tiếng Việt, từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
 * LƯU Ý: Học sinh có thể khai thác bài thơ theo bố cục khác: Theo tâm trạng của nhân vật trữ tình: Tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận; Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc: Trong buồn tủi vẫn gắng gượng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
 - Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục. 
 	 - Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên.
 - Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
 - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, bài viết đầy đủ 3 phần nhưng còn sơ lược.
 - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. 
 - Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. 
	 - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
ĐIỂM 00,0: - Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
 * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.



File đính kèm:

  • docNOI DUNG ON THI HOC KI 1 KHOI 11.doc