Ôn tập học kì I môn công nghệ 12

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì I môn công nghệ 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn Tập Học Kì I Môn Công Nghệ 
Câu 1: Cấu tạo điện trở: Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ để làm điện trở.
Câu 2: Đọc giá trị điện trở có các vòng màu trên thân. 
 Các vòng màu sơn trên điện trở tương ứng với các chữ số như sau:
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Xanh 
lục
Xanh lam
Tím
Xám
Trắng
Số 0
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Số 5
Số 6
Số 7
Số 8
Số 9
+Không ghi vòng màu: 	sai số ± 20%
+Ngân nhũ (nhũ bạc):	sai số ± 10%
+Kim nhũ (nhũ vàng): 	sai số ± 5%
+Nâu: 	sai số ± 1%
+Đỏ: 	sai số ± 2%
+Xanh lục: 	sai số ± 0,5%
 ECách đọc điện trở có 3 vòng màu: vòng 1 vòng 2 đọc từ bảng quy ước, vòng 3 là hệ số mũ, vì chỉ có 3 vòng màu nên mặc định là sai số ± 20%.
Ví dụ: R1 có 3 vòng màu sau: Nâu, Đen, Đen thì lần lượt có giá trị là 1 0 x1 = 10 Ω ±20%
 R2 có 3 vòng màu sau: Đỏ, Tím, Vàng kim thì lần lượt có giá trị là 2 7 x 1/10 = 2.7 Ω ±20%
 ECách đọc điện trở có 4 vòng màu: vòng 1 vòng 2 đọc từ bảng quy ước, vòng 3 là hệ số nhân, vòng 4 là giá trị sai số.
Ví dụ: R3 có 4 vòng màu sau: Đỏ, Tím, Nâu, Vàng kim thì lần lượt có giá trị là 2 7 x10 ±5% = 70 Ω ±5%
 R4 có 4 vòng màu sau: Vàng, Tím, Cam, Bạch kim thì lần lượt có giá trị là 4 7 x 1000 ±10% = 47.000 Ω = 47K Ω ±10%
 ECách đọc điện trở có 5 vòng màu (điện trở 5 vòng màu còn được gọi là điện trở chính xác): vòng 1 vòng 2 vòng 3 đọc từ bảng quy ước, vòng 4 là hệ số nhân, vòng 5 là giá trị sai số (giá trị sai số chỉ ±1% và được biểu diển bằng màu nâu)
Ví dụ:R5 có 5 vòng màu như sau: Cam, Vàng, Tím, Nâu, Nâu thì lần lượt có giá trị là 3 4 7 x10 ±1% = 3470 Ω = 3,47 KΩ ±1%
 R6 có 5 vòng màu như sau: Nâu, Xám, Xanh lá, Vàng kim, Nâu thì lần lượt có giá trị là 1 8 5 1/10 ±1% = 18,5 Ω ±1%
Câu 3: Nâu – Xanh lục – Xanh lục
Câu 4: Kí hiệu điện trở nhiệt:
Câu 5: Kí hiệu biến trở (Chiết áp):
Câu 6: Công dụng điện trở: là linh kiện dùng nhiều trong các mạch điện tử để hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
Câu 7: Cấu tạo tụ điện: là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
Câu 8: Linh kiện có khả năng tích lũy năng lượng điện trường khi có dòng điện đi qua là tụ điện.
Câu 9: Dòng điện với tần số càng cao thì qua tụ càng dễ.
Câu 10: Kí hiệu các loại tụ điện: 
Câu 11: Dung kháng (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
Trong đó: 
XC : dung kháng, tính bằng ôm (Ω)
F : tần số của dòng điện qua tụ, tính bằng hec (Hz)
C :điện dung của tụ điện, tính bằng fara (F)
Câu 12: Khi sử dụng tụ điện cần quan tâm đến: Trị số điện dung, điện áp định mức (Uđm), dung kháng của tụ điện (XC).
Câu 13: Loại tụ điện cần phải chú ý đến cực tính khi mắc vào mạch điện là tụ hóa.
Câu 14: Dòng điện có tần số càng cao khi qua cuộn cảm thì cảm kháng (XL) càng lớn.
Câu 15: Cấu tạo cuộn cảm: Dùng dây dẫn điện để quấn thành cuộn cảm.
Câu 16: Linh kiện có khả năng tích lũy năng lượng từ trường khi có dòng điện đi qua là cuộn cảm.
Câu 17: Hệ số phẩm chất của cuộn cảm: 
Câu 18: Cảm kháng (XL) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm dối với dòng điện chạy qua nó.
Trong đó: 
XL : cảm kháng, tính bằng ôm (Ω)
F : tần số của dòng điện chạy qua, tính bằng hec (Hz)
L : trị số điện cảm của cuộn dây, tính bằng henry (H) 
Câu 19: Khi sử dụng cuộn cảm cần quan tâm đến: Trị số điện cảm, hệ số phẩm chất (Q), cảm kháng (XL).
Câu 20: Một Điôt có 1 tiếp giáp P-N.
A
K
Câu 21: Điôt chỉnh lưu có chân mang cực catot ở phía sau bán dẫn N.
Câu 22: Điôt ổn áp: 	 - Điôt chỉnh lưu: 
Câu 23: Linh kiện dùng để ổn định điện áp của dòng điện một chiều là: Điot ổn áp ( điot zene).	C
Câu 24: Linh kiện dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều là: Điot chỉnh lưu.
Câu 25: Một Tranzito có 2 tiếp giáp P-N.	C
	-Tranzito PNP: 	-Tranzito NPN:
	B
 	B	
	E
	E
 - Ý nghĩa của mũi tên trong kí hiệu: chỉ chiều dòng điện chạy qua tranzito giữa cực E và C.
A
K
G
Câu 26: Công dụng Tranzito: là linh kiện tích cực trong mạch điện tử, được dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung,...
Câu 27: Kí hiệu Tirixto: 
- Điều kiện cho tirixto dẫn điện: UAK > 0 và UGK > 0 
Câu 28: Tirixto có 3 tiếp giáp P-N. Công dụng: dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
Câu 29: Linh kiện có khả năng dẫn dòng điện theo cả hai chiều là Triac và Điac.
