Ôn tập kiểm tra giữa kỳ 1 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2023-2024

docx9 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra giữa kỳ 1 môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2023-2024, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024.
MÔN VẬT LÝ LỚP 9 - HỌC KỲ I
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Định luật ôm 
I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở ( )
* Định luât Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
* Công thức: trong đó: 
2. Điện trở và ý nghĩa của điện trở 
* Trị số không đổi đối với mỗi dây dẫn, được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
	Ký hiệu điện trở:	hoặc
* Ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.  
3. Định luật ôm cho các đoạn mạch
a. Đoạn mạch nối tiếp: R1 nt R2 nt ... nt Rn
- Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp có giá trị như nhau tại mọi điểm.
I = I1 = I2 = ... = In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần.
U = U1 + U2 + ... + Un
- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần.
Rtđ = R1 + R2 + ... + Rn
* Hệ thức: 
b. Đoạn mạch song song: R1 // R2 // ... // Rn
- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các đoạn mạch rẽ.
I = I1 + I2 + ... + In 
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch thành phần. 
U = U1 = U2 = ... = Un
- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song bằng tổng nghịch đảo các điện trở thành phần.
* Nếu chỉ có R1 // R2 thì: 
* Hệ thức: 
c. Đoạn mạch hỗn hợp:
a. R1 nt (R2 // R3) R1 nt R23
b. (R1 nt R2) // R3 R12 // R3
w (R2 // R3):
I23 = I3 + I2
U23 = U2 = U3

w R1 nt R23:
I = I1 = I23
U = U1 + U23 
Rtđ = R1 + R23 
w (R1 nt R2):
I12 = I1 = I2
U12 = U1 + U2
R12 = R1 + R2

