Ôn tập học kì I môn: công nghệ 7 năm học: 2009-2010
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì I môn: công nghệ 7 năm học: 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Công nghệ 7 Năm học: 2009-2010 I- Khoanh tròn các chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: (mỗi câu 0,25 điểm) 1/ Vai trò của trồng trọt là cung cấp: A. Lương thực, thực phẩm. B. Thức ăn cho chăn nuôi. C. Nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu. D. Cả 3 phương án trên. 2/ Thành phần của đất gồm: A. Rắn, lỏng, khí B. Răn, chất mùn, khí C. Khí, chất mùn, lỏng D. Rắn, chất hữu cơ, khí 3/ Đất chua là đất có độ pH: A. pH > 6.5. B. pH < 6.5 C. pH > 7.5 D. pH = 6.6 – 7.5 4/ Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là: A. Thủy lợi, bón phân B. Làm ruộng bậc thang C. Thủy lợi, bón phân hữu cơ D. Thủy lợi, canh tác và bón phân. 5/ Nhóm phân nào sau đây thuộc phân hữu cơ. A. Đạm, ka li, vôi B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác. C. Phân xanh, ka li D. Phân chuồng, ka li 6/ Vai trò của giống cây trồng là: A. Tăng năng suất cây trồng B. Tăng chất lượng nông sản C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng. 7/ Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt là: A. Phục tráng – Nhân dòng – Nguyên chủng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà. B. Phục tráng – Nguyên chủng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà. C. Phục tráng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng – Giống đại trà. D. Phục tráng – Giống đại trà – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng. 8/ Tiêu chí giống cây trồng tốt là: A. Sinh trưởng mạnh và chất lượng giống tốt. B. Năng suất cao và chất lượng giống tốt. C. Năng suất và chất lượng ổn định. D. Sinh trưởng mạnh, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt và chống chịu được sâu bệnh. 9/ Các giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng gồm: A. Trứng – Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng. B. Trứng – Nhộng – Sâu non – Sâu trưởng thành. C. Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành. D. Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng – Trứng 10/ Trong các phương pháp nào sau đây người ta dùng để áp dụng chọn giống cây trồng: A. Phương pháp chọn lọc , lai tạo B. Phương pháp đột biến C. Phương pháp cấy mô D. Cả 3 đều đúng 11/ Trong thành phần của đất gồm có: A. Chất khí và chất lỏng, không khí B. Chất khí, chất lỏng, chất rắn , chất vô cơ, chất hữu cơ. C. Phần khí trong chất có tỷ lệ O2 và CO2 như trong không khí D. Cả 3 đều đúng. 12/ Độ kiềm của đất có độ pH: A. pH > 6.5. B. pH < 6.5 C. pH > 7.5 D. pH = 6.6 – 7.5 13/ Muốn cho cây mọc và bén rễ nhanh người ta cần phải bón như thế nào trước khi gieo trồng ? A. Bón sau khi gieo trồng B. Bón vào đất trước khi gieo trồng C. Bón vào thời kì cây mới mọc D. Cả 3 đều đúng 14/ Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì ? A. Tăng vụ gieo trồng trong năm B. Giảm vụ gieo trồng trong năm C. Không tăng cũng không giảm D. Cả 3 đều đúng 15/ Câu nào đúng nhất: A. Phân bón gồm ba loại : Phân xanh, đạm, vi lượng B. Phân bón gồm ba loại : Đạm, lân, kali C. Phân bón gồm ba loại : Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh D. Phân bón gồm ba loại : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. 16/ Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân: A. Nhiệt độ cao B. Vi khuẩn C. Nấm D. Vi rút 17/ Nguyên nhân của bệnh sinh lí của cây trồng là: A. Nấm hay tuyến trùng B. Vi rút C. Vi khuẩn D. Môi trường bất thuận 18/ Trong các phương pháp nào sau đây người ta dùng để áp dụng chọn giống cây trồng: A. Phương pháp chọn lọc , lai tạo B. Phương pháp đột biến C. Phương pháp cấy mô D. Cả 3 đều đúng 19/ Trong các loại đất sau, đất nào giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt nhất: A. Đất cát B. Đất thịt C. Đất sét D. Cả 3 đúng 20/ Các hình thức bón phân áp dụng trong trồng trọt: A. Bón rải (vải) B. Bón theo hàng theo hốc C. Phun trên lá D. Cả 3 đúng 21/ ...................