Nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trong phần đọc thêm

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trong phần đọc thêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày … tháng … năm 2012
 Tiết 88 
 Đọc thêm

LAI TÂN ( Hố Chí Minh)
 NHỚ ĐỒNG ( Tố Hữu)
 TƯƠNG TƯ ( Nguyễn Bính)
 CHIỀU XUÂN ( Anh Thơ)
 	
A. Mục tiêu bài học:
 Hướng dẫn học sinh cách hiểu, nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trong phần đọc thêm
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Phân tích ngắn gọn sự vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Hs làm việc với SGK
- Gv định hướng Hs khái quát những ý cơ bản




- Bài thơ có thể chia mấy phần ? nhận xét về nội dung chính của bài thơ ?
- Cá nhân trả lời.



- Ba câu đầu ghi lại nội dung gì ? cách miêu tả hiện thực trong ba câu đầu ?
- Cá nhân trả lời.







- Nét đặc sắc của giọng điệu châm biếm của câu thơ cuối ?








- Hs làm việc với SGK.
- Gv định hướng HS khái quát những ý cơ bản.

















- Hs đọc đoạn 1
- Cảm hứng của bài thơ được gì lên từ đâu ?
- Cảm giác hiu quạnh được miêu tả như thế nào ? Tiếng hò được lặp đi lặp lại có ý nghĩa gì ?









- Những hình ảnh cụ thể của nỗi nhớ ?
- Cá nhân trả lời.



- So sánh tình cảm nhớ thương của Tố Hữu với các nhà thơ lãng mạn đương thời ?





- Diễn biến tâm trạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?









- Em hiểu thế nào về tiêu đề của bài thơ ?



- Em hãy nêu vài câu ca dao hoặc thơ về chủ đề này mà em biết ?
(Khuyến khích học sinh phát biểu)


























- Diễn biến tâm trạng của chàng trai được thể hiện bằng những cảm xúc nào ?
- Hs chia nhóm trao đổi 




(?) Cách tạo hình ảnh cặp đôi thể hiện nỗi nhớ với người mình yêu của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? 








(?) Từ nhớ nhung chàng trai bộc lộ tâm trạng dỗi hờn như thế nào ?






- Từ trách móc đến thở than, lời than thở được thể hiện như thế nào ?
- Cá nhân trả lời 



- Chàng trai than thở rồi lại trách móc mát mẻ như thế nào?








- Khao khát mơ tưởng của chàng trai được thể hiện như thế nào? Tìm những hình ảnh cặp đôi trong bài thơ ?
- Cá nhân trả lời. 







- Ý nghĩa của những hình ảnh cặp đôi ?














Gv: nhấn mạnh: =>


- Em hãy nhận xét về phong cách thơ Nguyễn Bính ?
- Một vài đại diện trình bày.













- Nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?



- So sánh bài Tương tư với chùm ca dao yêu thương, tình nghĩa trong sách ngữ văn 10 nâng cao, tập một ?
























Gv: nhấn mạnh => 



(?) Nêu những nét chính về tác giả Anh Thơ














(?) Bức tranh quê được miêu tả như thế nào?
- Cá nhân Hs độc lập trả lời. 






(?) Bức tranh buổi chiều xuân được miêu tả như thế nào ?



- Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh này ?






 
I. Bài Lai Tân
1. Tiểu dẫn
* Xuất xứ
- Bài thơ mang địa danh cụ thể này là bài số 97 trong số 134 bài của tập nhật kí trong tù.(Bài thơ sáng tác ở giai đoạn bốn tháng đầu)
- Lai Tân nằm trên đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.
* Bố cục	
+ Phần một: ba câu đầu: Thực trạng bộ máy chính 
 quyền ở Lai Tân
+ Phần hai: Câu kết: thái độ châm biếm
2.Đọc-hiểu văn bản
a. Ba câu đầu
- Ba câu thơ tự sự (kể), ghi lại hình ảnh một cách tự nhiên, như chụp lại hiện thực:
Ban trưởng => đánh bạc
Cảnh trưởng => kiếm ăn quanh
Huyện trưởng => làm công việc 
Tính hướng ngoại thể hiện rõ trong cách tả.Sự thực
của bộ máy chính quyền Lai Tân: thối nát, vô trách nhiệm. Tạo mâu thuẫn (tiếng cười châm biếm chỉ bật lên khi tạo được mâu thuẫn) với câu cuối.
b. Câu cuối
 Ba tiếng: “Thái bình thiên” hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ). Giọng điệu có vẻ dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thật thâm thuý sâu sắc, đâu cứ phải đao to búa lớn, mới hại gục được đối phương. Liên hệ hoàn cảnh thực tế: 1942 - Nhật đang xâm lược Trung Quốc mới thấy hết ý nghĩa phê phán mãnh liệt của bài thơ.
II. Nhớ Đồng
1. Tiểu dẫn
* Xuất xứ:
- Năm 1939 nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939-1945), thực dân Pháp tăng cường đàn áp cách mạng ở Đông Dương.
 Ngày 29/4/1939, Tố Hữu bị bắt, bị giam cầm tại nhà lao Thừa phủ, Huế.
 Tháng 7/1939, Tố Hữu sáng tác bài thơ này (sau ba tháng bị giam trong tù)
- Bài thơ nằm trong phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”.
* Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn một: từ đầu đến “Khoai sắn tình quê rất thiệt”
(Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù).
+ Đoạn hai: Tiếp đó đến “ trên chín tầng cao bát ngát trời” (Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm)
+ Đoạn ba: còn lại (trở lại với thực tại giam cầm, lòng trĩu nặng nỗi nhớ triền miên)

