Ôn tập Công nghệ 8 học kì II năm học: 2013 - 2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Công nghệ 8 học kì II năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 8 HKII NĂM HỌC: 2013- 2014 A/ LÝ THUYẾT: Câu 1: Hãy kể tên các vật liệu kĩ thuật điện. - Vật liệu dẫn điện là: vật liệu cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất nhỏ, dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện. - Vật liệu cách điện là: vật liệu không cho dòng điện chạy qua, có điện trở suất lớn, dùng để chế tạo các phần tử cách điện. - Vật liệu dẫn từ là: vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được, dùng để chế tạo làm lõi dẫn từ của các thiết bị điện. Câu 2: Nêu đặc điểm và nguyên lí làm việc của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. _ Đèn sợi đốt: + Đặc điểm: Đèn phát ra ánh sáng liên tục, hiệu suất phát quang thấp, tuổi thọ thấp. + Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dịng điện chạy trong dây tóc đèn làm làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sáng. _ Đèn huỳnh quang: + Đặc điểm: Đèn không phát ra ánh sáng liên tục, hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ cao, cần mồi phóng điện. + Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào chất huỳnh quang. Câu 3: Nêu đặc điểm, yêu cầu và cấu tạo của mạng điện trong nhà. _ Đặc điểm: + Có điện áp định mức là 220V; + Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng; + Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện. _ Yêu cầu: + Đảm bảo cung cấp đủ điện; + Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà; + Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp; + Dễ dng kiểm tra v sửa chữa. _Cấu tạo: Gồm các phần tử: + Công tơ điện; + Dây dẫn điện; + Các thiết bị điện: đóng – cắt, bảo vệ lấy điện; + Đồ dùng điện. Câu 4: Hãy kể tên các thiết bị của mạng điện trong gia đình. - Thiết bị đóng – cắt điện (công tắc điện, cầu dao,...) - Thiết bị bảo vệ mạng điện (cầu chì, aptomat,...) - Thiết bị lấy điện (ổ điện, phích cắm điện,...) Câu 5: Nêu nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dùng điện quang, điện nhiệt và điện cơ. Đáp án: Nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dụng điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để thắp sáng: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn led. Nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dụng điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng, sưởi ấm, sấy, nấu cơm, đun nước nóng. Nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dụng điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng để dẫn động, làm quay các máy như máy bơm nước, máy xay xát, máy hút bụi, quạt điện. Câu 6: Nêu các biện pháp để tiết kiệm điện năng. Đáp án: Giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng. Không sử dụng lãng phí điện năng. Câu 7: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Nêu các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình. Trả lời: + Tiết kiệm điện năng để: Tiết kiệm chi tiêu cho gia đình. Dành điện cho vùng sâu vùng xa, cho sàn xuất. Hạn chế sự cố cho giờ cao điểm, tăng tuổi thọ cho đồ dùng điện. Giảm ô nhiễm môi trường, dành điện cho xuất khẩu. + Các công việc làm để tiết kiệm điện năng cho gia đình: Tắt các đèn, quạt khi ra khỏi phòng. Chỉ mở quạt khi thật cần thiết. Không bật đèn ở phòng tắm, phũng vệ sinh suốt ngày đêm. Câu 8: Máy biến áp một pha là gì? Nêu các bộ phận chính và chức năng của nó? Máy biến áp một pha là thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha. 1.Lõi thép: Chức năng: Dùng để dẫn từ. 2.Dây quấn: Chức năng: Dùng để dẫn điện. Câu 9: Nêu nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha, bàn là điện, quạt điện. Đáp án: Tác dụng từ của dòng