Ôn kiểm tra văn bản học kì II

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5227 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn kiểm tra văn bản học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN KIỂM TRA VĂN BẢN HKII
STT
Tên văn bản
Tác giả
T. loại
 Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
 1
Chiếu dời đô( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn(Lí Thái Tổ)
(974-1028)
Chiếu- nghị luận trung đại-Chữ Hán
Văn xuôi kết hợp với văn biền ngẫu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.
Nội dung: 4 đoạn
- Nêu đề tài dời đô, đưa những dẫn chứng trong lịch sử
-Chứng minh bằng thực tế
- Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để dời đô 
Kết cấu chặt chẽ, lí luận giàu sức thuyết phục, hài hoà giữa lí và tình.
 2
Hịch tướng sĩ
(1285 Trước kháng chiến chống Mông–Nguyên lần II) 
Trần.Q.Tuấn
(1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
Thể văn nghị luận trung đại thường dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống kẻ thù. Thường được viết theo thể văn biền ngẫu(từng cặp cân xứng với nhau).
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở phê phán khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc..
Gồm 4 phần:
1.Nêu tấm gương trung nghĩa
2.Nhận định tình hình–sự ngang ngược, tội ác của giặc chỉ rõ việc phải làm
3.Phê phán nghiêm khắc thái độ hành động sai trái của tướng sĩ, chỉ ra việc nên làm.
4.Xác định tinh thần, kêu gọi. 
Đây là áng văn chính luận xuất sắc có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, hùng hồn, đanh thép,dẫn chứng thuyết phục, lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
- Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ à hành động thực tế à sự ngang ngược, tham lam, tàn bạo của kẻ thù. 

-Sử dụng hình ảnh so sánh, điệp từ, điệp ý, hành động tương phản à phê phán
 3
Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô
Đại Cáo- 1428)
Sau khi quân ta đại thắng 15 viện binh của quân Minh
Nguyễn Trãi 
( 1380- 1442) 
Cáo- chữ Hán 
Nghị luận trung đại, thường được vua chúa trình bày một chủ trương, công bố kết quả để mọi người biết. Thể loại biền ngẫu.

Ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc
Lí luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
 4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp-1791)

La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp 
( 1723- 1804 )
Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu.
Tấu- chữ Hán Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, học rộng nhưng phải nắm cho gọn, theo điều học mà làm.( hành)
Gồm 3 phần
- Mục đích chân chính của việc học: học để làm người
-Phê phán những lối học lệch lạc sai trái- cầu danh lợi à nước mất nhà tan
- Khẳng định phương pháp học đúng đắn: phổ biến việc học,học từ những điều cơ bản nhấtà học rộngà tóm gọn,học đi đôi với hành, tác dụng của việc học.
Thể loại văn nghị luận, lí luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
-Sử dụng các câu châm ngôn với hình ảnh so sánh để làm sáng tỏ mục đích của việc học
 5
Thuế máu
(Trích chương I Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp- 1925)
Sau Chiến tranh Thế giới lần I
NguyễnÁi Quốc
(1890- 1969 )

Phóng sự- Chính luận -nghị luận hiện đại (bằng tiếng Pháp)
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền Thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc.
Gồm 3 phần:
- Chiến tranh và “người bản xứ”
+ Giọng văn mỉa mai, châm biếm, nghệ thuật trào phúng à bộ mặt tráo trợn của thực dân Pháp
+ Số phận bi thương của người dân thuộc địa , bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích của bè lũ thực dân
- Chế độ lính tình nguyện
+ Thủ đoạn cưỡng bức, lường gạt
+ Lập luận phản bác bằng các dẫn chứng thực tế
- Kết quả của sự hi sinh
+Giọng văn mỉa mai, câu hỏi tu từ
+Kêu gọi sự đồng tình chống chiến tranh phi nghĩa
Tư liệu phong phú, xác thực, ngòi bút trào phúng sắc sảo, hiện đại. Đoạn trích sử dụng nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo tài tình
6
Đi bộ ngao du( Trích Ê- min hay về GDục )
J.Ru-xô
(1712-1778 )
Nghị luận
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt; tác giả là một người giản dị, yêu quý tự do, yêu thiên nhiên tha thiết.
Văn bản được chia làm ba đoạn để trình bày ba luận điểm chính
- Đi bộ ngao du cảm giác tự do không bị lệ thuộc
- Trau dồi vốn kiến thức
-Tốt cho sức khỏe
Việc xen kẽ giữa lí luận từu tượng và những trải nghiệm của cá nhân làm cho những lập luận không khô khan, chặt chẽ, sinh động và có sức thuyết phục.

