Ôn tập Công nghệ 8, học kì II

doc1 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Công nghệ 8, học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ 8 – HKII
Các đại lượng điện định mức ghi trên nhãn đồ dùng điện là gì ? Ý nghĩa của chúng.
Các đại lượng điện định mức :
Điện áp định mức U – đơn vị là vôn (V).
Dòng điện định mức I – đơn vị là ampe (A).
Công suất định mức P – đơn vị là oát (W).
Các số liệu kĩ thuật giúp ta lựa chọn đồ dùng điện phù hợp và sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
Để tránh hư hỏng do điện gây ra, khi sử dụng đồ dùng điện phải chú ý gì ?
Đấu đồ dùng điện vào nguồn có điện áp bằng điện áp định mức của đồ dùng điện.
Không cho đồ dùng điện làm việc quá công suất định mức, dòng điện vượt quá trị số định mức.
Nêu nguyên lí làm việc của :
Máy biến áp : Khi máy biến áp làm việc, điện áp đưa vào dây quấn sơ cấp là U1 , trong dây quấn sơ cấp có dòng điện. Nhờ có cảm ứng điện từ giữa dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp, điện áp lấy ra ở 2 đầu của dây quấn thứ cấp là U2. Hệ số biến áp : 
Công tắc điện : Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện. Công tắc thường được lắp nối tiếp với tải, sau cầu chì.
Cầu chì : 
Dây chảy được mắc nối tiếp với mạch điện cần bảo vệ.
Khi đóng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy cầu chì nóng chảy và bị đứt làm mạch điện bị hở, bảo vệ mạch địên và các đồ dùng điện, thiết bị điện không bị hỏng.
Cầu chì được mắc vào dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện.
Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị điện, đồ dùng điện với điện áp mạng điện ntn ?
Các thiết bị điện (công tắc điện, cầu dao, ổ cắm điện) và các đồ dùng điện trong nhà phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp của mạng điện.
Riêng đối với các thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và điều khiển, điện áp định mức của chúng có thể lớn hơn điện áp mạng điện. VD : Bàn là điện 220V – 1000W, phích cắm điện 250V – 5A, công tắc điện 110V – 30W
Nêu công dụng của :
Công tắc điện : Dùng để đóng – cắt mạch điện.
Cầu dao : Dùng để đóng – cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện công suất nhỏ, không cần thao tác đóng – cắt nhiều lần.
Aptomat : Dùng để cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì.
Cầu chì : Dùng để bảo vệ an tòan cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải.
Ổ điện : Nối với nguồn điện để từ đó lấy điện cho đồ dùng điện. 
Phích cắm điện : Dùng cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện. 
Sơ đồ điện : Là hình biểu diễn quy ước của 1 mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện. 
Sơ đồ nguyên lí :
Là sơ đồ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp ráp sắp xếp của chúng trong thực tế.
Dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện, là cơ sở để xây dựng sơ đồ lắp đặt.
Sơ đồ lắp đặt :
Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử (thiết bị điện, đồ dùng điện, dây dẫn).
Dùng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện. 

File đính kèm:

  • docDE CUONG O THI CONG NGHE 8 HKII.doc
Đề thi liên quan