Nói và viết với phong cách Bác Hồ

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nói và viết với phong cách Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nói và viết với phong cách Bác Hồ 

Nói và viết với phong cách Bác Hồ
Cứ mỗi lần đến ngày kỷ niệm báo chí cách mạng Việt Nam, tất cả những người làm báo, những người đọc báo, quan tâm đến báo chí Việt Nam đều nhớ đến một con người, một cái tên - vĩ đại mà thân quen - Hồ Chí Minh - người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn có thể học tập từ nhiều điều từ sự nghiệp làm báo - làm cách mạng của Bác; vẫn còn cảm nhận được hơi ấm của tình người và ánh sáng của những tinh hoa văn hoá toả ra từ khối lượng đồ sộ những tác phẩm, bài nói, bài viết của Người…
Học viết và học nói
Trong rất nhiều điều Bác Hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn luyện, có điều Bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. Đối với Bác, tiếng Việt là của cải lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải giữ gìn nó, Quý trọng nó, làm nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối với mọi người, từ các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường…
Trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, có thể rút ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà Người đã thể hiện suốt cuộc đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại và tương lai.
Đối với “nhà báo” Hồ Chí Minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối tượng, mục đích của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết cho phù hợp nhất mới chủ đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trong bài Cách viết; trong bài nói tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai; bài nói tại Hội nghị tuyên truyền miền núi (1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh chúng ta đều thấy Người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, Mục đích quyết định cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết.
Giản dị và sâu sắc
Bác Hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt Nam, của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… trong chủ đề bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói và viết cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng Cộng sản các nước anh em; những người có lương tri tiến bộ trên khắp thế giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam với dân tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong những văn cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu đối tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa, châm biếm, hài hước, ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất giản dị, Mộc mạc, nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi người. Với những nhà tri thức uyên bác, Người lại bàn về những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật…
Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng hay với các đồng chí Trung Quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…Chân biếm kẻ thù thì sâu cay “như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa tể ở pháp và các nơi khác…Đối với các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình ảnh quen thuộc để mọi người nhớ mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ nghĩa để tiết kiệm biến thành tiết canh…
Người làm tiếng Việt thêm phong phú
Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói, giặc dốt…
Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ của Người minh hoạ cho cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất…
Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”.
Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là:
- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”…
- Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.
- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại. 
Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác Hồ phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị, trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…
Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi.. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to….
Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những phẩm giá của mình.

File đính kèm:

  • docNói và viết với phong cách Bác Hồ.doc