Ôn tập học kì II Vật lí 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kì II Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ II VẬT LÍ 6 2012-2013 A. TRẮC NGHIỆM I/ Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng trong các câu sau (0,5 điểm/ câu): Câu 1 : Chỉ ra câu không đúng trong các câu sau: Ròng rọc cố định giúp đổi hướng lực kéo. Ròng rọc động giúp lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. Pa lăng cho phép giảm lực kéo đồng thời đổi hướng các lực kéo này. Ròng rọc không giúp gì cho người làm việc. Câu 2 : Tại sao dãy phòng học tầng lầu ở trường ta có một khe hở ? A – Vì để khi nhiệt độ tăng bê tông cốt thép dãn nở. B – Vì tiết kiệm vật liệu xây dựng. C – Vì không thể xây lắp liên kết được. D – Vì cả 3 ý A, B, C. Câu3: Nhiệt độ của cơ thể người bình thường xấp xỉ bằng: A. 37oF . B. 37oC. C . 73oC. D. 32oC. Câu4: Nhiệt kế y tế có bầu chất lỏng là: A- Rượu đỏ. B- Thuỷ ngân. C- Nước. D- Dầu. Câu 5: Nhiệt độ của nước đá đang tan trong nhiệt giai Xen-xi-út là: A. 37oC. B. 32oC. C. 0oC. D. 100oC. Câu 6: Câu nào dưới đây mô tả đúng cấu tạo của băng kép? Băng kép gồm hai thanh kim loại có cùng bản chất. Băng kép gồm hai thanh kim loại dán lại với nhau. Băng kép có thanh đồng và thanh thép tán chặt lại. D - Băng kép có thanh đồng và thanh nhôm tán chặt lại. Câu 7 : Hiện tượng nào xảy ra khi đun nóng vật rắn? A- Khối lượng của vật tăng. B- Thể tích tăng khối lượng giảm. C- Khối lượng riêng giảm. D- Cả khối lượng và thể tích tăng. Câu 8 : Sắp xếp sự nở vì nhiệt từ nhiều tới ít , cách nào đúng : A- Rắn, khí, lỏng. C- Lỏng, rắn, khí. C- Rắn, lỏng, khí. D- Khí, lỏng, rắn. Câu 9: Ở nhiệt độ phòng học chất nào sau đây không ở thể lỏng? A – Thuỷ ngân. B – Rượu. B – Nhôm. D – Nước. Câu 10: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy của băng phiến là không đúng. Băng phiến nóng chảy ở môt nhiệt độ nhất định Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ vẫn không thay đổi. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu ngừng đun thì sự nóng chảy cũng ngừng lại Câu 11: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự đông đặc : Ngọn nến vừa tắt. Ngọn nến đang cháy. Cục nước đá để ngoài nắng. Ngọn đèn dầu đang cháy. Câu 12: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: Nhiệt độ của chất lỏng. Gió trên mặt thoáng của chất lỏng. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Cả 3 yêú tố nói trên. Câu 13: Để tìm hiêủ một hiện tượng vật lí, ta thường tiến hành theo các bước: Dự đoán, quan sát, làm thí nghiệm kiểm tra , rút ra kết luận. Quan sát, dự đoán, làm thí nghiệm kiểm tra, rút ra kết luận. Dự đoán, , làm thí nghiệm kiểm tra, quan sát hiện tượng, rút ra kết luận. D - Làm thí nghiệm kiểm tra, dự đoán, quan sát hiện tượng, rút ra kết luận Câu 14: Phải mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt bằng cách nào? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ. D. Hơ nóng cả nút và đáy lọ. Câu 15: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây: A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi. C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. D. Có sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 16: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì: A.Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100C. B.Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100C. C.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100C. D.Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0C. Phần II: Điền từ, cụm từ hoặc số thích hợp vào ô trống các câu sau( 0,25 điểm/ô ) Câu 15: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt . Câu 16: Nhiệt kế y tế có thể đo nhiệt độ từ đến. Câu 17: Khi bị .thì băng kép cong về phía sắt.Vì sự nở vì nhiệt của sắt .hơn đồng. Câu 18: Trong nhiệt giai Xen –xi –ut, nhiệt độ của nước đá đang tan.là................, của hơi nước đang sôi là .............. Câu 19.: Phần lớn các chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Câu 20: Nhiệt độ nóng chảy của một chất . nhiệt độ đông đặc của chất đó. Câu 21 Nước sôi ở nhiệt độ , trong thời gian nước sôi nhiệt độ của nước ..................... Câu 22: Palăng là một thiết bị gồm nhiều.. Câu 23: Chất lỏng nở vì nhiệt ..chất rắn. Câu 24: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt Câu 25: Nhiệt độ càng ........................thì tốc độ bay hơi càng nhanh. Câu 26: Diện tích mặt thoáng càng rộng, sự bay hơi xảy ra càng.......................... Câu 27: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là B TỰ LUẬN: Câu 28 (1,5đ): Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót vào cốc thuỷ tinh mỏng? Câu 29(1,0đ): Tại sao khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ, một thời gian sau gương lại sáng trở lại. Câu 30(1đ): Sự nóng chảy, sự đông đặc là gì? Câu 31(1,5đ): Ở nhiệt độ nào của một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun nóng chất lỏng vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? Câu 32(1,0đ): Nêu vài ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất . Câu 33(1,0đ): Sự bay hơi, sự ngưng tụ là gì? Câu 34(1,0đ): Kể ra trong thực tế và đời sống một vài ví dụ về hiện tượng ngưng tụ? Câu 35: Tại sao nhiệt kế y tế chỉ có nhiệt độ từ 350C đến 420C? Câu 36: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 37: Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Câu 38 (2đ): Sau đây là bảng theo dõi nhiệt độ theo thời gian đun một chất lỏng. Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhệt độ(OC ) 40 50 60 70 80 90 100 100 100 Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng từ phút thứ 12 đến phút thứ 16? Chất lỏng này là gì?
File đính kèm:
- LY 6 - MINH.doc