Ôn tập học kì 1 ( khối 7)

doc11 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì 1 ( khối 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HKI ( K7)
A.VĂN HỌC:
1.
Tên văn bản, tác giả
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Bổ sung
 -Cổng trường mở ra
- Lí Lan
Nhật dụng
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
 Lời văn nhỏ nhẹ, sâu lắng như một lời tâm tình.
Hãy cho biết tâm trạng của mẹ và con trước ngày khai trường có gì giống và khác nhau?
-Cuộc chia tay của những con búp bê 
-Khánh Hoài
-Giải nhì cuộc thi viết về quyền trẻ em ( 1992 )
Nhật dụng
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Vai trò của gia đình: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắn bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

-Nhân vật chính là ai? Tình cảm của họ như thế nào?
-Những chi tiết nào trong truyện làm cho em cảm động? Vì sao?
2. Ca dao, dân ca:
- Khái niệm về ca dao, khái niệm về dân ca.
-Thuộc các bài ca dao, nắm nội dung, nghệ thuật.
3. Thơ: Học thuộc lòng các bài thơ

Tên tác phẩm, tác giả
Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Bổ sung
-Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà )
- Lí Thường Kiệt (Thời Lí)
Chống quân Tống xâm lược
Thất ngôn tứ tuyệt
Bài thơ là một bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược
Giọng thơ dõng dạc, đanh thép
Những văn bản nào được xem là Bản Tuyên ngôn độc lập lần 2,3 ?
-Ý nghĩa của hai câu thơ đầu?
-Ý nghĩa của hai câu thơ sau?
-Phò giá về kinh ( Tụng già hoàn kinh sư )
- Trần Quan Khải (1241-1294 )
Sáng tác khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô (1285)
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trấn
Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
-Ý nghĩa của hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau có gì khác nhau?


-Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca)
-Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu ức trai, có vai trò quan trọng trong khởi nghĩa Lam Sơn
Trong thời gian về quê ở ẩn ở Côn Sơn
Được dịch theo thể thơ lục bát ( thể thơ của dân tộc) 
Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ,hấp dẫn, đoạnthơcho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ phong cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
-Giọng thơ nhẹ nhàng, thảnh thơi. - biện pháp điệp từ. 
Nhân vật ta là ai?Nhân vật đó là người ntn?
-Bánh trôi nước
-Hồ Xuân Hương (Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm

Tứ tuyệt
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ
-Ngôn ngữ bình dị
-Sử dụngthành ngữ

-Qua Đèo Ngang
-Bà Huyện Thanh Quan

Thất ngôn bát cú Đường luật
Bài thơ cho thâý cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đảng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
-Tả cảnh ngụ tình,yếu tố miêu tả đặc sắc
-Lời thơ trang nhã
Tìm hàm nghĩa của cụm từ “Ta với ta”?
= > Cụm từ “Ta với ta” cho thấy sư tương quan đối lập với cảnh trời non nước bao la thì tình cảm riêng càng khép kín nỗi cô đơn gần như tuyệt đối.
-Bạn đến chơi nhà
-Nguyễn Khuyến ( 1835-1909 )- còn có tên là Tam Nguyên Yên Đỗ
Trong thời gian ở ẩn
Thất ngôn bát cú Đường luật
Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta”, nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Ngôn ngữ đời thường
Tìm hàm nghĩa của cụm từ “Ta với ta”?
= >Cụm từ “Ta với ta” thể hiện sự đồng cảm trọn vẹn giữa chủ nhà và khách .Đó chính là tình bạn thắm thiết , đậm đà, hồn nhiên và dân dã
-Cảnh khuya
-Rằm tháng giêng
-Hô Chí Minh
Được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Thất ngôn tứ tuyệt
Miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
-Cảnh khuya: So sánh độc đáo
-Miêu tả giàu hình ảnh
Hãy nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào?
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng
Cảnh trăng,rừng lồng vào vòm cây,hoa lá tạo thành bức tranh nhiềutầng,nhiều đường nét
Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nước, có không gian bát ngát,tràn đầy sức xuân.

