Ôn tập kiểm tra môn Sinh vật 9

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra môn Sinh vật 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ RA
(Thời gian làm bài: 45 phút)
 Câu 1: (1đ)	Phát biểu nội dung của quy luật phân li?
câu 2: (1đ)	Thế nào là phép lai phân tích?
Câu 3:(2đ)
Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Kết quả của nguyên phân?
Câu 4: (1đ)	Ruồi giấm 2n = 8. Xác định số NST trong một tế bào ruồi giấm ở kì giữa và kì sau của nguyên phân.
Câu 5: (1đ)	Giải thích vì sao 2ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Câu 6: (1đ)	Giải thích sơ đồ sau:
Gen (1 đoạn phân tử ADN mARN prôtêin tính trạng.
Câu 7: (1đ)	Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?
Câu 8: (1đ)	Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
Câu 9: (1đ)	Nêu các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền?
 ĐÁP ÁN
Câu 1: (1đ)
 Nội dung của quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và vẫn giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Câu 2: (1đ)
Phép lai phân tích là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Câu 3: (2đ)
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
-Kì đầu: Các NST kép đóng xoắn, thoi phân bào hình thành. (0,4đ)
-Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (0,4đ)
-Kì sau: 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.(0,4đ)
-Kì cuối: Các NST ở các tế bào con duỗi xoắn trở lại dạng sợi mảnh. (0,4đ)
* Kết quả của nguyên phân: Từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST). (0,4đ)
Câu 4: (1đ)
Ở ruồi giấm 2n = 8. Vậy số NST trong 1 tế bào ruồi giấm ở kì giữa của nguyên phân là 8 NST kép. (0,5đ)
Số NST trong một tế bào ruồi giấm ở kì sau của nguyên phân là 16 NST đơn. (0,5đ)
Câu 5: (1đ) 
2ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
Nguyên tắc bổ sung: mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. (0,5đ)
Nguyên tắc giữ lại một nửa: trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. (0,5đ)
Câu 6: (1đ)
Giải thích sơ đồ:
Gen (1 đoạn phân tử ADN mARN prôtêin tính trạng.
Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN. (0,4đ)
mARN là khuôn mẫu tổng hợp prôtêin. (0,3đ)
Prôtêin biểu hiện thành tính trạng. (0,3đ)
Câu 7: (1đ)
Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến
Thường biến (0,5đ)
Đột biến (0,5đ)
- Biến đổi kiểu hình
- Biểu hiện đồng loạt, có ý nghĩa thích nghi
- Không di truyền
- Biến đổi ở kiểu gen, NST
- Biểu hiện cá thể, là nguyên liệu của chọn lọc
- Di truyền
Câu 8: (1đ)
Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản:
Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen, cùng giới tính. (0,5đ)
Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen không hoàn toàn giống nhau, có thể cùng giới hoặc khác giới. (0,5đ)
Câu 9: (1đ)
Các biện pháp hạn chế phát sinh tật bệnh di truyền:
Đấu tranh chống sản xuất vũ khí hạt nhân và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. (0,4đ)
Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chữa bệnh. (0,3đ)
Hạn chế kết hôn giữa những người mang gen gây các tật bệnh di truyền (0,3đ)

File đính kèm:

  • docBO DE KIEM TRA HOC KI TU LUAN.doc
Đề thi liên quan