Ôn tập kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa học Lớp 9

docx8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra giữa kỳ 2 môn Hóa học Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2-MÔN HÓA 9
	 Trắc nghiệm (1):
Câu 1. Công thức cấu tạo nào sau đây là của etilen?
A. CH2 = CH2.	B. CH ≡ CH.
C. CH3 − CH3.	D. CH2Br − CH2Br.	
Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một nhóm là
A. tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.	
B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.	
C. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
D. tính phi kim giảm dần và tính kim loại tăng dần. 
Câu 3. Cặp hiđrocacbon nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?
A. CH3 – CH3; CH3 – CH2 – CH3.	 B. CH3 – CH2 – CH3; CH2 = CH2 .	
C. CH3 – CH2 – CH3; CH2 = CH2.	 D. CH2 = CH – CH3; CH ≡ CH.
Câu 4. Muối Na2CO3 có tính chất hóa học nào sau đây?
A. tác dụng với dung dịch HCl. 	B. tác dụng được với dung dịch KCl.	
C. bị nhiệt phân hủy tạo ra khí CO2	C. tác dụng với dung dịch NaOH.	
Câu 5. Khí etilen có ứng dụng nào sau đây?
A. làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.	 B. điều chế rượu etylic và axit axetic.
C. cho bệnh nhân thở.	 D. bơm vào khinh khí cầu.
Câu 6. Ở nhiệt độ cao, muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy?
A. Na2CO3.	B. NaHCO3.	C. Mg(HCO3)2.	D. CaCO3.	
Câu 7. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số thứ tự của nhóm bằng với 
A. số lớp electron. 	B. số electron lớp ngoài cùng.	
C. số đơn vị điện tích hạt nhân.	D. nguyên tử khối.
Câu 8. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 12+, có nghĩa là
A. X có số electron lớp ngoài cùng là 12.	B. X ở ô nguyên tố có số thứ tự là12. 
C. nguyên tử khối của X là 12. 	D. X có 12 lớp electron.
Câu 9. Nguyên liệu dùng để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm là
A. canxi cacbonat và axit clohiđric. 	B. nước và canxi cacbua. 
C. canxi hiđroxit và cacbon đioxit. D. canxi oxit và nước.	
Câu 10. Trong thành phần phân tử chất hữu cơ, nhất thiết phải có nguyên tố:
A. cacbon.	B. cacbon và hiđro.
C. cacbon, hiđro và oxi.	 D. hiđro.
Câu 11. Dãy chất nào sau đây không thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2, NaHCO3, H2CO3.	B.CH3Cl, NaHCO3, C6H5Br. 	
C. C2H2, C2H6O, C2H2Br4. 	D.C2H6, CO2, C2H2. 
Câu 12. Cặp muối có thể bị nhiệt phân hủy là
A. CaCO3, NaHCO3.	B. K2CO3, Ca(HCO3)2.	
C. Na2CO3, BaCO3.	D. CaCO3, K2CO3.
Câu 13. Công thức cấu tạo của cặp phân tử hiđrocacbon nào sau đây có liên kết đôi?
A. C2H4; C3H6.	 B. C2H6; C3H8.
C. C3H4; C2H2.	D. C2H2; C3H6.
 Câu 14. Cặp hiđrocacbon nào sau đây có thể tham gia phản ứng thế?
A. CH3 – CH3; CH3 – CH2 – CH3.	B. CH2 = CH – CH3; CH ≡ CH.	
C. CH2 = CH2; CH3 – CH = CH2.	D. CH3 – CH2 – CH3; CH2 = CH2.
Câu 15. Metan, etilen và axetilen có phản ứng hóa học giống nhau là
A. cộng. 	 B. thế. 	C. trùng hợp. 	D. cháy. 
Câu 16. Để nhận biết 2 lọ khí: CH4, CO2 có thể dùng:
A. dung dịch brom.	B. dung dịch axit sunfuric.
C. dung dịch nước vôi trong.	D. dung dịch muối natri clorua. 
 Câu 17. Có các phát biểu sau:
(1) Etilen có phản ứng trùng hợp tạo polietilen.