7
Ông Guốc- Đanh mặc lễ phục
(Trưởng giả học làm sang)
Mô-li-e
(1622- 1673)
Hài kịch- Trích hồi II
Châm biếm, cười cợt bọn trưởng giả học làm sang một cách ngu ngốc, kệch kỡm.Sử dụng tiếng cười như một vũ khí sắc bén tấn công vào lối sống cầu kì học đòi của tầng lớp quý tộc đương thời. 
Nghệ thuật xây dựng kịch sinh động, khắc họa nhân vật tài tình. 
 *Thế nào là văn bản nghị luận ? Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
*Văn bản nghị luận trung đại có nét gì khác biệt so với văn bản nghị luận hiện đại ? 
- Sự khác nhau giữa văn bản nghị luận trung đại và văn bản nghị luận hiện đại
+ Hình thức: 
Văn bản nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại như: chiếu, hịch, cáo…
 -Văn nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận ( chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả…).
+ Về nội dung:
Văn nghị luận trung đại: thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc thái, dân an.
Văn nghị luận hiện đại: có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra để nghị luận.
BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1:
 Những nét giống và khác nhau về nội dung tư tưởng , hình thức thể loại của các văn bản trong bài: chiếu, cáo, hịch ?
* Giống nhau:
- Đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh (chiếu); ở…quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lăng tàn bạo (hịch); hoặc ở ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập (nước Đại Việt ta)
 - Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình. Và yếu tố có tình còn thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận.
 -Trong bài Chiếu: Vua Lí Thái Tổ tỏ ra một thái độ khá thận trọng, chân thành đối với " các Khanh" và ngài.
 - Trong bài Hịch: một mặt Trần Quốc Tuấn bộc lộ lòng căm thù giặc, bằng những lời sôi sục, mặt khác thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa ân cần đối với các tướng sĩ.
* Khác nhau: 
- Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu (từng cặp câu cân xứng với nhau).
- Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Câu 2:
Hãy nêu lên những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong văn bản,Hịch tướng sĩ và Nước đại việt ta ?
- Hai văn bản trên đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước, giữ nước và đều thấm đượm tinhthần yêu nước nồng nàn.Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản đều có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất vừa đa dạng.
- Đều thể hiện nổi bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng đinh nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản ,nội dung yêu nước lại có nét riêng :
- Nét nổi bật ở Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược 
-Nội dung chủ yếu của tinh thần yêu nước trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời đó còn là niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử,văn hoá vẻ vang của dân tộc . 
Câu 3: 
 Cho đoạn văn: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ta cũng vui lòng”. 
a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
b. Đoạn trích trên có nội dung ý nghĩa như thế nào?
HD:
a. Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”. Tác giả Trần Quốc Tuấn. 
b.- Đau xót đến quặn lòng trước cảnh nước nhà bị xâm lăng – uất ức, căm tức.
 - Tình yêu đất nước sâu sắc, căm thù giặc đến tột đỉnh, sẵn sàng xả thân vì đất nước „Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”. 
 - Cổ vũ khích lệ tinh thần chiến đấu cho quân sĩ. 

Câu 4:
 Dựa vào “Hịch tướng sĩ”,hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước nồng nàn và vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuần đối với vận mệnh đất nước.
 a.Trần Quốc Tuấn và Hịch Tướng Sĩ :
 - Trần Quốc Tuấn (1231 -1300) tước Hưng Đạo Vương là một danh tiếng kiệt xuất đời Trần, là người :
Có phẩm chất cao đẹp
Có lòng yêu nước sâu sắc
Văn võ song toàn
Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần II(1285) và lần III(1288)
Là tác giả cuốn Binh thư yếu lược và Hịch tướng sĩ.
+ Hịch tướng sĩ là một văn kiện lịch sử trọng đại hàm chứa tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng và mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn học Việt Nam.
+ Vừa mang yếu tố chính luận vừa mang yếu tố chữ tình.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Trước kháng chiến chống Mông–Nguyên lần II – 1285. Giặc cậy mạnh hống hách, ta sôi sục căm thù, quyêt tâm chiến đấu nhưng trong hàng ngũ có tướng sĩ dao động muốn cầu hoà. 
b. Suy nghĩ:
 - Bài hịch nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, đánh bại tư tưởng dao động, bàng quang, khích lệ tướng sĩ sẵn sàng chiến đấu chống giặc. 
 - Nghệ thuật: Sử dụng nhiều động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu; lối nói thậm xưng: trăm thân, nghìn xác, phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa.	
- Giá trị biểu đạt: Lòng sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn. 
 + Tâm trạng đau đớn, đắng cay, tủi nhục: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
 + Lòng căm thù sục sôi, quyết không dung tha cho lũ giặc: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
 + Tư thế hiên ngang, lẫm liệt cùng tinh thần quyết chiến kẻ thù: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
 + Tố cáo tội ác ngang ngược của kẻ thù “Đi lại nghênh ngang ngoài đường-Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đòi ngọc lụa, vét bạc vàng…..”
 + Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở việc:
Tác giả khơi dậy mối ân tình của mình với tướng sĩ .
Đau đớn đến thắt tim thắt ruột quên ăn, mất ngủ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc (Có dẫn chứng)
Phê phán thái độ sai, hành động sai của các tì tướng.
Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần cảnh giác và quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.

