Ôn Tập Chương Lượng Tử Ánh Sáng 12 cơ bản

doc8 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 9122 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn Tập Chương Lượng Tử Ánh Sáng 12 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG 12 CB
TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Hiện tượng quang điện ngoài
Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi mặt kim loại.
Định luật về giới hạn quang điện
Đối với ánh sáng kim loại kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện λ0của kim loại đó mới gây ra hiện tượng quang điện.
Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là đặc trưng riêng của kim loại đó.
Gỉa thuyết Plăng: lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trịhoanf toàn xác định và bằng hf.
Lượng tử năng lượng: ε = hf. 
Trong đó: - f: tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay phát ra.
h =6.625.10-34J.s: hằng số Plăng.
Thuyết lượng tử ánh sáng
Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là Phôtôn.
Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các Phôtôn đều giống nhau, mỗi Phôtôn mang năng lượng bằng hf.
Trong chân không, Phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo tia sáng.
Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một Phôtôn.
Anh-xtanh: hiện tượng quang điện xảy ra do có sự hấp thụ Phôtôn trong ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại đó.
Chất quang dẫn: Một số chất bán dẫn có tính chât: dẫn điện kém khi khi không bị chiếu ánh sáng và trở thành dẫn điện tốt khi chiếu ánh sáng thích hợp.
Hiện tượng quang điện trong: hiện tượng ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành các êletron dẫn đồng thời lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện.
Quang điện trở : là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.
Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài mêgaôm khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.
Pin quang điện: là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh nột lớp chặn.
 Hiện tương quang- phát quang: Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
 Sự huỳnh quang: ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang: có bước sóng dài hơpn bước sóng ánh sáng kích thích. (λhq > λkt )
 Sự lân quang: ánh sáng phát quang có thể kéo dài sau khi tắt ánh sáng kích thích.
 Mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho: Không giải thích được tính bền vững của nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử.
 Tiên đề về trạng thái dừng: Nguyên tử chỉ tồn tại ở trong các trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ.
Ở trạng thái dừng của nguyên tử thì các êlectron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. (rn = n2r0 n=1,2,3..)
Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượngcuar nguyên tử: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En –Em ε = hfnm = En –Em.
Ngược lại nếu nguyên tử đang ở trạng thía dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En –Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao En.
Mẫu nguyên tử Bo giải thích được cấu tạo quang phổ vạch của hiđrô.
Tia Laze: nguồn sáng phát ra chùm ánh sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng
Tia Laze có đặc điểm: tính đơn sắc, tính định hướng, tính kết hợp cao và cường độ lớn.
Phát xạ cảm ứng: Nếu một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hfnm, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε’ đúng bằng hfnm. Bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε có cùng năng lượng và bay cùng phương với phôtôn ε’. Ngoài ra sóng điện từ ứng với phôtôn ε hoàn toàn cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ với phôtôn ε’. Số phôtôn tăng theo cấp số nhân.
Cấu tạo của Laze rubi: Một thanh rubi hình trụ, hai mặt được mài nhẵn. Mặt 1 được mạ bạc, mặt 2 bán mạ, hai mặt phản xạ quay vào phía trong. Một đèn xêon quấn quanh thanh rubi. Các cánh tỏa nhiệt gắn với thanh
 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng.
Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm.
A. tích điện âm.	B. tích điện dương.	
C. không tích điện.	D. được chắn bằng một tấm thủy tinh dày.
2. Trong trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng quang điện? Ánh sáng Mặt trời chiếu vào:
A. mặt nước biển.	B. lá cây.	C. mái ngói.	D. lá kim loại không sơn.
3. Chiếu ánh sáng nhìn thấy vào chất nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện?
A. kim loại.	B. kim loại kiềm.	C. điện môi. 	D. chất bán dẫn.
4. Công thức tính năng lượng của một lượng tử năng lượng theo bước sóng ánh sáng là công thức nào dưới dây?
A. ε = hλ.	B. ε = hλ. 	C. ε =hcλ.	D. ε = hcλ. 
Để giải các bài từ 2 đến .6 cần sử dụng bảng 30.1 của SGK Vật lí 12.