2- Hướng dẫn đọc thêm
a. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài.
- Tiếng hò:
 Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong bài thơ. Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa, khiến nhân vật trữ tình cảm nhận tất cả sự hiu quạnh.
+ Hiu quạnh của không gian đồng vắng.
+ Hiu quạnh của thời gian trưa vắng
+ Hiu quạnh của cuộc đời buồn tủi nhọc nhằn
+ Hiu quạnh của lòng người đang bị giam cầm.
- Liên kết các cảm xúc
- Nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc quạnh hiu
- Tạo nhịp điệu triền miên, cảm xúc da diết khôn nguôi của nỗi nhớ.

- Nhớ đồng, nhớ quê, nhớ con người...
- Tất cả đều rất chân thật và đậm tình thương mến
- Cuộc sống bên ngoài nhà tù hôm qua còn gần gũi, gắn bó, thân thiết, giờ đã trở nên cách biệt xa xôi.

- Thơ lãng mạn cũng gợi nỗi nhớ về con người (Nỗi nhớ dằng dặc của Huy Cận về quê nhà; nỗi nhớ bâng khuâng của Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ; Nỗi nhớ thương trong biệt li của Tống biệt hành...)
Tố Hữu dành nhớ thương cho tất cả mọi người, trong đó nổi bật lên là hình ảnh người lao động. “Tố Hữu là nhà thơ của tình thương mến” (Xuân Diệu).
b- Diễn biến tâm trạng của chủ thể trữ tình
- Diễn biến tâm trạng tự nhiên, chân thực, liền mạch
- Nỗi nhớ bắt đầu được gợi lên từ tiếng hò
- Tiếng hò gợi cảnh đồng quê
- Gợi nỗi nhớ về con người , rồi nhớ chính mình.
- Hiện tại > quá khứ < hiện tại
 Tất cả thể hiện nỗi niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do (yếu tố lãng mạn kết hợp với tinh thần cách mạng)

III. Tương Tư
1- Nhan đề:
Tương tư : trai gái thương nhớ nhau (Từ điển Hán Việt - Phan Văn Các).
Tương tư: nỗi nhớ thương đơn phương ủ kín trong lòng người nào đó. (nghĩa dùng trong đời thường) 
Nguồn gốc của tương tư là khao khát được gần kề, được chung tình, vì thế diễn biến tâm lí của người tương tư rất phức tạp.
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
ốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầu
 (Ca dao)
Hoặc:
Ngỡ chàng thấu hết tấm lòng tương tư
 (Chinh phụ ngâm)
Khi tương tư: người ta thường nhớ nhung, thương cảm, trách móc giận hờn...Để diễn tả tâm trạng ấy, người ta thường dùng cách nói lấp lửng, vòng vo, mát mẻ hay bộc bạch không hề giấu diếm nỗi nhớ thương khao khát dành cho nhau

Lá này gọi lá xoan đào
Tương tư thì gọi thế nào hỡi em...
..............................
Mình ơi! Mình ở mình đi
Đi thì ta nhớ ở thì ta thương
Phân li cách trở đoạn trường
Con sông nho nhỏ con đường cát bay
...................................
Tương tư ăn phải miếng mồi
Đứng đi trong lửa nằm ngồi trên sương
 (Xuân Diệu) 
2- Diễn biến tâm trạng của chàng trai
Nhớ nhung
 ò
Băn khuăn dỗi hờn
 ò
Than thở
 ò
Khát vọng mong mỏi

