Ôn tập học kỳ 1_ 2011 – 2012 Môn Vật Lí

doc1 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kỳ 1_ 2011 – 2012 Môn Vật Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ 1_ 2011 – 2012
Bài 1: Một xe rời bến chuyển động nhanh dần đều, sau 2 phút vận tốc đạt được 36km/h. 
a) Tính gia tốc của xe	b) Tính quãng đường xe đi được trong 2 phút đó
Bài 2: Một hòn đá ở độ cao h1 rơi xuống đất trong thời gian 3 giây. Hỏi vật ở độ cao h2 = 2h1 rơi xuống đất mất hết bao nhiêu giây?
Bài 3: Một vật có khối lượng 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 50cm thì vận tốc đạt được 0,7 m/s. Tính lực tác dụng vào vật?
Bài 4: Một vật có trọng lượng 23N treo vào lò xo nó giãn ra 15cm. Treo vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó giãn ra 20cm.
a) Tính độ cứng của lò xo 	b) Tính trọng lượng chưa biết
Bài 5: Hai người dùng một chiếc gậy khiêng một vật nặng 450N.Vật nặng cách vai người đi trước 30cm. và cách vai người đi sau 70cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu?
Bài 6: Một vật có khối lượng m = 5kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng bởi một lực có độ không đổi F = 10N. Tính gia tốc mà vật thu được khi: 
a. Lực có phương song song với phương chuyển động của vật. Bỏ qua ma sát.

b. Lực có phương hợp với phương chuyển động của vật là 600 và hệ số ma sát trong quá trình chuyển động là m = 0,02.
Bài 7 (nâng cao): Cho hệ vật (hình vẽ): m1=1kg, m2=3kg. Hệ số ma sát giữa 
vật m2 và mặt bàn mt=0,2. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua khối lượng ròng rọc
và dây, dây không giãn.
a. Tính gia tốc chuyển động của hệ và lực căng dây.
b. Sau 3s, dây nối đứt, tính đoạn đường vật m2 đi thêm kể từ lúc dây đứt.

	
Bài 8: Một vật có khối lượng 2kg được kéo trên mặt phẳng nằm ngang 
với một lực 10N. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng 
ngang là mt = 0,2 (g = 10m/s2). Tính gia tốc chuyển động của vật.	

Bài 9: Một vật có khối lượng 20kg chuyển động thẳng nhanh dần đều trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc ban đầu 4m/s. Sau thời gian 4 giây, vật đi được quãng đường 24m. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc là =0,25. Tính lực kéo tác dụng vào vật. Lấy g=10m/s2.

F
A
C
B
Bài 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo= 15cm và có độ cứng k=100 N/m . Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia treo một vật nặng. Khi cân bằng lò xo có chiều dài dài l = 18cm. Tính độ lớn của lực đàn hồi của lò xo.

Bài 11: Một cột điện chịu tác dụng của một lực F = 5000N và được
giữ thẳng đứng nhờ sợi dây AC (hình vẽ). Biết góc = 300. 
Tính lực căng dây và lực nén lên cột AB.

m2 

m1
Bài 12: Một quạt máy quay với tốc độ 400vòng/phút, chiều dài cánh quạt là 0,82m. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.
Bài 13 (nâng cao): Cho cơ hệ như hình vẽ: Cho biết m1 = 0,2kg, m2 = 0,3kg, F = 1,5N, hệ số ma sát giữa m1 và m2 với mặt bàn là k = 0,2. Bỏ qua khối lượng dây.Tính: a) Gia tốc của hệ? b) sức căng của dây?
a 

m1
m2

Bài 14 (nâng cao): Cho cơ hệ như hình vẽ:
Cho biết m1 = 2kg, m2 = 3kg, F = 20N, a = 300 ,lấy g = 10m/s2
a) Tính gia tốc chuyển động của hệ? b) Tính lực căng của dây nối?

Bài 15 Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. Vận tốc ban đầu của vật là bao nhiêu? (Lấy g =10 m/s2). 
Bài 16 Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20m/s ở độ cao 80m so với mặt đất. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10m/s2. a. Viết phương trình quỹ đạo của vật. b. Xác định tầm bay xa của vật. c. Tính độ lớn của vật lúc chạm đất.
Bài 17 Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10km so với mặt đất với vận tốc 720km/h. Người phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu theo phương ngang bao nhiêu để bom rơi đúng mục tiêu?

File đính kèm:

  • docon tap hoc ki 1 vat ly 10.doc