2. Giới hạn quang điện của kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm..nằm trong vùng ánh sáng nào?
A. Ánh sáng tử ngoại.	B. Ánh sáng nhìn thấy được.
C. Ánh sáng hồng ngoại.	D. Cả ba vùng ánh sáng nêu trên.
3. Giới hạn quang điện của kim loại kiềm như canxi, natri, kali, xesi..nằm trong vùng ánh sáng nào?
A. Ánh sáng tử ngoại.	B. Ánh sáng nhìn thấy được.
C. Ánh sáng hồng ngoại.	D. Cả ba vùng ánh sáng nêu trên.
4. Hãy chọn câu đúng. Chiếu ánh sáng vàng vào mặt một tấm vật liệu thì thấy có êlectron bị bật ra. Tấm kim lạo đó chắc chắn phải là
A. kim loại.	B. kim loại kiềm.	C. chất cách điện.	D. chất hữu cơ.
5. Hãy chọn câu đúng. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,50µm lần lượt vào bốn tấm nhỏ có phủ canxi, natri, kali, và xesi. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra ở
A.một tấm.	B. hai tấm.	C. ba tấm.	D. cả bốn tấm.
6. Hãy chọn câu đúng. Chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm kẽm. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,1µm.	B. 0,2µm.	C. 0,3µm.	D. 0,4µm.
7. Hãy chọn câu đúng. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là
A. 0,26µm.	B. 0,30µm.	C. 0,35µm.	D. 0,40µm.
8. Hãy chọn câu đúng. Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm nhiễm điện dương thì điện tích của tấm kẽm không bị thay đổi. Đó là do:
A. Tia tử ngoại không làm bật được các êlectron khỏi kẽm.
B. Tia tử ngoại làm bật đồng thời êlectron và iôn dương khỏi kẽm.
C. Tia tử ngoại không làm bật cả êlectron và iôn dương khỏi kẽm.
D. Tia tử ngoại không làm bật êlectron ra khỏi kẽm nhưng êlectron này lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
9. Xét ba loại êlectron trong một tấm kim loại
- Loại 1 là các êlectron tự do nằm ngay trên bề mặt tấm kim loại.
- Loại 2 là các êlectron tự do nằm sâu bên tron tấm kim loại.
- Loại 3 là các êlectron liên kết ở nút mạng kim loại.
Những phôtôn có năng lượng đúng bằng công thoát của êlectron khỏi kim loại nói trên sẽ có khả năng giải phóng các loại êlectron noà khỏi tấm kim loại?
A. Các êlectron loại 1.	B. Các êlectron loại 2.	
C. Các êlectron loại 3.	D. Các êlectron thuộc cả ba loại.
1). Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng quang điện ?
A. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
B. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.
C. là hiện tượng êlectrôn bét ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.
D. là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
2). Với điều kiện nào của ánh sáng kích thích thì hiện tượng quang điện xảy ra với một tấm kim loại xác định ?
 Chọn câu trả lời ĐÚNG.
A. Bước sóng của ánh sáng kích thích phải không lớn hơn giới hạn quang điện của kim loại đó.
B. Bước sóng của ánh sáng kích thích có giá trị tuỳ ý.
C. Bước sóng của ánh sáng kích thích phải không nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại đó.
D. Một điều kiện khác.
3). Trong các trường hợp nào sau đây, êlectrôn được gọi là êlectrôn quang điện ? Chọn câu trả lời ĐÚNG.
	A- Electrôn trong dây dẫn điện thông thường.	B- Electrôn bứt ra từ catốt của tế bào quang điện.
	C- Electrôn tạo ra trong chất bán dẫn.	D- Electrôn tạo ra từ một cách khác.
4). Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về giới hạn quang điện của một kim loại nào đó ?
	A- Mỗi kim loại chỉ có một giá trị giới hạn quang điện nhất định.
	B- Các kim loại khác nhau thì giới hạn quang điện của chúng cũng khác nhau.
	C- Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra với một kim loại khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại đó.
	D- A, B và C đều đúng.
5). Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng ?
A- Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng
phần riêng biệt, đứt quãng.
B- Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.
C- Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.
D- Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.
7). Nếu lấy đến ba chữ số thập phân, giá trị nào sau đây ĐÚNG với giá trị của hằng số Plăng ?
