Ôn tập học kì II – Sinh học lớp 6

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II – Sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Phạm Minh Phương	
Lớp: 6/2 – Số hiệu: 24
ÔN TẬP HỌC KÌ II – SINH HỌC 6
Câu 1: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió:
Hoa thường tập trung ở ngọn cây
Bao hoa thường tiêu giảm
Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ
Đầu hoặc vòi nhụy dài, có lông
Ví dụ: Hoa phi lao, hoa lúa, ngô,
Câu 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
Hoa thường tập trung ở ngọn cây
Có hương thơm, mật ngọt
Hạt phấn to và có gai
Đầu nhụy có chất dính
Ví dụ: Hoa bìm bìm, hoa bầu bí,
Câu 3: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh.Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử
Thụ phấn có trước mới có thụ tinh. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh
Câu 4: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
	Hạt nảy mầm cần có đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra còn phải có hạt giống tốt (hạt to, chắc, không sứt sẹo, không sâu bệnh,)
Câu 5: Thiết kế thí nghiệm chứng minh hạt nảy mầm cần phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp), chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống
	*Ví dụ: Cốc 1 có hạt giống tốt (hạt không sứt sẹo, không sâu bệnh,)
	 Cốc 2, 3,có hạt giống xấu (hạt sâu mọt, sứt sẹo,)
Theo dõi kết quả thí nghiệm, ta thấy: cốc 1 hạt nảy mầm tốt; cốc 2, 3,hạt không nảy mầm, hoặc vài hạt nảy mầm kém
Kết luận: Vậy hạt nảy mầm cần có đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, còn cần phải có hạt giống tốt (hạt không sứt sẹo, không sâu bệnh,)
Câu 6: Sự khác nhau giữa rêu và cây có hoa
	Rêu	Cây Có Hoa
Có thân, lá đơn giản	- Có rễ, thân, lá đa dạng
Rễ giả	- Rễ thật
Thân, lá chưa có mạch dẫn	- Rễ, thân, lá có mạch dẫn
Chưa có hoa, quả, hạt	- Có hoa, quả, hạt
Cơ quan sinh sản là túi bào tử	- Cơ quan sinh sản là hoa, quả hạt
Sinh sản bằng bào tử	- Sinh sản bằng hạt
Câu 7: Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?
Cơ quan sinh sản của thông là nói đực và nón cái
Cấu tạo:
	NÓN ĐỰC	NÓN CÁI
Trục nón	- Trục nón
Vẩy (nhị) mang túi phấn	- Vẩy (lá noãn)
Túi phấn chứa các hạt phấn	- Noãn
Câu 8: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
 Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, chúng có một số đặc điểm chung sau:
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện
Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Hạt nằm bên trong quả (noãn trong bầu) là ưu thế của hạt kín, vì được hạt bảo vệ tốt hơn. Hoa, quả rất đa dạng
Môi trường sống đa dạng. Là nhóm thực vật tiến hóa nhất
Câu 9: Phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm
	 Lớp một lá mầm	 Lớp hai lá mầm
Phôi hạt có một lá mầm	- Phôi hạt có hai lá mầm
Rễ chùm	- Rễ cọc
Gân lá song song hay hình cung	- Gân lá hình mạng
Thường có dạng thân cỏ	- Thân cỏ, thân gỗ,
Hoa thường có 6 cánh	- Hoa thường có 5 cánh
	* Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa hai lớp là số lá mầm của phôi
	+ Ví dụ lớp một lá mầm: cây lúa, cây ngô
	+ Ví dụ lớp hai lá mầm: cây dâu tây, cây dừa cạn
Câu 10: Vai trò của thực vật đối với động vật và con người:
	* Động vật:
	- Thực vật cung cấp oxy và thức ăn cho động vật
	- Thực vật là nơi ở, nơi sinh sản của động vật
	- Một số thực vật có hại như cây duốc cá, tảo “nở hoa”
	* Con người:
	- Thực vật không những cung cấp oxy cho con người mà còn cung cấp nhiều công dụng khác:
+ Cây lương thực: cây lúa, ngô, kê
+ Cây thực phẩm: cây bí, bầu, dưa chuột
+ Cây công nghiệp: 
Cây lấy sợi: bông, đay
Cây lấy dầu: cây đậu phộng
Cây lấy nhựa: cao su
Cây lấy đường: mía
Cây lấy gỗ: mít
Cây lấy chất kích thích: cà phê, chè
+ Cây ăn quả: cây cam, quýt
+ Cây làm thuốc: nhân sâm, linh chi, cam thảo
+ Cây làm cảnh: cây lan, sen
Ngoài ra, còn nhiều công dụng khác
Một số cây có hại cho sức khỏe như cây thuốc phiện, cây thuốc lá, cây cần sa
Câu 11: Đặc điểm của quả và hạt phát tán nhờ gió, nhờ động vật
Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có cánh, có chùm lông, nhỏ, nhẹ, khô dễ bay theo gió. Ví dụ: Quả chò, hạt hoa sữa, quả bồ công anh,
Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có mùi thơm, vị ngọt hấp dẫn sâu bọ hoặc có gai móc dễ vướng vào mình sâu bọ. Ví dụ: Quả thông, quả ké đầu ngựa, ổi,

File đính kèm:

  • docDe cuong on SinhHKII.doc