-Tiếng gà trưa
-Xuân Quỳnh (1942-1988), nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ
Ngũ ngôn ( Tự do)
Bài thơ gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
-Diễn đạt tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực.
-Điệp ngữ “Tiếng gà trưa”

II.TIẾNG VIỆT: 
1.Sơ đồ cấu tạo từ phức và đại từ
 



 SƠ ĐỒ CẤU TẠO TỪ PHỨC




Từ phức


 

Từ láy
Từ ghép





Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Từ ghép đẳng lặp
Từ ghép chính phụ








Từ láy phụ âm đầu
Từ láy vần





-Quần áo
-Trầm bổng
-Đăm đăm
-Thăm thẳm
-Liêu xiêu
-Li ti,lí nhí
-Bà ngoại
-Thơm phức

-Mếu máo
-Bần bật


 
 SƠ ĐỒ CẤU TẠO ĐẠI TỪ



Hỏi về hoat động, tính chất
Hỏi về số lượng
Hỏi về người, sự vật
Đại từ để trỏ
Trỏ hoat động, tính chất
Trỏ số lượng
Trỏ người, sự vật
Đại từ để hỏi
Bao nhiêu, mấy
Ai, gì,…
Vậy, thế
Tôi, tao, tớ,chúng tôi, chúng tao,chúng tớ, mày, chúng mày,nó,hắn,…
Bấy ,bấy nhiêu
Đại từ

















Sao, thế nào









2. TỪ HÁN VIỆT:
 -Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: Yếu tố Hán Việt
 VD: Thiên niên kỉ - có 3 yếu tố HV
 -Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.Một sô yếu tố Hán Việt như: hoa, quả, bút, bảng, học, tập…có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
 -Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
 VD: 
 +Thiên niên kỉ ( thiên: nghìn)
 +Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long ( thiên: dời)
 -Từ ghép Hán Việt: có hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
 VD:
 +Từ ghép đẳng lập: Sơn hà, xâm phạm, giang sơn…
-Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt: Có hai trường hợp
 +Giống với từ ghép thuần Việt : Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
 VD: Ái quốc, thủ môn, chiến thắng…
 +Khác với trật tự từ ghép thuần Việt: Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
 VD: Thiên thư, thạch mã, tái phạm…
-Sử dụng từ Hán Việt:
 +Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
 VD:Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
 +Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
 VD: Bác sĩ đang khám tử thi
 +Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa
 VD: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
 =>Khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 VD:
Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng! ( Không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp )
Ngoài sân nhi đồng đang vui đùa. ( Dùng từ Hán Việt làm cho lời văn thiếu tự nhiên )
3.QUAN HỆ TỪ:
Khái niệm
Sử dụng quan hệ từ:
 -Có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường nêú không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
 VD:
 +Lòng tin của nhân dân
 +Nó đến trường bằng xe đạp
 -Có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ (Dùng cũng được không dùng cũng được )
 VD
 +Khuôn mặt của cô gái.
 +Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.
 -Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp: Nếu…thì, vì…nên, tuy…nhưng,….
 -Các lỗi về quan hệ từ:
 +Thiếu quan hệ từ
 VD: Dừng nên nhìn hình thức đánh giá người khác => Thiếu QHT: mà
 +Dùng QHT không thích hợp về nghĩa
 VD: Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. ( QHT “và” không phù hợp => Thay bằng QHT “nhưng”
 +Thừa quan hệ từ
 VD: Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. 
 +Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
 VD: Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.
 = >Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
 (Bổ sung)
4. TỪ ĐỒNG NGHĨA:
 a. Khái niệm: 
 -Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 -Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
 b.Các loại từ đồng nghĩa:
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn : Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa 
 VD:
 + Rủ nhau xuống bể mò cua,
 Đem về nấu quả mơ chua trên rừng.
 ( Trần Tuấn Khải )
 + Chim xanh ăn trái xoài xanh,
 Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
 ( ca dao )
 = > Quả = trái
 - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Có sắc thái nghĩa khác nhau
 VD: Hi sinh = bỏ mạng ( Khác nhau về sắc thái nghĩa )
 c. Sử dụng từ đồng nghĩa: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói ( khi viết ) cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thực hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm
 VD: quả = trái = > thay thế cho nhau được, hi sinh = bỏ mang = > không thể thay thế cho nhau được
 5. TỪ TRÁI NGHĨA:
 a. Khái niệm:
 -Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 VD:
 + rau già >< đá mềm …
 Cá tươi >< cá ương
 +Tươi 
 Hoa tươi >< hoa héo
 b. Sử dụng từ trái nghĩa: 
 Được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
 6. TỪ ĐỒNG ÂM:
 a. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 b. Sử dụng từ đồng âm: Cần:
 - Chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa
 - Tránh dùng từ với nghĩa nước đôi
 VD: Đem cá về kho
 = > Có hai cách hiểu:
 + Đem cá về cất giữ trong kho
 + Đem cá về chế biến thành món cá kho
7.THÀNH NGỮ:
 a. Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
 b. Nghĩa của thành ngữ: Có thể bắt nguồntrực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…
 c. Sử dụng thành ngữ:
 - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…
 - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
 VD:
 a) Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non. 
 VN ( Hồ Xuân Hương )
 = > Chủ ngữ vắng mặt: Thân em
 b) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… DT 
 