Thôn Đoài (Tây) - Nhớ - thôn Đông
Một người - chín nhớ mười mong - một người
+ Địa danh tạo nỗi nhớ song hành (người nhớ người, thôn nhớ thôn) 
+ Khi tương tư: nỗi nhớ bao trùm cả không gian, quy luật tâm lí của những tâm hồn đang yêu!
+ Ngôn ngữ chân quê: Đông, Đoài, thành ngữ “chín nhớ mười mong”
+ Cách bố trí ngôn ngữ: đối tượng nhớ thương được đẩy ra hai đầu câu thơ, giữa họ là khoảng cách ngập tràn nỗi nhớ thương!

“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
- Người con trai mà như thụ động? Chờ đợi mà còn trách móc? Vô lí mà có lí: chàng trai quê yêu vụng nhớ thầm, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra hờn dỗi, trách nhẹ trách yêu: “Cớ sao”? “Chẳng sang”?

Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
-“Lại”: điểm nhấn ngữ điệu, bước đi chậm chạp của thời gian, ngán ngẩm, vô vọng, kéo dài đến mức héo mòn “lá xanh đã thành lá vàng” 
=> tâm trạng héo hon, sầu muộn tương tư!

Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho
+ Không gian cảnh vật: miền quê ngàn đời, tình và cảnh hoà quyện vào nhau, điệp từ “xa xôi” đa nghĩa vừa chỉ khoảng cách, vừa mát mẻ trách móc
 
 Hàng loạt những hình ảnh sóng đôi lãng mạn, thể hiện khát vọng tình yêu gắn liền với hạnh phúc, hôn nhân gia đình:
Bến / đò; Hoa khuê các / bướm giang hồ ; Nhà em / nhà anh ; Giàn giầu / hàng cau ; Thôn Đoài / thôn Đông ; Cau / giầu 
 Mối duyên quê hoà quyện với cảnh quê ngàn đời
Thôn Đoài / thôn Đông; Tôi / nàng; Bên ấy / bên này ; Hai thôn / một làng ; Bến / đò; Hoa khuê các /bướm giang hồ ; Nhà em / nhà anh ; Giàn giầu / hàng cau ; Thôn Đoài / thôn Đông ; Cau / giầu 
*Tâm trạng nhớ nhung được diễn tả qua hình ảnh, địa danh, gần gũi quen thuộc của cuộc sống nông thôn: thôn Đoài, thôn Đông, gió mưa...
*Tâm trạng băn khoăn, dỗi hờn được diễn tả qua hình ảnh, địa danh, từ ngữ gần gũi, quen thuộc, đậm chất dân gian: hai thôn, một lòng, bên ấy, bên này...
*Lời than thở được diễn tả qua hình ảnh quen thuộc
Lá xanh nhuộm, cây lá vàng...
*Lời trách móc mát mẻ: được diễn tả qua hình ảnh gần gũi với làng quê: đò giang, đầu đình, ai..
*Thể hiện khát vọng mơ ước bằng hàng loạt hình ảnh sóng đôi: hoa khuê các / bướm giang hồ; nhà em / nhà anh; cau / giầu; thôn Đoài / thôn Đông...
 
Tất cả từ ngữ, hình ảnh, địa danh, cây cỏ, cảnh vật đều thuộc về chốn quê bao đời, tạo không gian quê, để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng: duyên quê, cảnh quê hoà quyện với nhau. 
 *Thứ nhất:
 Thơ Nguyễn Bính là sự kết hợp tiếng thơ của thời đại với những biểu hiện của văn hoá dân gian. Ông đã kết hợp được những yếu tố truyền thống dân gian trong việc sáng tạo thơ mới. Nguyễn Bính đã làm sống dậy nét “chân quê”, “duyên quê”, “tình quê”, “hồn quê” bằng sự hoà điệu giữa nội dung và hình thức, bằng giọng điệu quê, với lối nói quê, lời quê.
 *Thứ hai:
 Thơ Nguyễn Bính nghiêng về thể thơ lục bát (tác giả không thiên về thơ lục bát cổ điển như Nguyễn Du), thơ lục bát của Nguyễn Bính phảng phất hơi thở của ca dao, mang được cái hồn của ca dao ở giọng điệu, cách ví von, cách lựa chọn tổ chức lời thơ, cách đưa khẩu ngữ vào thơ một cách nhuần nhuyễn (câu thơ điệu nói)

+ Tương tư thể hiện chân thật tâm trạng của chàng trai nông thôn không tên tuổi, trong tình yêu...
+ Duyên quê, cảnh quê hoà quyện với nhau tạo nên nét chân quê trong thơ lục bát của Nguyễn Bính.