(2) Axetilen chỉ phản ứng cộng tối đa với một phân tử brom.
(3) Có thể dùng khí etilen để sản xuất rượu etylic hoặc axit axetic.
(4) Etilen và Axetilen đều tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
(5) Metan có thể làm mất màu dung dịch brom.
Các phát biểu đúng là
A. (3), (4), (5).	B. (2), (3), (4).	
C. (1), (3), (5).	 D. (1), (3), (4). 
Câu 18. Etilen không có ứng dụng nào sau đây?
A. sản xuất polietilen.	 B. bơm vào khinh khí cầu.
C. điều chế rượu etylic và axit axetic.	 D. kích thích cho quả mau chín.
Câu 19. Đốt cháy khí metan, chất tạo thành là
A. H2 và CO2. 	B. H2O và SO2.	 
C. CH3Cl và HCl. 	D. H2O và CO2. 
Câu 20. Điền CTHH thích hợp vào chỗ trống rồi lập PTHH các phản ứng sau
a. .. + 3O2 2CO2 + 2H2O 
b. .. + .. CH3Cl + HCl
c. .. + 2O2 CO2 + 2H2O 
d. .. + .. C2H4Br2
e. C2H6 + O2 .. + ..
f. .. + .. C2H2Br4
g. CaC2 + H2O . + .
Câu 21: Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 2 khí là metan và axetilen 
 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2-MÔN HÓA 9 – Đề 1.
Bài 1. Dẫn một lượng khí axetilen (đo ở đktc) vào 50 gam dung dịch brom. Sau một thời gian khi dung dịch brom mất màu hoàn toàn, người ta thu được 3,46 gam chất lỏng không màu.
Tính thể tích khí axetilen đã phản ứng ở đktc.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch brom đã dùng. 
Nếu đốt lượng khí trên trong bình chứa 1,12 lít khí oxi thì có mấy khí CO2 tạo thành?
Bài 2. Biết 1,12 lít khí etilen phản ứng vừa đủ với dung dịch brom có nồng độ 20%.
	a. Tính khối lượng dung dịch brom đã dùng.
 b. Tính số gam đibrometan tạo thành nếu hiệu suất phản ứng là 85%.
Bài 3. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp metan và axetilen vào bình đựng 20 gam dung dịch Brom. Khi dd brom mất màu hoàn toàn, thấy bình đựng brom nặng thêm 8,65 gam.
a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm của dd Br2 đã dùng.
c. tính khối lượng chất lỏng không màu tạo thành.
Bài 4. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp metan và etilen vào bình đựng dung dịch Brom 30%. Khi dd brom mất màu hoàn toàn, người ta thu được 0,56 lít khí ở đktc.
a. Tính phần trăm thể tích ở đktc của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu 
b. Tính số gam dd Br2 đã phản ứng.
c. Nếu đốt cháy hết lượng khí trong hỗn hợp ban đầu thì cần mấy lít khí oxi ở đktc?
	 ( C = 12 ; O = 16 ; H = 1; Br = 80 ) 
 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2-MÔN HÓA 9 – Đề 2.
Bài 1. Dẫn 1,792 lít hỗn hợp metan và axetilen vào bình đựng 40 gam dung dịch Brom. Khi dd brom mất màu hoàn toàn, thu được 0,672 lít khí ở đktc.
a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm của dd Br2 đã dùng.
c. Tính khối lượng chất lỏng không màu tạo thành- nếu hiệu suất là 85%.
Bài 2. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp metan và etilen vào bình đựng dung dịch Brom 30%. Khi dd brom mất màu hoàn toàn, bình đựng dd brom tăng lên thêm 5,6 gam.
a. Tính phần trăm thể tích ở đktc của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu 
b. Tính số gam dd Br2 đã phản ứng.
c. Nếu đốt cháy hết lượng khí trong hỗn hợp ban đầu thì có mấy gam khí CO2 sinh ra ở đktc?
