Ôn tập kiến thức cơ bản ngữ văn 7 (bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm)

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiến thức cơ bản ngữ văn 7 (bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn tập kiến thức cơ bản Ngữ Văn 7
	 (Bằng hệ thống bài tập trắc nghiệm)
Câu 1: Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con như thế nào?
A. Phấp phỏng lo lắng	C. Vô tư, thanh thản
B. Thao thưc, đợi chờ	D. Căng thẳng, hồi hộp
Câu 3: Hãy chion những từ thích hợp: lớp học, chiến thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. ………..là vũ khí của con,………….là đơn vị của con, trận điạ là cả………..và …………là nền văn minh nhân loại.
(Trích Những tấm lòng cao cả)

Câu 4: ET-môn- đô đơ A- mi- xi là nhà văn của nước nào?
A. Nga	B. ý	C. Pháp	D. Anh
Câu 5: Cha của En-ri-cô là người như thế nào?
Rất yêu thương và nuông chiều con.
Luôn nghiêm khắc và khong tha thứ cho lỗi lầm của con.
Yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
Luôn luôn thay mẹ En-ri-cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
Câu 6: Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
Rất chiều con.
Rất nghiêm khắc với con.
Yêu thương và hi sinh tất cả vì con.
Không tha thứ cho lỗi lầm của con.
Câu 7: Hãy sắp xếp các từ ghép sau đây vào bảng phân loại: học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm đất, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ.
Từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập

Câu 8: Điền thêm các tiếng (đứng trước hoặc đứng sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?

Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Nhà


áo


Vở


Nước


Cười


Thích


Xinh


Câu 9: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
a. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
b. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dạy. Bẹ măng mọc kín thân cay non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.
c. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng.
Hãy cho biết vì sao em lại sắp xép như vậy?
Câu 10: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại?
Mưa phùn đem mùa xuân đến, mua phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
…Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.
Từ ghép chính phụ


Từ ghép đẳng lập


Câu 11: Nhân vật chính trong truyện Cuộc chia tay cuả những con búp bê là ai?
A Người mẹ	B. Cô giáo	C. Hai anh em	D. Những con búp bê
Câu 12: Truyện truyện Cuộc chia tay cuả những con búp bê được kể theo những ngôi kể nào?
A. Người em	B. Người anh C. Người mẹ	 D. Người kể chuyện vắng mặt
Câu 13: Tại sao nhân vật “Tôi” Truyện truyện Cuộc chia tay cuả những con búp bê lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?
Vì lần đầu tiên em nhìn thấy mọi người và cảnh vật trên đường phố.
Vì cảm nhận thấy sắp có dông bão trên đường phố.
Vì dông bão đang dâng trào trong tâm hồn em trong khi cuộc sống của mọi người và cảnh vật vẫn diễn ra như thường nhật.
Vì em thấy xa lạ với mọi người xung quanh.
Câu 14: Chủ đề của văn bản là gì?
Là sự vật, sự việc được nói tới trong văn bản.
Là các phần trong văn bản.
Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản.
Là cách bố cục của văn bản.
Câu 15: Các sự việc trong văn bản Cuộc chia tay cuả những con búp bê được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?
Liên hệ thời gian.
Liên hệ không gian.
Liên hệ tâm lí.
Liên hệ ý nghĩa (Tương đồng, tương phản)
Câu 16: Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời…” là lời của ai? Nói với ai?
A. Lời của người con nói với cha mẹ.	C. Lời của người mẹ nói với con.
B. Lời của ông nói với cháu	D. Lời của người cha nói với con.
Câu 17: Trong những từ ngữ sau,từ ngữ nào không thuộc chín chữ cù lao?
A. Sinh đẻ B. Nuôi dưỡng C. Lối so sánh ví von D. Dựng vợ gả chồng
Câu 18: Đặc sắc về nghệ thuật của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời…” là gì?
A. Âm điệu hát ru. B. Hình ảnh nhân hóa.	 C. Lối so sánh ví von D. A và C
Câu 19: Tìm trong ca dao những câu có cặp so sánh “bao nhiêu…bấy nhiêu”
	
Câu 20: Trong những từ sau, từ nào không phải từ láy?
A. Xinh xinh	B. Gần gũi	C. Đông đủ	D. Dễ dàng
Câu 21: Hãy sắp xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: long lanh, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm. 
Từ láy toàn bộ