+ Thể thơ: đều là lục bát.
 Chùm ca dao thường là cặp câu lục bát ngắn, còn Tương tư là bài thơ lục bát trường thiên hiện đại.
+ Về kết cấu mạch thơ: 
Chùm ca dao yêu thương tình nghĩa: kết cấu mạch thơ tương đối dài, tâm trạng thương nhớ thường được gắn với những hình ảnh, thể hiện khoảnh khắc nhất định nào đó của tâm trạng: bên dòng sông (câu 1 và 2); trước cảnh vật: gương soi, cơi đựng trầu (câu 3); Cây đa, con đò (câu 5 và 6)
 Tương tư: triển khai trọn vẹn mạch cảm xúc tâm trạng của tương tư (tình yêu một phía của chàng trai)
+ Về cách thể hiện tâm trạng:
Tương đồng: ca dao yêu thương tình nghĩa thể hiện tâm trạng qua những hình ảnh, sự vật cụ thể (dòng sông, cành hồng, dải yếm, gương soi, cơi đựng trầu, khăn, đèn, cây đa, con đò)
Tương tư: cũng mượn những hình ảnh quen thuộc (nhất là những từ sánh đôi): thôn, làng, nắng, mưa, đò giang, con đường, bến, hàng cau, giàn giầu...để tạo nên tình cảm chân quê quen thuộc.
+ Hình tượng nhân vật trữ tình:
Tương đồng: Chùm ca dao là những chàng trai cô gái nông thôn không tên tuổi
Tương tư: là chàng trai, đang yêu vụng nhớ thầm, một cô gái khác xóm nhưng cùng làng...
*So sánh giúp ta thấy được Nguyễn Bính học được rất nhiều ca dao truyền thống -> Mối quan hệ giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại.
IV. Chiều xuân
1- Tác giả Anh Thơ (1921- 2005)
Tên thật: Vương Kiều Ân
Quê Bắc Giang
 Ham văn chương, chịu khó đọc sách, Anh Thơ tìm đến văn chương như một cách tự giải thoát và khẳng định mình. Năm 1937 (mười sáu tuổi) bà đã có thơ đăng báo. 1941 (hai mươi tuổi) xuất bản tập “Bức tranh quê” gồm 41 bài viết về cảnh nông thôn. Nguyễn Bính viết về nét “chân quê”, thì Anh Thơ lại thiên về “cảnh quê” thân thuộc pha chút tâm sự bâng khuâng, u buồn của cái tôi thơ mới.
 Anh Thơ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.
+ Bài Chiều xuân in trong tập bức tranh quê.

2-Hướng dẫn đọc thêm
+ Không gian: Buổi chiều xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ (thời gian buổi chiều: gợi cảm giác buồn, thơ mới coi cái buồn, nỗi đau là một phạm trù thẩm mĩ quen thuộc) 
+ Hình ảnh bức tranh quê: 
 Mưa bụi (mưa xuân nho nhỏ, như rắc bụi li ti)
 Dòng sông, bến nước, con đò
 Quán tranh nhỏ
 Hoa xoan tím rụng tơi bời
 Cánh đồng lúa, con đê, cỏ non xanh biếc
 Con cò, con trâu, sáo, bướm
 Hình ảnh con người xuất hiện
 + Sắc xuân: hoa xoan tím rụng tơi bời, cỏ non tràn biếc cỏ…
 + Khí xuân: “mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng”
 + Nhịp sống lặng lẽ: đò biềng lười nằm mặc nước sông trôi, quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.
8 Tất cả gợi nỗi buồn man mác của buổi chiều quê, nỗi buồn ấy từ lòng người nhuốm sang cảnh vật. Một chút động: lũ cò con vô tình bay lên làm giật mình cô nàng yếm thắm, cũng làm lòng người bâng khuâng bừng tỉnh dậy -> lấy động để tả tĩnh.
- Cái tôi của tác giả rung động trước cảnh vật quen thuộc bình dị. Tình quê bao trùm lên bức tranh quê
buổi chiều xuân bình dị này. 
IV. Củng cố, dặn dò
 - Soạn “Đặc điểm loại hình tiếng Việt”.

File đính kèm:

  • docdoc them Lai Tan nho dong tuong tu chieu xuan.doc