Ôn tập kì II Sinh 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kì II Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể của chúng ta (Bài tiết là gì hoặc trình bày khái niệm bài tiết)? Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm? * Nhờ có bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong cơ thể (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.(Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.) * Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là mồ hôi, nước tiểu và CO2. Việc thải chúng do các cơ quan sau đảm nhiệm: - Da thải loại mồ hôi. - Hệ hô hấp thải loại CO2. - Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu. Câu 2: Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào? (trình bày các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu?) - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận; Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Thận gồm có phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng với ống góp và bể thận. - Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận. Câu 3: Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? * Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau: - Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. - Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như: Na+, Cl+diễn ra ở ống thận. - Quá trình bài tiết tiếp các chất độc hại và các chất không cần thiết khác để hình thành nước tiểu chính thức, duy trì sự ổn định các thành phần trong máu. Quá trình này diễn ra ở ống thận. Câu 4: Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? * Sự khác biệt trong thành phần nước tiểu đầu và máu: - Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin. - Máu có các tế bào máu và prôtêin. * Sự khác biệt trong thành phần giữa nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức là: Chỉ tiêu so sánh Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng độ các chất hoà tan Loãng hơn Đậm đặc hơn Các chất cặn bã và độc hại ít hơn Nhiều hơn Các chất dinh dưỡng Nhiều hơn Gần như không còn. * Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc hại, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể. Câu 5: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào? - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại gián đoạn, có sự khác nhau đó là do: Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml - Nước tiểu chính thức được đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng. Câu 6: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện được những chức năng đó? * Cấu tạo của da: Da có cấu tạo gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống. + Lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết điều hòa thân nhiệt. + Trong cùng là lớp mỡ dưới da. * Chức năng của da và những đặc điểm giúp da thực hiện được những chức năng đó là: - Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. - Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt. - Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm. - Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi. - Da và các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người. Câu 7: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh? * Cấu tạo của nơron thần kinh: - Thân chứa nhân. - Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có bao miêlin bao ngoài. Các bao miêlin được ngăn cách bằng các eo Răngviê. - Tận cùng là các cúc xinap. * Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 8: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới dạng sơ đồ? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động? * Các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng: Não bộ Chất xám Bộ phận trung ương Tuỷ sống Chất trắng Hệ thần kinh Bó sợi Dây thần kinh cảm giác Bộ phận ngoại biên Bó sợi Vận động Hạch thần kinh * Phân biệt chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động: - Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của hệ cơ xương, là hoạt động có ý thức. - Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà hoạt động của các cơ quan nội tạng, là hoạt động không có ý thức. Câu 9: Khi tiến hành thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sống gồm có 3 bước. Em hãy cho biết mỗi bước thí nghiệm đó nhằm mục đích gì? - Bước 1 gồm có thí nghiệm 1, 2 và 3, kết quả thí nghiệm cho biết: + Trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi. + Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích mạnh chi dưới không chỉ các chi dưới co mà cả các chi trên cũng co hoặc ngược lại khi kích thích mạnh các chi trên làm co cả các chi dưới). - Bước 2 gồm thí nghiệm 4 và 5 tiến hành sau khi cắt ngang tuỷ, kết quả thí nghiệm nhằm khẳng định có sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống (giữa các căn cớ điều khiển chi trước và các căn cứ điều khiển chi sau. - Bước 3 gồm thí nghiệm 6 và 7 tiến hành sau khi đã huỷ tuỷ ở phần trên vết cắt (tức là huỷ các căn cứ thần kinh điều khiển các chi trước) nhằm khẳng định trong tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (vì khi đã huỷ phần trên vết cắt, kích thích mạnh chi trước, chi trước không co nữa, nhưng kích thích mạnh chi sau, chi sau vẫn co vì con giữ nguyên phần tuỷ dưới vết cắt). Như vậy chức năng của tuỷ sống là: - Chất xám là căn cứ của các PXKĐK. - Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ. Câu 10: Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tuỷ sống? * Cấu tạo ngoài: - Tuỷ sống được bảo vệ trong cột sống, từ đốt sống cổ I đến đốt sống thắt lưng II, dài 50cm, có 2 phần phình cổ và phần phình thắt lưng. - Tuỷ sống được bọc trong lớp màng tuỷ gòm màng cứng, màng nhện và màng nuôi. * Cấu tạo trong: - Gồm chất xám ở giữa và bao quanh là chất trắng. - Chất xám là các căn cứ của các phản xạ không điều kiện và chất trắng là các đường dẫn truyến dọc nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ. Câu 11: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?