ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 8

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 12062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 8

Câu 1: Em hiểu tên văn bản “Thuế máu” như thế nào ?
 Trả lời:
Thuế máu là cách đặt tên một cách hình tượng có sức gợi cảm của tác giả. Trong đó cái tên văn bản “Thuế máu” thể hiện được đây là một thứ thuế rất đắt vì nó phải trả bằng xương máu và cả tính mạng của người dân thuộc địa. Nhan đề đã phản ánh và có sức tố cáo mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa. Nó còn vạch trần bộ mặt tàn ác, đểu cáng, ngang ngược của chính quyền thục dân. Chúng đã biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nhan đề còn thể hiện lòng căm phẫn, tức giận của tác giả, từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy đứng lên đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
Câu 2: So sánh 4 thể loại văn bản chiếu, hịch, cáo, tấu ?
 Trả lời:
*Giống nhau:
- Đều là văn nghị luận cổ, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
- Chúng thường được viết bằng thể văn biền ngẫu.
*Khác nhau:
+ Chiếu: _Dùng cho vua ban bố mệnh lệnh xuống thần dân để yêu cầu thực hiện.

+ Hịch: _Dùng cho vua, chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào.
 _Dùng để cổ động kêu gọi thuyết phục mọi người đứng lên đấu tranh
 _Thường xuất hiện trướ chiến tranh.

+ Cáo: _Dùng cho vua chúa thủ lĩnh.
 _Trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
 _Thường xuất hiện sau chiến tranh.

+ Tấu: _Dùng cho thần dân, bề tôi, gửi cho vua chúa.
 _Trình bày sự việc, kiến nghị hay một ý kiến nào đó.
Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pắc Bó. Phân tích bài thơ ?
 Trả lời:
TỨC CẢNH PẮC BÓ
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
 Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 Tháng 2 năm 1914
Phân tích bài thơ:


File đính kèm:

  • docon tap kiem tra 1 tiet ngu van(1).doc