w R12 // R3:
I = I12 + I3 
U = U12 = U3 
 
4. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố
R: điện trở dây dẫn ( )
ℓ: chiều dài dây dẫn (m)
S: tiết diện của dây (m2)
: điện trở suất ( .m)vì những lợi ích sauiện năng và...? vì những lợi ích sauiện năng và...? 
* Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.
* Công thức: trong đó:
* Ý nghĩa của điện trở suất:
- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và có tiết diện là 1m2.
- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
5. Biến trở 
* Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
* Các loại biến trở: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp)
Kí hiệu biến trở:
* Cấu tạo của biến trở con chạy: gồm con chạy C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.
* Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy: Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, một đầu đoạn mạch nối với một đầu cố định của biến trở, đầu kia của đoạn mạch nối với con chạy C. Khi dịch chuyển con chạy C làm thay đổi số vòng dây và do đó thay đổi điện trở của biến trở có dòng điện chạy qua. Do đó, cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi.
6. Công suất và ý nghĩa các số ghi trên dụng cụ dùng điện 
: công suất điện (W)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
* Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.
* Công thức: = U.I trong đó: 
Nếu đoạn mạch có điện trở R thì: = I2.R hoặc = 
* Ý nghĩa của số vôn và số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện:
- Số vôn ghi trên dụng cụ điện là hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng.
- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
Ví dụ: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W nghĩa là: 
• 220V là hiệu điện thế định mức của đèn. 
• 100W là công suất định mức của đèn (khi đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì công suất điện của đèn là 100W và khi đó đèn hoạt động bình thường).
7. Khi sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hoặc lớn hơn hiệu điện thế định mức thì có ảnh hưởng gì đến các dụng cụ điện? Nêu biện pháp khắc phục
* Tác hại:	
+ Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số dụng cụ khác nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
+ Khi sử dụng hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ đạt công suất lớn hơn công suất định mức. Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của dụng cụ hoặc gây cháy nổ rất nguy hiểm.
* Biện pháp:
+ Khi sử dụng các dụng cụ điện trong gia đình cần sử dụng đúng công suất định mức, cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
+ Cần sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị.
8. Điện năng là gì? Vì sao dòng điện có mang năng lượng? Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? Ví dụ.
* Điện năng là năng lượng của dòng điện. 
* Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. 
* Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng, cơ năng, quang năng
- Điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng khi cho dòng điện chạy qua bàn là, bếp điện, 
- Điện năng chuyển hóa thành cơ năng khi cho dòng điện chạy qua quạt điện, máy bơm nước,
- Điện năng chuyển hoá thành quang năng khi cho dòng điện chạy qua bóng đèn huỳnh quang, đèn led,
9. Định nghĩa công của dòng điện. Viết công thức tính công của dòng điện. Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện. 
A: công dòng điện (J)
: công suất điện (W)
t: thời gian (s)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
* Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
* Công thức: trong đó:
* Ý nghĩa số đếm trên công tơ điện:
Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ (1kWh = 1 số).
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
* DẠNG 1: CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH LUẬT ÔM.
Hai điện trở R1 = 15Ω và R2 = 10Ω được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 18V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
 Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = R2 = 4R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 90V. Cường độ dòng điện qua R3 là 2A. Tính giá trị mỗi điện trở.
Cho ba điện trở R1 = 6; R2 = 12; R3 = 16 được mắc với nhau vào hiệu điện thế .
1) Vẽ sơ đồ 4 cách mắc 3 điện trở trên vào mạch.
2) Trường hợp đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song. Tính: 
 a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.
 b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.
Cho hai điện trở R1 và R2. Nếu mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng là . Nếu mắc song song thì điện trở tương đương của chúng là R⫽ = 16Ω. Tìm R1, R2.
Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 3; R2 = 5được mắc với nhau vào hiệu điện thế . Xét 2 trường hợp mắc nối tiếp và song song: 
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính hiệu điện thế, cường độ dòng điện của mỗi điện trở.
R1
R2
A
Cho mạch điện như hình vẽ bên, trong đó: , ampe kế chỉ 0,5A.
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
b) Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính.
R2
R1
R3
 Cho đoạn mạch như hình vẽ bên. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U = 60V. Biết R1 = 18Ω, R2 = 30Ω, R3 = 20Ω.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 84V. Biết R1 = 2R2 và R3 = 10Ω. Cường độ dòng điện trong mạch chính là 6A. Tính dòng điện qua các điện trở R1, R2.
Cho mạch điện như hình vẽ: Với: R1 = 30; R2 = 15; R3 = 10 và UAB = 24V.
R1
R2
R3
A
B
a) Tính điện trở tương đương của mạch
b) Tính công suất của dòng điện qua mạch trên
c) Tính công của dòng điện sinh ra trong đoạn mạch trong thời gian 5 phút.
R1
R2
R3
A
B
Cho mạch điện như hình vẽ: Với R1 = 6; R2 = 2; R3 = 4 cường độ dòng điện qua mạch chính là I = 2A.
a) Tính điện trở tương đương của mạch
b) Tính hiệu điện thế của mạch
c) Tính cường độ dòng điện và công suất trên từng điện trở.
 Cho mạch điện gồm: (R1ntR2)⫽R3. Biết R1 = 14Ω, R2 = 16Ω, R3 = 30Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 45V.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
c. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở R1, R2.
Cho sơ đồ mạch điện như hình dưới đây. Biết và . Hãy tính điện trở tương theo hai hình?
 Cho điện trở R1 = 24Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2,2A; điện trở R2 = 30Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 1,8A mắc song song với nhau. Hỏi hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu để khi hoạt động không có điện trở nào hỏng?
 Cho mạch điện gồm nối tiếp . Biết: .
1) Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua đoạn mạch AB.
2) Mắc thêm R3 = 12 song song với R2.
	a. Vẽ lại sơ đồ mạch điện.
	b. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi đó. 
	c. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính khi đó.
 Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện là I. Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện là I/2. Hỏi nếu mắc nối tiếp hai điện trở R1, R2 vào hiệu điện thế 45V thì hiệu điện thế trên hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu?
 Cho mạch điện như hình vẽ: 
R2
A
B
D
C
R3
R4
R1
Trong đó, R1 = 15Ω, R2 = 3Ω, R3 = 7Ω, R4 = 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 40V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tìm cường độ dòng điện chạy qua các điện trở.
R1
A
B
C
R3
R2
RX
 Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết R1 = 12Ω, R2 = 8Ω, R3 = 16Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 48V.
a. Cho RX = 14Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính.
b. Xác định RX để cường độ dòng điện qua RX nhỏ hơn 3 lần so với cường độ dòng điện qua điện trở R1.
R1
R2
* Từ hai loại điện trở R1 = 1Ω và R2 = 5Ω, cần chọn mỗi loại mấy chiếc để mắc thành một mạch điện nối tiếp mà điện trở tương đương của đoạn mạch là 13Ω. Có bao nhiêu cách mắc như thế?
* Cho mạch điện như hình vẽ bên. Điện trở R2 = 25Ω. Biết rằng khi khóa K đóng, dòng điện qua mạch là 4A còn khi K ngắt, dòng điện trong mạch là 2,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và giá trị R1.
 Cho hai điện trở R1 = R2 = 28Ω được mắc vào hai điểm P, Q.
a) Tính điện trở RPQ khi R1 mắc nối tiếp với R2. RPQ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
b) Tính điện trở R’PQ khi R1 mắc song với R2. R’PQ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
c) Tính tỉ số 
* Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB như hình bên, nếu:
R3
K2
K1
R1
A
B
M
N
R2
R4
a) K1, K2 mở.
b) K1 mở, K2 đóng.
c) K1 đóng, K2 mở.
d) K1, K2 đóng.
Cho R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R3 = 3Ω, R4 = 6Ω, điện trở các dây nối không đáng kể.
* Có một số điện trở giống nhau, mỗi điện trở là R0 = 4Ω. Tìm số điện trở ít nhất và cách mắc để có điện trở tương đương R = 6,4Ω.
* Hai dây dẫn, khi mắc nối tiếp có điện trở lớn gấp 6,25 lần khi mắc song song. Tính tỉ số điện trở của hai dây.
R1
A
B
C
K
R2
R3
 Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết R1 = R2 = R3 = 20Ω. Biết UAB = 36V Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở trong mỗi trường hợp:
a) Khóa K ngắt.
b) Khóa K đóng.
 Chứng minh rằng trong một đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song, điện trở tương đương nhỏ hơn các điện trở thành phần.
* DẠNG 2: CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ.
 Tính:
a) Điện trở của một sợi dây nhôm dài 100m tiết diện 4mm2.
b) Điện trở của dây nikelin dài 16m, có tiết diện tròn, đường kính là 0,4mm.
 Một dây dẫn được làm bằng đồng dài 100m, tiết diện 0,1mm2 được mắc vào HĐT 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
 Một dây dẫn bằng nikêlin có tiết diện đều, có điện trở suất ρ = 0,4.10-6Ω.m. Đặt một hiệu điện thế 220V vào hai đầu dây, ta đo được cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A.
a) Tính điện trở của dây.
b) Tính tiết diện của dây biết nó có chiều dài 5,5m.
 Một dây dẫn bằng nikêlin điện trở suất là 0,40. 10-6 m , có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.
a) Tính điện trở của dây.
b) Tính cường độ dòng điện qua dây.
 Một dây dẫn bằng nikelin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 120V.
a) Tính điện trở của dây. 	
b) Tính công suất điện của dây.
 Hai dây dẫn hình trụ được làm bằng nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 1 mm2 và điện trở 12. Dây thứ hai có tiết diện 2,4 mm2 thì sẽ có điện trở là bao nhiêu?
Một cuộn dây nikêlin có tiết diện 0,2mm2; chiều dài 10m và có điện trở suất là 0,4.10m được mắc vào hiệu điện thế 40V.
a) Tính điện trở của cuộn dây 
b) Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây.
 Tính điện trở của một sợi dây đồng có chiều dài 500m và tiết diện 0,34mm2. Biết điện trở suất của đồng là .
 Điện trở  là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm2 và có điện trở suất . Hãy tính chiều dài của dây dẫn.
 Một bếp điện có bộ phận chính là dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện đều S. Do sử dụng lâu ngày dây dẫn này bị đứt, người ta thiết kế lại bằng cách cắt dây đó thành 3 đoạn dài bằng nhau rồi chập chúng lại và lắp vào bếp. Hỏi khi đó nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong cùng một khoảng thời gian sẽ thay đổi như thế nào so với lúc đầu? Biết hiệu điện thế cung cấp cho bếp không đổi.
 Một dây dẫn làm bằng vônfam có điện trở suất ρ = 5,5. 10-8 W.m, tiết diện S = 1mm2 và chiều dài là l = 100m, đặt dưới hiệu điện thế U = 22V. Tính điện trở của dây dẫn và cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn?
 Một dây dẫn bằng nikêlin có tiết diện đều, có điện trở suất ρ = 0,4.10-6Ω.m. Đặt một hiệu điện thế 110V vào hai đầu dây, ta đo được cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 2A.
a) Tính điện trở của dây.
b) Tính tiết diện của dây biết nó có chiều dài 3,5m.
Tính diện trở của sợi dây dẫn bằng nikêin dài 8m có tiết diện 1mm2 . Biết điện trở suất của nikêin là 0,40.10-6.
Tính diện trở của sợi dây dẫn bằng constantan dài 10m có tiết diện 1mm2. Biết điện trở suất của constantan là 0,50.10-6.

File đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_giua_ky_1_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2023_2024.docx