* Cấu tạo dây thần kinh tủy :Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm( cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước. * Chức năng của dây thần kinh : - Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới cơ quan đáp ứng. - Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh. * Nói dây thần kinh tuỷ là dây pha vì : dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động. Câu 12 : Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo là đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện ra rễ nào còn và rễ nào mất ? - Kích thích mạnh một chi trước (còn cả rễ sau và rễ trước vì không mổ đến), chi sau bên nào co thì chứng tỏ rễ trước bên đó còn. - Rễ sau bên nào còn thì kích thích vào chi đó sẽ làm co chi còn lại rễ trước hoặc co các chi trên. Nếu kích thích chi sau mà không thấy co chi nào cả thì chắc chấn rễ sau bên đó đã đứt. Câu19: Trình bày cấu tạo của ốc tai và quá trình thu nhận sóng âm? Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái? a. Cấu tạo của ốc tai: ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm: + ốc tai xương (ở ngoài). + ốc tai màng (ở trong) ggồm: . Màng tiền đình (ở trên). . Màng cơ sở (ở dưới). b. Cơ chế truyền âm và sư thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âm màng nhĩ chuỗi xương tai cửa bầu chuyển động ngoại dịch và nội dịchỉchung màng cơ sởkích thích cơ quan coócti xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh). c. Ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái là vì: ta nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và ngược lại. Câu 23: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? * Giống nhau: các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết. * Khác nhau: Chỉ tiêu so sánh Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết Cấu tạo Các tế bào tuyến nằm cạnh mạch máu. Các tế bào tuyến nằm cạnh ống dẫn. Chức năng Sản phẩm tiết ra là các hoocmon được ngấm thẳng vào máu. Sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. Câu 24: Nêu vai trò của hoocmon, từ đó xác định tầm quan trọng của hệ nội tiết? - Vai trò của hoóc môn đối với cơ thể là: + Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. + Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. - tầm quan trọng của hệ nội tiết: sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng làm ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa trong các cơ quan diễn ra bình thường . Câu 27: Trình bày các chức năng của tinh hoàn và buồng trứng? Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là gì? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý? a. Chức năng của tinh hoàn và buồng trứng: * Tinh hoàn: - Sản sinh ra tinh trùng. - Tiết hoocmon sinh dục nam Testosteron. * Buồng trứng: - Sản sinh trứng . - Tiết hoocmon sinh dục nữ Ơstrogen. b. Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ là: - Đối với nam: la hoocmon sinh dục nam Testosteron. - Đối với nữ: là hoocmon sinh dục nữ Ơstrogen. c. Trong những biến đổi đó, biến đổi quan trọng đáng lưu ý là những biến đổi chứng tỏ đã có khả năng sinh sản như xuất tinh lần đầu ở nam và hành kinh lần đầu ở nữ. Câu 28Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết? Mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác. - Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển sư hoạt động của các tuyến nội tiết: VD: Tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết Tiroxin. Tuyến yên tiết ACTH kích thích vỏ tuyến trên thận tiết Cooctizôn. - Hoạt động của tuyến yên tăng cường hay kìm hãm chịu sự chi phối của các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra đó là cơ chế tự điều hoà các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược. VD: Khi Tirôxin trong máu quá nhiều lại có tác dụng làm cho vùng dưới đồi tiết ra chất ức chế tuyến yên hoặc Tirôxin theo máu lên thuỳ trước tuyến yên, ức chế tuyến yên tiết TSH. Cuối cùng, do không có TSH, tuyến giáp ngừng tiết Tirôxin, lượng chất này trở về mức bình thường. . Câu 32: Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu bảng 56.2? Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ? * Lập bảng: STT Tuyến nội tiết Vai trò 1 Tuyến yên Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn. 2 Tuyến giáp Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể. 3 Tuyến cận giáp Cùng với tuyến giáp có vai trò điều hoà trao đổi Ca và P trong máu. * Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ: Bệnh bướu cổ do thiếu Iốt Bệnh Bazơđô Khi thiếu Iốt, chất Tirooxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmon thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh ẽ chận lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ sút cân nhanh. Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, lồi mắt. Câu 21 : Vai trò của tuyến giáp ? - Tuyến giáp nằm trước sụ giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 gam. - Tiết hoocmon tirỗin (có thành phần chủ yếu là iốt), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào. - Bệnh liên quan đến tuyến giáp: bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô (nguyên nhân, hậu quả SGK). - Tuyến giáp và tuyến cận giáp có vai trò trao đổi muối canxi và photpho trong máu. Câu 18: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết ? Đặc điểm so sánh Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Giống nhau - Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết. Khác nhau: - Kích thước lớn hơn. - Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài. - Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh. - Kích thước nhỏ hơn. - Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu. - Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh. Câu 20: Tuyến yên có vai trò như thế nào ? - Tuyến yên nằm ở nền sọ, có liên quan tới vùng dưới đồi. - Gồm 3 thuỳ: truỳ trước, thuỳ giữa, thuỳ sau. - Chức năng: + Thuỳ trước: Tiết hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự trao đổi glucozơ, chất khoáng. + Thuỳ sau: tiết hoocmon điều hoà trao đổi nước, sự co thắt các cơ trơn (ở tử cung). + Thuỳ giữa; chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da. - Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh. Câu 21 : Vai trò của tuyến giáp ? - Tuyến giáp nằm trước sụ giáp của thanh quản, nặng 20 – 25 gam. - Tiết hoocmon tirỗin (có thành phần chủ yếu là iốt), có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào. - Bệnh liên quan đến tuyến giáp: bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô (nguyên nhân, hậu quả SGK). - Tuyến giáp và tuyến cận giáp có vai trò trao đổi muối canxi và photpho trong máu.
File đính kèm:
- on tap HKII sinh 8.doc