(viết tắt: G, GH, H) ở dạng hạt nhỏ, cứng, không vụn màu trắng hay ngà. A. Thuốc hạt B. Thuốc sữa C. Thuốc nhủ dầu D. Thuốc bột thắm nước 22/ Hình vuống đặt lệnh có vạch rời (có thể hoặc không), có vạch màu xanh nước biển ở bên dưới nhãn. Đó là nhóm độc nào : A. Nhóm độc 1: “Rất độc” “nguy hiểm” B. Nhóm độc 2: “Độc cao” C. Nhóm độc 3: “Cẩn thận” D. Nhóm độc 4: “Tương đối” 23/ Công việc làm đất là: A. Gieo hạt B. Thăm đồng C. Thu hoạch D. Cày bừa 24/ Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất cát: A. Trung bình B. Tốt C. Kém D. Khá 25/ Phân bón được chia làm mấy nhóm chính: A. Một nhóm B. Hai nhóm C. Ba nhóm D. Bốn nhóm 26/ Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm và chuyển hóa phân được gọi là A. Vi sinh B. Hữu cơ C. Phân chuồng D. Hoá học II- Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chổ trống (mỗi câu 0,25 điểm) 1/ Phân .................cần bón một loại lượng nhỏ 2/ Phân .................có thể bón lót và bón thúc cho lúa 3/ Phân...................cần trộn với phân hữu cơ để bón cho ngô 4/ Các loại cây ..........cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên III- Sửa lại ý sai các câu sau: Sửa lại 1. Sâu hại có ba kiểu biến thái 2. Côn trùng có đôi chân 3. Bệnh cây là trạng thái bình thường của cây do vi sinh vật hay điều kiện sống bất lợi gây ra 4. Bệnh xoắn lá cà chua do nấm gây ra IV- Ghép các câu ở cột A với các câu ở cột B cho phù hợp (mỗi câu 0,25 điểm) A B A + B 1. Chọn tạo giống a. Tạo nhiều hạt cây giống 1 - 2. Sản xuất giống b. Dùng chum, vại, túi nilông 2 - 3. bảo quản hạt giống c. Chặt cành từng đoạn nhỏ đem giâm xuống đất ẩm 3 - 4. Nhân giống vô tính d. Tạo ra quần thể có đặc sản khác quần thể ban đầu. 4 - 5. Mục đích làm đất e. Làm đất nhỏ và thu gom cỏ dại 5 - 6. Cày đất f. Dễ thoát nước, dễ chăm sóc 6 - 7. Bừa đất g. Lật đất sâu lên bề mặt 7 - 8. Lên luống h. Làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm sâu, bệnh tạo điều kiện cây trồng phát triển. 8 - V- Trả lời câu hỏi: 1/ Thế nào là đất trồng ? (1 điểm) 2/ Nêu các tiêu chí của một giống cây trồng tốt ? Kể tên các phương pháp chọn tạo giống cây trồng ? (2 điểm) 3/ Trình bày những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ? (3 điểm) 4/ Bón phân là gì ? Em hãy nêu tác dụng của phân bón ? (2 điểm) 5/ Tác hại của sâu bệnh là gì ? Hãy nêu một sô dấu hiệu khi cây trồng bị sâu , bệnh phá hại ? (2 điểm) 6/ Vì sao phải sử dụng đất hợp lí ? các biện pháp sử dụng đất hợp lý ? (2,5 điểm) 7/ Thành phần cơ giới của đất là gì ? Độ phì nhiêu của đất là gì ? Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường ? (3 điểm) 8/ Nêu quy trình sản xuất giống bằng phương pháp giâm cành , ghép mắt, chiết cành (1,5 điểm) 9/ Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt là gì ? (2 điểm) 10/ Tên một nhãn thuốc trừ sâu ghi như sau “ VICARP 95 BHN” Bên dưới nhãn có vạch màu vàng. Em hãy cho biết: (1 điểm) a) Tên thuốc:................ b) Hàm lượng chất tác dụng:................... c) Dạng thuốc:............................. d) Độ độc:..................... ĐÁP ÁN I- (mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B B D B C C D C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C B A D B D D C D Câu 21 22 23 24 25 26 Đáp án A C D C C A II- (mỗi câu 0,25 điểm) 1/ Vi lượng 3/ Phân lân 2/ Phân chuồng 4/ Rau III- (mỗi câu 0,25 điểm) 1/ 2 3/ 3 2/ không 4/ virut IV- (mỗi câu 0,25 điểm)) 1 2 3 4 5 6 7 8 d a b e h g e f V- 1/ (1điểm) Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất, ở đó có cây trồng có thể sinh trưởng phát triển cho sản phẩm. 2/ (2 điểm) 1 Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. 