Câu 5 :
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
 (Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn)
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh gợi tả, phép ẩn dụ, câu văn biền ngẫu, một loạt động từ đòi, thu , vétà sự tham lam của kẻ thù, hình tượng ẩn dụ “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói” à bản chất hung hãn, độc ác, vô nhân tính của kẻ thù, sự khinh bỉ giặc cao độ của Trần Quốc Tuấn 
b. Nội dung:
- Lột tả tội ác ngang ngược hống hách của kẻ thù “đi lại .. nghênh ngang”, sỉ mắng.., bắt nạt.. 
- Lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, kêu gọi tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc 

Nội dung chung cả bài: 
- “ Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị tiết chế trước hoàn cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng
- Tố cáo tội ác và những hành vi ngang nguợc của kẻ thù. 
- Bộc lộ tâm trạng đau đớn, dằn vặt và lòng căm thù không đội trời chung với quân xâm lược. 
- Nêu cao tinh thần của vị chủ soái trước hoàn cảnh tổ quốc bị lâm nguy. 
- Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ. Khéo léo nêu lên lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với các tướng sĩ. 
- Hậu quả nghiêm trọng không những sẽ ảnh hưởng cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nuớc rơi vào tay quân thù. 

Câu 6:
 Bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa.Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ , giọng điệu trong đoạn văn.
HD:
 “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng "
- Cách sử dụng câu văn biền ngẫu giọng chì chiết, các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vị chủ tướng đối với quân giặc.

Câu 7:
Vì sao Bình Ngô Đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc việt Nam ?
Vì bài cáo đã khẳng định Việt Nam là một nước độc lập, chủ quyền, đó là chân lí hiển nhiên.
+ Nước ta có nền văn hiến lâu đời
+ Có lãnh thổ riêng
+ Phong tục riêng
+ Có chủ quyền, có các triều đại đặt ngang hàng với các triều đại phương bắc
+ Có truyền thống lịch sử oanh liệt, bất cứ kẻ xâm lược nào vào nước ta đều bị sức mạnh nhân nghĩa của chúng ta làm cho đại bại.

Câu 8:
 So sánh với ( Sông núi nước Nam - lớp 7). Nước Đại Việt ta có những điểm mới nào ? 
- Ý thức về nền độc lập dân tộc ( Sông núi nước Nam) được xác định trên 2 phương diện: lãnh thổ (Sông núi nước Nam) và chủ quyền (Vua Nam ở)
- Bình Ngô đại cáo ý thức dân tộc phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa. Đó là nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng "Bao đời xây nền độc lập".

Câu 9:
 Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
- Nguyễn Trãi( 1380 -1442), hiệu là Ức trai, con trai Nguyễn Phi Khanh, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi, là người văn võ song toàn.
- Là người Việt Nam đầu tiên được phong là Danh nhân văn hoá thế giới (1980) 
- Các tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập … 

Câu 10:
“Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Dựa vào văn bản in trong sách giáo khoa, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- Áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- Nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản 
- Tư tưởng tiến bộ - Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm
- Yêu nước là “yêu dân”, “trừ bạo”
- Khẳng định nước Đại Việt có độc lập, chủ quyền:
 + Văn hiến lâu đời
 + Lãnh thổ rõ ràng
 + Phong tục tập quán riêng
 + Chủ quyền tồn tại song song với các triều đại Trung Quốc
- Sức mạnh chính nghĩa, thực tế chứng minh , dẫn chứng …
 Kết luận: “Nước Đại Việt ta”là bản tuyên ngôn độc lập tràn đầy lòng tự hào dân tộc, Nguyễn Trãi đã tạo nêu sức mạnh Đại Việt, tầm vóc Đại Việt chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
 
Câu11: 
 Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản.
HD:
*Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu:- Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp.
Người dân thuộc địa phải chịu nhiều thứ thuế vô lí. Song một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc, gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn , thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân
Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp
* Nhận xét về nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản Thuế máu: 
- Tác giả sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “ bản xứ” làm bia đỡ đạn.
- Sử dụng từ ngữ trào phúng sắc sảo như: “ Chiến tranh vui tươi”, “ lập tức họ biến thành...”, “ được phong cho cái danh hiệu tối cao”.... khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai.)
- Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái“Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp... 

File đính kèm:

  • docOnVanBan8HKII.doc