Bài 3. Cho một mẫu canxi cacbua vào lọ đựng nước thì thu được 7,02 gam khí. Biết lượng khí này làm mất màu vừa đủ 20 gam dung dịch brom.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch brom đã dùng. 
Nếu đốt cháy lượng khí trên trong bình chứa 1,12 lít khí oxi thì có mấy khí CO2 tạo thành?
Tính mẩu canxi cacbua đã dùng, Biết hiệu suất phản ứng điều chế khí đạt 90%.
 ( Ca = 40; C = 12 ; O = 16 ; H = 1; Br = 80 ) 
Bài 4. Biết 1,12 lít khí etilen phản ứng vừa đủ với dung dịch brom có nồng độ 20%.
	a. Tính khối lượng dung dịch brom đã dùng.
 b. Tính số gam đibrometan tạo thành nếu hiệu suất phản ứng là 85%.
	 ( C = 12 ; O = 16 ; H = 1; Br = 80 ) 
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ 2-MÔN HÓA 9
	 Trắc nghiệm (2):
Câu 12. Một phân tử axetilen có thể cộng tối đa với mấy phân tử brom?
A. một. B. hai.	C. ba. 	D. bốn.
Câu 13. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, C2H4 không có phản ứng nào sau đây?
A. cháy. 	 B. thế.	C. cộng.	D. trùng hợp.
Câu 14. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số thứ tự của chu kỳ bằng với
A. số hiệu nguyên tử.	B. nguyên tử khối.
C. số lớp electron. 	D. số electron lớp ngoài cùng.
Câu 15. Ở nhiệt độ cao, silic đioxit phản ứng được với cặp chất nào sau đây?
A. NaOH, CaO.	 B. CaCO3, H2O.	C. KOH, SO2.	D. K2O, H2O. 
Câu 16. Công thức cấu tạo của Axetilen là
A. CH2Br − CH2Br.	B. CH ≡ CH.
C. CH3 − CH3.	 D. CH2 = CH2.	
Câu 17. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tố oxi, nitơ, cacbon có hoá trị lần lượt là
A. II; V; IV.	 B. II, III, IV.
C. IV; II; V.	 D. IV; II; III.
Câu 18. Dãy chất hữu cơ nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon?
A. C2H2, C2H4Br2, C3H8.	B. CH3Cl, CH4O, C6H5Br. 	
C. C2H2, C2H6O, C2H2Br4. 	D. C2H6, CH4, C2H2. 
Câu 19. Dãy chất hữu cơ nào sau đây thuộc loại dẫn xuất hiđrocacbon? 
A. CH4, C2H2, C2H4. 	B. C2H5Cl, C2H6O, CH3Cl.
C. C2H4, C2H6O, C3H8.	D. C2H6O, CH4, CH3Cl.
Câu 20. Công thức cấu tạo nào sau đây là của đibrometan?
A. CH ≡ CH.	B. CH2Br − CH2Br.	
C. CH3 − CH3.	 D. CH2 = CH2.
Câu 26. Metan, etilen và axetilen có cùng loại phản ứng hóa học nào?
A. cháy. B. thế. 	C. trùng hợp.	D. cộng. 
Câu 27. Etilen phản ứng cộng với dung dịch brom, chất tạo thành là
A. C2H2Br2. B. CH3Br. 	 C. C2H2Br4	D. C2H4Br2. 
Câu 28. Axetilen không có ứng dụng nào sau đây?
