Ôn luyện lý thuyết Luyện từ và câu Lớp 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn luyện lý thuyết Luyện từ và câu Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG TÓM TẮT VỀ DẤU CÂU Dấu câu Cách dùng trong câu Ví dụ Dấu chấm - Đặt cuối câu kể Hôm nay, cả lớp em cùng đi chơi ở Suối Tiên . Dấu phẩy ª Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. ª Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ª Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. F Tuần sau, chúng em bước vào kì thi cuối cấp. F Bạn Phương học rất giỏi, hát cũng rất hay. F Trời rải mây xám nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Dấu chấm than v Đặt ở cuối câu cảm. v Đặt ở cuối câu cầu khiến. - Ôi, bông hoa này đẹp quá ! - Hãy giữ trật tự nào ! Dấu chấm hỏi - Đặt ở cuối câu hỏi. - Bạn đang làm gì vậy ? Dấu hai chấm « Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật « Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bô phân đứng trước F Bạn Hùng hồ hởi tuyên bố : - Lớp ta đã thắng cuộc. F Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay, tôi đi học. Dấu gạch ngang T Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. T Đánh dấu phần chú thích trong câu. T Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê. ª Bà bảo tôi : - Con hãy cố gắng học tập để sau này còn giúp đỡ cho bố mẹ ! ª Những con ngan nhỏ mới nở trông chỉ to hơn cái trứng một ít. Chúng có bộ lông vàng óng – một màu vàng đáng yêu – như màu những con tơ nõn mới guồng. ª Thiếu niên cần tham gia công tác xã hội: - Tham gia tuyên truyền cổ động cho các phong trào. - Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp. - Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ. Dấu ngoặc kép « Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật. « Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. « Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. ª Mơ nép vào ngực mẹ, thầm nghĩ : “Mẹ ơi, con sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé !” ª Thầy giáo gọi đến lần thứ hai, cô mới lí nhí trả lời : “Em chưa làm xong ạ !” ª Bạn Nam có cả một “gia tài khổng lồ” về các loại sách. . CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU a) Câu đơn : Ví dụ : - Mặt biển xanh thẫm như một tấm gương khổng lồ. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích tranh làng Hồ. b) Câu ghép không dùng từ nối - Lòng sông rộng, nước xanh trong. - Mọi người vỗ tay vang dội : trận đấu bóng bắt đầu. c) Câu ghép có dùng một quan hệ từ : - Bạn Hồng giỏi toán còn bạn Hương giỏi tiếng Việt. - Trời đã khuya nhưng mẹ tôi vẫn còn thức. - Tôi trực lớp hay bạn trực lớp ? d) Câu ghép có dùng một cặp quan hệ từ : v Quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả: Nếu trời không mưa thì chúng em sẽ đi chơi. Hễ Nam phát biểu thì cả lớp lại cười rộ lên. v Quan hệ nguyên nhân – kết quả : Vì trời nắng to nên cây héo úa. Tại trời mưa mà đường phố trở nên lầy lội. v Quan hệ tương phản : Tuy Lan học yếu nhưng bạn không bao giờ chán nản. Dù trời rất lạnh nhưng em vẫn tắm hàng ngày. v Quan hệ tăng tiến : Chẳng những bạn Nhung học giỏi mà bạn ấy còn vẽ đẹp. Việc giữ gìn môi trường sạch đẹp không chỉ là nhiệm vụ của người lớn mà nó còn là trách nhiệm của trẻ em. e) Câu ghép có dùng cặp từ hô ứng : - Tớ vừa nói, cậu đã cắt ngang. - Bé Linh vừa chăm ngoan, bé vừa học giỏi. - Tôi đi đến đâu, chú Cún con đi theo đến đấy. - Bạn hướng dẫn sao, mình làm vậy. - Thời tiết ấm áp bao nhiêu, cây cối tươi tốt bấy nhiêu. - Bạn càng chăm học, điểm số của bạn càng cao.
File đính kèm:
- ON LUYEN TU CAU L5 PHAN 3.doc