điện đã đước ứng dụng ở nam châm điện và các động cơ điện. - Động cơ điện một pha: Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay. - Bàn là điện: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. - Quạt điện: Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay. Câu 10: Kể tên các thiết bị điện đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. Nêu cấu tạo, phân loại, nguyên lí làm việc của các thiết bị đó. Đáp án: * – Thiết bị đóng cắt mạch điện a) Công tắc điện: Cấu tạo: Công tắc điện gồm: vỏ; cực động và cực tĩnh. Cực động và cực tĩnh của công tắc thường được làm bằng đồng. Cực động dược liên kết cơ khí với núm đống – cắt (được làm bằng vật liệu cách điện). Cực tĩnh được lắm trên than, có vít để cố định đầu dây dẫn điện của mạch điện. Phân loại: Dựa vào số cực người ta chia ra: công tắc điện hai cực, công tắc điện ba cực,. Dựa vào thao tác đóng – cắt, có thể phân loại: công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay, Nguyên lí làm việc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện. Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì. a) Cầu dao: Cấu tạo: Cầu dao gồm ba bộ phận chính: vỏ; các cực động và các cực tĩnh. Trên vỏ có ghi những số liệu kĩ thuật như: điện áp và dòng điện định mức. Phân loại: Theo số cực: một cực, hai cực, ba cực, Theo sử dụng: một pha, ba pha. Câu 11: Nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà. Đáp án: * – Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà: a) Đặc điểm của mạng điện trong nhà: Điện áp của mạng điện: 220V Đồ dùng của mạng điện trong nhà: Đồ dùng điện rất đa dạng và phong phú. Công suất điện của đồ dùng điện rất khác nhau. Sự phù hợp điện áp giữa thiết bị điện, đồ dùng điện với điện áo của mạng điện. b) Yêu cầu của mạng điện trong nhà: Mạng điện được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp cho các ĐDĐ trong nhà và dự phòng khi cần thiết. Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà. Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa. Sử dụng thuận tiện, chắc bền và đẹp. * – Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Đáp án: Gồm các phần tử : - Công tơ điện (đồng hồ đo điện). - Đường dây dẫn điện năng: đường dây chính (mạch chính) và đường dây nhánh (mạch nhánh). - Các thiết bị điện: thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và lấy điện. - Đồ dùng điện Mạch chính lấy điện từ mạng điện phân phối đi qua đồng hồ đo điện năng vào nhà, rẽ qua các mạch nhánh song song với nhau. B/ BÀI TẬP: Bài 1: Trên một bóng đèn có ghi (220V- 45W). Cho biết đèn sáng bình thường và mỗi ngày chỉ sử dụng 6 giờ. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong một tháng (30 ngày). Giải: Ta có A = P. t = 45 . 180 = 8100 W.h = 8,1 KW.h Bài 2: Gia đình bạn A có một quạt 220V- 60W và một bóng đèn compac huỳnh quang 220V- 36W mỗi ngày đèn bật sáng 5h. Tính số tiền gia đình bạn A phải trả trong một tháng (30 ngày) cho 2 đồ dùng điện này, biết thuế giá trị gia tăng là 10% và 1kWh = 1200đ. Ta có A = P.t = (60+36).5.30 = 14 400 = 14,4 (kWh) Tiền điện phải trả: 1418đ. 14,400.110% = 22 461,12 đ Bài 3: Tính tiền điện sử dụng của 1 gia đình trong 1 tháng (30 ngày) với các đồ dùng điện sau: - Một bóng sợi đốt công suất 75W sử dụng 2 giờ 1 ngày. - Hai bóng huỳnh quang công suất 20W sử dụng 3giờ 1 ngày. - Một quạt bàn công suất 40W sử dụng 4 giờ 1 ngày. - Một ti vi công suất 70W sử dụng 3 giờ 1 ngày. Biết giá tiền điện là 1418đ/kWh. Coi các ngày trong tháng sử dụng như nhau. Giải: Điện năng tiêu thụ trong tháng của gia đình trên: A = P.t = (75.2 + 20.3 + 40.4 + 70.3).30 = 17 400 (Wh) = 17,4 (kWh) Tiền điện phải trả: 1418đ. 17,4 = 24 673,2 đ (Cần xem thêm trong sách giáo khoa).
File đính kèm:
- ON TAP CONG NGHE 8 HKII_13-14.doc