	A- 6,625.1034 J.s	B- 6,625.10-34 J.s	C- 6,265.10-34 J.s	D- 6,652.10-34 J.s
8. Về thuyết lượng tử ,nhận đinh nào dưới đây là SAI
A. Năng lượng mà nguyên tử hấp thụ hay bức xạ là những phần rời rạc, không liên tục
B. Ở trạng thái dừng nguyên tử không bức xạ
C. Khi chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao sang mức năng lượng thấp nguyên tử hấp thụ năng lượng
D. Ở trên quỹ đạo dừng electron chuyển động trên các quỹ đạo xác định
9) . Quang phổ do đèn huỳnh quang phát ra thuộc loại :
A. Quang phổ vạch phát xạ 	 	B. Quang phổ liên tục 	
C. Quang phổ hấp thụ 	 	D. Một loại quang phổ khác
10) . Ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng có bước sóng lần lượt là λD=0,768 µm và λV=0,589µm
Năng lượng phôton tương ứng của hai ánh sáng trên là
A. εD =2,588.10-19 JεV = 3,374.10-19 J	B. εD =1,986.10-19J εV =2,318.10-19J
C. εD =2,001`.10-19 J εV =2,918.10-19 J 	 	D. một đáp số khác
11). Một phôton ánh sáng có năng lượng là 1,75ev bước sóng của ánh sáng trên là
	A. 0,64 µm B. 7,5 µm C. 4,15 µm D. 0,71 µm E. 0,86 µm 
12) . Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3975 với công suất phát xạ là 10 w. Số phôton ngọn đèn phát ra trong một giây là
	A. 3.1019 hạt 	B. 2.1019 hạt C. 5. 1019 hạt D. Một đáp số khác
13) . Công thoát của nhôm là 3,7eV.Giới hạn quang điện của nó là:
	A. 0,41 µm 	B. 0,39 µm C. 0,34 µm 	D. 0,45 µm 	 E. 0,32 µm 
14) . Giới hạn quang điện của Kali là 0,578 µm .Công thoát của nó là:
	A. 2,51 eV 	B.2,26 eV C. 3,15 eV 	D. 2,05 eV 	E. 2,15 eV.
II. Hiện tượng quang điện trong.
1. Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.	B. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
C. giảm điện trở của một chất khi bị chiếu.	D. thay đổi màu của một chất khi bị chiếu sáng.
2. Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:
A. bức êlectron khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng.
B. giải phóng êlectron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
C. giải phóng êlectron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
D. giải phóng êlectron khỏi một chất bằng cách bắn phá iôn.
3. Chọn câu đúng. Có thể giải thích tính quang dẫn bằng thuyết
A. êlectron cổ điển.	B. sóng ánh sáng.	C. phôtôn.	D. động học phân tử.
4. Quang điện trở hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
A. Hiện tượng nhiệt điện.	B. Hiện tượng quang điện.
C. Hiện tượng quang điện trong.	D. Sự phụ thuộc của điểntở vào nhiệt độ.
5. Pin quang điện hoạt động dựa vào nguyên tắc nào?
A. Sự tạo thành hiệu điện thế điện hoá ở hai điện cực.
B. Sự tạo thành hiệu điện thế giữa hai đầu nóng lạnh khác nhau của một dây kim loại.
C. Hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
D. Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
6. Dụng cụ nào dưới đây không làm bằng chất bán dẫn?
A. Điốt chỉnh lưu.	B. Cặp nhịêt điện.	C. Quang điện trở.	D. Pin quang điện.
7. Trong dụng cụ nào dưới đây không có các lớp tiếp xúc?
A. Điốt chỉnh lưu.	B. Cặp nhịêt điện.	C. Quang điện trở.	D. Pin quang điện.
8. (CB) Điện trở của một quang điện trở có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn.	B. Có giá trị rất nhỏ.	C. Có giá trị không đổi.	 D. Có giá trị thay đổi được.
9. Suất điện động của pin quang điện có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị rất lớn.	B. Có giá trị rất nhỏ.
C. Có giá trị không đổi, không phụ thuộc điều kiện bên ngoài.	D. Chỉ xuất hiện khi pin được chiếu sáng.
10. Điều nào sau đây sai khi nói về quang điện trở?
A. Bộ phận quang trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.
B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi khi được chiếu sáng.
C. Quang điện trở có thể dùng để thay thế cho các tế bào quang điện.
D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi khi được chiếu sáng.
11. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó 
A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. năng lượng Mặt Trời được biến đổi toàn bộ thành điện năng.
C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện.
D. một quang điện trở, khi được chiếu ánh sáng, thì trở thành máy phát điện.
12. Hiện tượng quang dẫn có thể xảy ra khi chất nào dưới đây bị chiếu ánh sáng?
A. Cu.	B. Zn.	C. Ge.	D. Cs.
13. Chiếu ánh sáng nhìn thấy vào chất nào sau đây có thể gây hiện tượng quang điện trong?
A. Điện môi.	B. Kim loại.	C. Á kim.	D. Chất bán dẫn.
14. Dụng cụ nào dưới đây có thể biến quang năng thành điện năng?
A. Pin Mặt Trời.	B. pin Vôn-ta.	C. Ăcquy.	D. Đinamô xe đạp.
1). Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:
A. một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng. 
B. Giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng. 
C. Giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng. 
D. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.