A. sản xuất nhựa PVC.	 B. sản xuất axit axetic.
C. bơm vào bóng thám không.	 D. dùng trong đèn xì để hàn cắt kim loại.
Câu 29. Nguyên liệu dùng để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm là
A. canxi cacbonat và axit clohiđric. 	B. nước và canxi cacbua. 
C. canxi hiđroxit và cacbon đioxit. 	D. canxi oxit và nước.	
Câu 30. Dẫn lượng khí etilen (vừa đủ) lội qua dung dịch brom, hiện tượng xảy ra là
A. dung dịch brom dần dần mất màu.	B. dung dịch brom chuyển sang màu xanh.
C. có dung dịch màu nâu đỏ tạo thành.	D. có chất kết tủa trắng tạo thành.
Câu 15. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì là
A. tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.	
C. tính kim loại tăng dần sau đó giảm dần.	
D. tính phi kim giảm dần sau đó tăng dần.
Câu 32. Để nhận biết 2 lọ khí: CH4, C2H4 có thể dùng:
A. dung dịch brom.	B. giấy quỳ tím.
C. dung dịch muối natri clorua.	D. dung dịch axit clohiđric. 
Câu 33. Khi có ánh sáng, một phân tử metan có thể phản ứng thế tối đa với mấy nguyên tử clo?
A. Bốn. B. Ba.	 C. Hai.	D. Một.	
Câu 34. Metan, etilen và axetilen có phản ứng hóa học giống nhau là
A. cộng. 	 B. thế. 	C. trùng hợp. 	D. cháy. 
Câu 35. Khí được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn cắt kim loại là
A. etilen.	B. etan.	
C. axetilen.	D. metan.
Câu 36. Có các phát biểu sau:
(1) Etilen có phản ứng thế với khí clo khi có ánh sáng.
(2) Axetilen chỉ phản ứng cộng tối đa với một phân tử brom.
(3) Có thể dùng khí etilen để sản xuất rượu etylic hoặc axit axetic.
(4) Etilen và Axetilen đều tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
(5) Metan có thể làm mất màu dung dịch brom.
Các phát biểu không đúng là
A. (3), (4), (5).	B. (1), (2), (3).	
C. (2), (3), (5).	 D. (1), (2), (5). 
Câu 37. Etilen không có ứng dụng nào sau đây?
A. sản xuất polietilen.	 B. điều chế rượu etylic và axit axetic.
C. bơm vào khinh khí cầu.	 D. kích thích cho quả mau chín.
Câu 38. Đốt cháy khí metan, chất tạo thành là
A. H2 và CO2. 	B. H2O và SO2.	 
C. CH3Cl và HCl. 	D. H2O và CO2. 
:
a. .. + 3O2 2CO2 + 2H2O 
b. .. + .. CH3Cl + HCl
c. .. + 2O2 CO2 + 2H2O 
d. .. + .. C2H4Br2
e. C2H6 + O2 .. + ..
f. .. + .. C2H2Br4
g. CaC2 + H2O . + .
Dạng 2: Phân biệt các chất khí không màu
Có 2 lọ khí không màu bị mất nhãn là cacbonic và metan. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 2 khí trên.
Có 2 lọ khí không màu bị mất nhãn là metan và etilen. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 2 khí trên.
Dạng 3: Vận dụng tính toán hóa học
Bài 1. Dẫn một lượng khí axetilen (đo ở đktc) vào 50 gam dung dịch brom (lấy dư). Sau một thời gian khi dung dịch brom mất màu hoàn toàn, người ta thu được 3,46 gam chất lỏng không màu.
Tính thể tích khí axetilen đã phản ứng ở đktc.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch brom đã dùng. 
Bài 2. Biết 1,12 lít khí etilen phản ứng vừa đủ với dung dịch brom có nồng độ 20%.
	a. Tính số gam đibrometan tạo thành.
	b. Tính khối lượng dung dịch brom đã dùng.
Bài 3. Biết 5,6 lít hỗn hợp metan và axetilen phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch Brom có nồng độ 1,5M.
a. Tính thể tích ở đktc của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu 
b. Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính số gam đibrometan tạo thành (nếu hiệu suất phản ứng là 85%).
	 ( C = 12 ; O = 16 ; H = 1; Br = 80 ) 

File đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_giua_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_9.docx