Câu 30: Triac: 
 A1 A2 
	G
 - Nguyên lý làm việc: + Khi cực G và A2 có điện thế âm so với A1 thì triac mở. Cực A1 đóng vai trò la anot, còn cực A2 đóng vai trò là catot. Dòng điện chạy qua từ A1 sang A2.
	 + Khi cực G và A2 có điện thế dương so với A1 thì triac mở. Cực A2 đóng vai trò anot, còn cực A1 đóng vai trò là catot. 
 Điac: 
 A1 A2
 -Không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào 2 cực. 
Câu 31: Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn, dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.
Câu 32: Cực dương của điện áp một chiều sau mạch chỉnh lưu luôn ở phía catot của điot.
Câu 33: Mạch chỉnh lưu có biên độ điện áp ngược trên mỗi điot bằng hai biên độ điện áp khi làm việc là điot chỉnh lưu hai nửa chu kì dùng hai điot.
Câu 34: Mạch chỉnh lưu phải dùng biến áp có cuộn thứ cấp gồm hai nửa cân xứng nhau là mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì.
 Sơ đồ: 
Câu 35: Mạch chỉnh lưu chỉ làm việc trong mỗi nửa chu kì là mạch chỉnh lưu nửa chu kì.¨
Câu 36: Mạch chỉnh lưu có độ gợn sóng ngõ ra lớn, với tần số 50 Hz là mạch chỉnh lưu nửa chu kì.
Câu 37: Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu: 
Câu 38: Nếu có một điot bị đánh thủng hoặc mắc ngược trong mạch chỉnh lưu cầu thì bị ngắn mạch, làm cháy cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.
 Câu 39: Sơ đồ khối của mạch một chiều: 
 - Dạng sóng của các khối:
	+ Khối 1: 
	 + Khối 2:
 + Khối 3: 
 +Khối 4: 
Câu 40: Sơ đồ mạch nguồn điện một chiều thực tế: 
Câu 41: Tác dụng của nguồn một chiều trong thiết bị điện tử: chuyển đổi năng lương điện xoay chiều từ lưới điện quốc gia thành năng lượng điện một chiều có mức điện áp ổn định và công suất cần thiết để nuôi toàn bộ thiết bị điện tử.
Câu 42: Nếu tụ lọc nguồn trong mạch nguồn một chiều bị đánh thủng mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn. 
Câu 43: Mạch khuếch đại là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để khuếch đại tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất.
 Để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại dùng IC mắc kiểu đảo thì ta cần thay đổi Rht.
Câu 44: Sơ đồ mạch khuếch đại điện áp dùng IC mắc kiểu đảo:	
Câu 45: Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng IC: mạch điện có hồi tiếp âm thông qua Rth. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của mạch điện, tức là nối đất. Tín hiệu vào qua R1 đưa đến đầu vào đảo của OA. Kết quả điện áp ở đầu ra ngược dấu với điện áp ở đầu vào đã được khuếch đại.
Câu 46: Mạch tạo xung là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử để biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng dao động điện có dạng xung và tần số theo yêu cầu.
 Mạch đa hài tự dao động tạo ra các xung có dạng hình chữ nhật lặp lại theo chu kì và có hai trang thái cân bằng không ổn định.
Câu 47: Thay đổi xung đa hài đối xứng thành không đối xứng: - Chọn điện dung C1 khác C2	
Câu 48: Các đèn luân phien sáng tối.
Câu 49: Linh kiện để mắc liên lạc giữa cực Bazơ cũa Tranzito này với cực Colectơ của Tranzito kia là tụ điện.
Câu 50: Độ rộng xung đa hài đối xứng: 	
Câu 51: Chu kì xung đa hài đối xứng:
Câu 53: Mạch điện tử điều khiển là những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển.
Câu 54: Nguyên lý chung của mạch điện tử điều khiển: khi có tín hiệu đưa vào, mạch ĐTĐK xử lý, khuếch đại tín hiệu và đưa lệnh điều khiển tới ĐT điều khiển.
Câu 55: Phân loại mạch điện tử điều khiển: Câu 56: Công dụng của mạch điện tử điều khiển: 
Câu 57: Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử có khả năng thay đổi trạng thái của các thiết bị thể hiện dưới dạng tín hiệu.
Câu 58: Công dụng của mạch điều khiển tín hiệu là: 
 + Thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố.
 + Thông báo những thông tin cần thiết cho con ngươi thực hiện theo hiệu lệnh.
 + Làm các thiết bị trang trí.
 + Thông báo về tình trạng hoạt dông của máy móc.
Câu 59: Sơ đồ khối: 
 - Nguyên lý chung: sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến, mạch điều khiển xử lý tín hiệu vừa nhận, điều chế theo nguyên tắc nào đó. Sau khi xử lý xong tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn,..
Câu 60: Sơ đồ khối của mạch điều khiển động cơ một pha: 
 Điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp Điều khiển tốc độ bằng thay đổi tần số và điện áp

File đính kèm:

  • docOn thi hoc ki I ful.doc