 Phụ ngữ 
8.ĐIỆP NGỮ:
 a. Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu ) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cánh lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
 b. Các dạng điệp ngữ:
 b1) Điệp ngữ cách quãng
 VD:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục…cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ 
 b2 ) Điệp ngữ nối tiếp

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[ … ]
Chuyện kể từ nổi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
 ( Phạm Tiến Duật )
 
 b3 ) Điệp ngữ chuyển tiếp ( Điệp ngữ vòng )
 VD:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
9.CHƠI CHỮ:
 a. Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
 b.các lối chơi chữ:
 -Dùng cách nói trại âm
 VD: Sánh với Na-va “ranh tướng” pháp Trại âm giữa: ranh tướng ( Châm biếm ) với danh tướng ( Tôn kính )
 Tiếng tâm nồng nặc ở Đông Dương
 ( Tú Mỡ )
 -Dùng cách nói điệp âm
 VD:
 Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Điệp âm “ M ”
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
 ( Tú Mỡ )
 -Dùng cách nói láy
 VD:
 Con cá đối bỏ trong cối đá, Nói láy: Cá đối = cối đá 
 Con mèo cái nằm trên mái kèo Mèo cái = mái kèo
 Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
 ( Ca dao )
 -Dùng cách nói trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
 VD:
 Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Trái nghĩa: 
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng. Sầu riêng >< vui chung
 Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
 ( Phạm Hổ )
10. CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ:
 Khi sử dụng từ phải chú ý:
Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. 
 VD: Em bé đã tập tẹ biết nói. ( Tập tẹ - dùng sai = > Sửa lại: bập bẹ )

Sử dụng từ đúng nghĩa.
VD: Đất nước ta ngày càng sáng sủa ( Sáng sủa – dùng sai = > Sửa lại: tươi sáng )
Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
VD: Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.
 TT DT
 = > Dùng sai
 Sửa lại: Phồn vinh giả tạo
Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.
VD: Quân Thanh do Tôn Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta
 = > Dùng sai
 Sửa lại: cầm đầu
Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt
VD: Xem lại bài: Từ hán Việt

III. TẬP LÀM VĂN: Viết bài biểu cảm về một sự vật, con người
 * Cần thực hiện đầy đủ các bước: 
 -Tìm hiểu đề : Xác định đối tượng biểu cảm, phạm vi biểu cảm
 - Tìm ý, sắp xếp ý - Lập dàn ý: Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó. 
 - Bài làm phải đủ ba phần:
 + MB: Giới thiệu đối tượng biểu cảm ( Nêu cảm nghĩ khái quát )
 + TB: Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết đối với đối tượng cần biểu cảm [ Theo các tình huống (đã qua sự chọn lọc ) mà người viết đã hình dung trong phần lập dàn ý ] = > Cần kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả ( Yếu tố tiêu biểu )
 + KB: Cảm nghĩ về đối tượng biểu cảm.
- Viết bài và kiểm tra lại bài làm.


File đính kèm:

  • docon tap ngu van 7hkI.doc
Đề thi liên quan