2). Chọn câu đúng. Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là:
A. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫn. 
B. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫm. 
C. nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn. 
D. sự giải phóng các êléctron liên kết để chúng trở thành êléctron dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ điện từ.
3). Chọn câu đúng. Pin quang điện là nguồn điện trong đó:
A. quang năng được trực tiếp biến đổi thành điện năng. 
B. năng lượng mặt trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng. 
C. một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện. 
D. một quang điện trở, khi được chiếu sáng, thì trở thành máy phát điện.
4). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A) Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
B) Trong hiện tượng quang dẫn, êlectron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.
C) Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn nêôn).
D) Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết thành êlectron là rất lớn.
5). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có bước sóng lớn hơn một giá trị l0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.
B. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có tần số lớn hơn một giá trị f0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.
C. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải lớn hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.
D. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải nhỏ hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.
6). Điều nào sau đây sai khi nói về quang trở?
A. Bộ phận quan trọng nhất của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn 2 điện cực.
B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ.
C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.
D. quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi theo nhiệt độ.
7). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.
B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng
C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.
8). Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.
B. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
C. Điện trở của quang trở tăng nhanh khi quang trở được chiếu sáng.
D. Điện trở của quang trở không đổi khi quang trở được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng ngắn.
9). Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62mm. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014Hz; f2 = 5,0.1013Hz; f3 = 6,5.1013Hz; f4 = 6,0.1014Hz thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với
A. Chùm bức xạ 1; 	B. Chùm bức xạ 2.	C. Chùm bức xạ 3; 	D. Chùm bức xạ 4
10). Trong hiện tượng quang dẫn của một chất bán dẫn. Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron tự do là A thì bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn ở chất bán dẫn đó được xác định từ công thức
A. hc/A; 	B. hA/c; 	C. c/hA; 	D. A/hc
III. Hiện tượng quang phát quang.
1. Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A. Tia lửa điện.	B. Hồ quang.	C. Bóng đèn ống.	D. Bóng đèn pin.
2. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.	B. Ánh sáng lục.	C. Ánh sáng lam.	D. Ánh sáng chàm.
3. Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu?
A. Màu đỏ.	B. Màu vàng.	C. Màu lục.	D. Màu lam.
4. Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc màu nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang?
A. Lục.	B. Vàng.	C. Da cam.	D. Đỏ.
4. Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây là sự phát quang?
A. Bóng đèn xe máy.	B. Hòn than hồng.	C. Đèn LED.	D. Ngối sao băng.
5. Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,50µm. Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang?
A. 0,30µm.	B. 0,40µm.	C. 0,50µm.	D. 0,60µm.
6. Trong hiện tượng quang-phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì?
A. Để tạo ra dòng điện trong chân không.	B. Để thay đổi điện trở của vật.
C. Để làm nóng vật.	D. Để làm cho vật phát sáng.
7. Hãy chọn câu đúng. Trong hiện tượng quang-phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến:
A. Sự giải phóng một êlectron tự do.	B. Sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. Sự giải phóng một cặp êlectron vào lỗ trống.	D. Sự phát ra một phôtôn khác.
8. Hãy chọn câu đúng. Hiện tượng quang-phát quang có thể xảy ra khi phôtôn bị
A. êlectron dẫn trong kẽm hấp thụ.	B. êlectron liên kết trong CdS hấp thụ.
C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.	D. hấp thụ trong cả ba trường hợp trên.
9. Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.
A. Cả hai trường hợp phát quang trên đều là huỳnh quang.
B. Cả hai trường hợp phát quang trên đều là lân quang.
C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.
10. Trong trường hợp nào dưới đây có sự quang-phát quang?
A. Ta nhìn thấy màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày.
B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ôtô chiếu vào.
C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường.
D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ.
11. Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng 
A. tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8s sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. hầu như tắt ngay sau khi ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
D. do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng Mặt Trời.
12. Ánh sáng lân quang là ánh sáng 
A. được phát ra bởi cả chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí.
B. hầu như tắt ngay sau khi ánh sáng kích thích.
C. có thể tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8s sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
13. Sự phát sáng của vật (hay con vật) nào dưới dây là hiện tượng quang- phát quang.
A. Một miếng nhựa phát quang.	B. Bóng bút thử điện.
C. Con đôm đóm.	D. Màn hình vô tuyến.
14. Một chất phát quang phát ra ánh sáng màu lục. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó sẽ phát quang?
A. Ánh sáng màu tím.	B. Ánh sáng màu vàng.	C. Ánh sáng màu da cam.	D. Ánh sáng màu đỏ.
IV. Mẫu nguyên tử Bo
1. Hãy chọn câu đúng. Trạng thái dừng là
A. trạng thái êlectron không chuyển động quanh hạt nhân.	B. trạng thái hạt nhân không dao động.
C. trạng thái đứng yên của nguyên tử.	D. trạng thái ổn định của hệ thống nhuyên tử.
2. Mẫu nguyên tử Bo khác với mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào?
A. mô hình nguyên tử có hạt nhân.	B. hình dạng quỹ đạo của các êlectron.
C. biểu thức của lực hút giữa hạt nhân và êlectron.	D. trạng thái có năng lượng ổn định.
3. Hãy chỉ ra câu nói lên nội dụng chính xác của tiên đề về trạng thái dừng. Trạng thái dừng là 
A. trạng thái có năng lượng xác định.
B. trạng thái mà ta có thể tính toán được chính xác năng lượng của nó.
C. trạng thái mà năng lượng của nguyên tử không thể thay đổi được.
D. trạng thái trong đó nguyên tử có thể tồn tại một thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng.
4. Câu nào dưới đây nói lên nội dụng chính xác của khái niệm về quỹ đạo dừng.
A. Quỹ đạo có bán kính tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.
B. Bán kính quỹ đạo có thể tính toán được một cách chính xác.
C. Quỹ đạo mà các êlectron bắt buộc phải chuyển động trên nó. 
D. Quỹ đạo ứng với năng lượng của các trạng thái dừng.
5. Nội dung của tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử được phản ánh trong câu nào dưới đây?
A. Nguyên tử phát ra một phôtôn mỗi lần bức xạ ánh sáng.
B. Nguyên tử hấp thụ một phôtôn mỗi lần hấp thụ ánh sáng.
C. Nguyên tử phát ra ánh sáng nào thì có thể hấp thụ ánh sáng đó.
D. Nguyên tử có thể chuyển giữa các trạng thái đừng. mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.
6. Bước sóng ứng với bốn vạch quang phổ của Hiđrô là vạch tím: 0,4102μm; vạch chàm: 0,4340μm; vạch lam 0,4861μm và vạch đỏ: 0,6563μm. Bốn vạch này ứng với sự chuyển của êlectron trong nguyên tử Hiđrô từ các quỹ dạo M, N, O và P về quỹ đạo L. Hỏi vạch lam ứng với sự chuyển nào?
A. Sự chuyển M à L.	B. Sự chuyển N à L.	
C. Sự chuyển O à L.	D. Sự chuyển P à L.
7. Chọn phát biểu Đúng. Trạng thái dừng của nguyên tử là:
A. trạng thái đứng yên của nguyên tử. 
B. Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử. 
C. Trạng thái trong đó mọi êléctron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân. 
D. Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.
8. Chọn phát biểu Đúng. ở trạng thái dừng, nguyên tử
A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng. 	B. Không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng. 
C. Không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng. 	D. Vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng.
9. Dãy Ban-me ứng với sự chuyển êléctron từ quỹ đạo ở xa hạt nhân về quỹ đạo nào sau đây?
A. Quỹ đạo K. 	B. Quỹ đạo L. 	C. Quỹ đạo M. 	D. Quỹ đạo N.
10.Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rơ-dơ-pho ở điểm nào dưới đây
A. Hình dạng quỹ đạo của các electron .	B. Lực tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử.
C. Trạng thái có năng lượng ổn định.	D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân.
11. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử hấp thụ phôton thì chuyển trạng thái dừng.
B. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử bức xạ phôton thì chuyển trạng thái dừng.
C. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Mỗi khi chuyển trạng thái dừng nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụ photon có năng lượng đúng bằng độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó
D. Tiên đề về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử có nội dung là: Nguyên tử hấp thụ ánh sáng nào thì sẽ phát ra ánh sáng đó.
12. Dãy Laiman nằm trong vùng:
A. tử ngoại.	B. ánh sáng nhìn thấy.	
C. hồng ngoại.	D. ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
13. Dãy Pasen nằm trong vùng:
A. tử ngoại. 	B. ánh sáng nhìn thấy.
C. hồng ngoại. 	D. ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vùng tử ngoại.
14. Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất tro

File đính kèm:

  • docLy Thuyet va BTTN luong tu AS.doc