2 Chất lượng tốt 3 Có năng suất cao và ổn định 4 Chống chịu được sâu bệnh Phương pháp chọn lọc Phương pháp lai Phương gây đột biến Phương pháp nuôi cây mô. 3/ (3 điểm) Nguyên tắc : -Phòng là chính -Trừ sơm, trừ kịp thời, trừ nhanh và triệt để -Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Các biện pháp : 1) Biện pháp canh tác và dùng giống chống sâu, bệnh : Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt, luân canh. Tạo và sử dụng giống cây trồng chống sâu, bệnh Tác dụng trừ được mầm móng sâu, bệnh, tăng sức đề kháng cho cây , ít sâu , bệnh phát triển 2)Biên pháp thủ công : Băt sâu, ngắt lá bị bệnh bằng tay Tác dụng đơn giản , hiệu quả khi sâu mới phát triển. Hiệu quả thấp ,tốn công 3)Biên pháp hóa học : Dùng các loại thuốc diệt trừ sâu, bệnh Tác dụng diệt sâu nhanh, ít tốn công , dễ gây ô nhiễm môi trường , giết các loại sinh vật khác. 4)Biện pháp sinh học : Bảo vệ phát triển sâu, mấm có lợi và diệt trừ các loại sâu, mấm có hại. Tác dụng hiệu quả cao không gây ô nhiễm môi trường 5)Biện pháp kiểm dịch thực vật : Kiểm tra những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi vận chuyển từ nơi này sang nơi khác Tác dụng nhằm năng chặng sụ lây lan của sâu, bệnh hai . 4/ (2 điểm) Bón phân là gì ? Căn cứ vào thời kì, người ta chia ra : bón lót và bón thức + Bón lót: là bón vào đất trước khi gieo trồng + Bón thức: nhằm đáp ứng theo yêu cầu dinh dưỡng cho cây trồng . Có 4 cách bón : bón vải, bón theo hàng, theo hốc, phun trên lá. Tác dụng của phân bón ? Tác dụng của phân bón là tăng độ phì nhiêu của đất , tăng năng suất và chất lượng của nông sản. 5/ (2 điểm) Tác hại của sâu bệnh là gì ? Sâu ,bệnh gây hại ở các bộ phận của cây, ở mỗi giai đoạn nên làm giảm năng suất, giẩm chất lượng nông sản. Một số dấu hiệu khi cây bị sâu, bệnh hại ? Khi sâu , bệnh phá hại cây trồng thường thay đổi như sau : - Cấu tạo hình thái : biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ, thân, cành sần sùi... - Màu sắc : trên lá, quả có đóm đen, nâu, vàng ... - Trạng thái ; cây bị héo rủ 6/ ( 2,5 điểm) Vì sao phải sử dụng đất hợp lí ? + Phải sử dụng đất hợp lý để duy trì độ phì nhiêu, luôn cho năng suất cây trồng cao + Một số đất thiếu dinh dưỡng tích tụ chất có hại cho cây cần phải cải tạo + Đất tốt có thể biến đổi thành đất xấu nếu ta canh tác không tốt .Do đó cần phải được bảo vệ Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất ? + Tăng độ phì nhiêu của đất + Tăng năng suất cây trồng Ví dụ : Đất bạc màu : Cần bón nhiều phân hữu cơ và cày sâu ,cần bảo vệ xây dựng các hệ thống thuỷ lợi để đảm bảo độ ẩm cho đất , tạo cho lớp đất có thực vật phủ Đất phèn : Cần đào mươn để rút phèn nhằm ngăn chặn yếu tố gây phèn 7/ (3 điểm) Thành phần cơ giới của đất là gì ? Tỉ lê % các loại hạt cát , hạt li mon, hạt sét trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất. Độ phì nhiêu của đất là gì? Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, chất dinh dưỡng, đảm bảo cho năng suất cao và không chứa các chất độc hại cho cây Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường? 1) Đối với phân hóa học cần bảo quản bằng các biện pháp sau : - Đựng trong chum hoặc bằng bao nilon - Không để trộn lẫn các loại phân với nhau - Để nơi khô ráo ... 2) Đối với phân chuồng bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đóng dùng bùn phủ kín bên ngoài... 8/ (1,5 điểm) 1) Giâm cành: Từ một đọan cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm xuống đất ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ 2) Ghép mắt (ghép cành): Lấy mắt ghép (hoặc cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép). 3) Chiết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống dất. 9/ (2 điểm) 1) Vai trò: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con nười - Cung cấp thức ăn cho vật nuôi - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu 2) Nhiệm vụ: - Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo dời sống cho nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu. - Phát triển cây công nghiệp và xuất khẩu 10/ (1 điểm) a) Tên thuốc : VICARP b) Hàm lượng chất tác dụng: 95% c) Dạng thuốc: Bột hoà nước d) Độ độc: Độc cao
File đính kèm:
- On tap HKICN7 20092010.doc