Từ láy bộ phận

Câu 22: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy:
……rào; ……..bẩm; …......tùm; ………nhẻ; ………lùng; ……...chít
trong………; ngoan………….; lồng………; mịn……….;bực………..; đẹp……….
Câu 23: Đặt câu với mỗi từ sau: 
a. Lạnh lùng:	
b. Lạnh lẽo : 	
c. Nhanh nhảu: 	..
d. Nhanh nhẹn: 	…...
Câu 24: Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp ví mỗi câu ca dao: quả xoài trên cây; cái chổi đầu hè,củ ấu gai; lá đài bi.
Thân em như……………
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
Thân em như……………
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
Thân em như……………
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Thân em như……………
Gió đông gió tâygió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Câu 25: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như “Gió dập sóng dồi”?
A. Lên thác xuống ghềnh	C. Nhà rách vách nát.
B. Nước non lận đận	D. Gió táp mưa sa.
Câu 26: Từ “bác” trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
A. Anh Nam là con trai của bác tôi.	C. Bác được tin rằng: Cháu làm liên lạc
B. Người là Cha, là Bác, là Anh.	D. Bác ngồi đó lớn mênh mông.
Câu 27: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau có vai trò ngữ pháp gì?
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
A. Chủ ngữ 	B. Vị ngữ	C. Định ngữ	D. Bổ ngữ
Câu 28: Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?
A. ở đâu 	B. Khi nào	C. Nơi đâu	D. Chỗ nào
Câu 29: Đại từ nào sau đây không cùng loại?
A. Nàng	B. Họ	C. Hắn 	D. Ai
Câu 30: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận	C. Khúc ca khải hoàn
B. áng thiên cổ hùng văn	D. Bản tuyện ngôn độc lập đầu tiên.
Câu 31: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương.
Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 32: Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì?
Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
Nước Nam là một đất nước văn hiến.
Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh.
Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. 
Câu 33: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ “Sông núi nước Nam” là gì?
Tự hào về chủ quyền của dân tộc.
Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng.
Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước.
Gồm hai ý A và B.
Câu 34: Trong những từ sau từ nào không đồng nghĩa với từ “Sơn hà”?
A. Giang sơn.	B. Sông núi. 	C. Nước non.	D. Sơn thủy.
Câu 35: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai ài thơ “Sông núi nước Nam và phò giá về kinh”
Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Thể hiện khát vọng hòa bình.
Câu 36: Nghệ thuật nổi bật trong cả hai bài thơ là gì?
Sử dụng nhiêu biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.
Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.
Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
Câu 37: Chữ “Thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
A. Thiên lí.	B. Thiên thư.	C. Thiên hạ.	D. Thiên thanh.

Câu 38: Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”?
A. Gia vị.	B. Gia tăng.	C. Gia sản.	D. Tham gia.
Câu 39: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau:
A. hoài: 	 
B. chiến:	
C. mẫu:	
D. hùng:	
Câu 40: Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. xã tắc. B. quốc kì C. sơn thủy. D. giang sơn.
Câu 41: Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau đây?
tiều phu: 	
du khách:	
thủy chung:	
hùng vĩ:	
Câu 42: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông được làm theo thể loại nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt	B. Thất ngôn bát cú.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.	D. Ngũ ngôn bát cú.
Câu 43: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?
A. Nam Định.	B. Hà Nội.	C. Hà Nam.	D. Ninh Bình.
Câu 44: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” là cảnh tượng như thế nào?
A. Rực rỡ và diễm lệ.	B. Hùng vĩ và tươi tắn.
C. Huyền ảo và thanh bình.	D. U ám và buồn bã.
Câu 45: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” cho thấy tác giả là người như thế nào?
A. Một vị vua anh minh, sáng suốt.	
B. Một vị vua biết chăm lo đến đời sống của tướng sĩ.
C. Một vị vua nhân từ, yêu thương muôn dân.
D. Một vị vua gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
Câu 46: Tìm những câu ca dao có hình ảnh con cò?
A.	
B.	
C.	
D.	
Câu 47: Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau?
tiền: ………………………………….................................................................................
hậu: ……………………………………………………………………………………….
dương: ………………………………………………………………………………….....
hạ: ………………………………………………………………………………………...
Câu 48: Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?
A. Nhà Lí.	B. Nhà Trần. 	C. Nhà Hậu Lê. 	D. Nhà Nguyễn.
Câu 49: Bản dịch “Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn.	B. Ngũ ngôn.	C. Song thất lục bát	D. Lục bát.

Câu 50: Nhân vật trữ tình “Ta” trong bài thơ là người như thế nào?
A. Tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên.	B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng.
C. Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với thiên nhiên	D. Gồm cả ba ý trên
Câu 51: Hãy gạch chân những từ Hán Việt trong các câu sau:
Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước đảm việc nhà
Hoàng đế đã băng hà.
Các vị bô lão cùng vào yết kiến nhà vua.
Chiến sĩ hải quân rất anh hùng.
Hoa Lư là cố đô của nước ta.
Câu 52: Hãy sắp xếp những từ Hán Việt vừa tìm được theo những sắc thái sau:
Sắc thái trang trọng: …………………………………………...........................................
Sắc thái tao nhã: ………………………………………………………………………….
Sắc thái cổ kính: ………………………………………………………………………….
Câu 53: Đặt câu với những cặp từ Hán – Việt sau:
hi sinh/ bỏ mạng:
	
phụ nữ/ đàn bà:
	
nhi đồng/ trẻ em:
 	
giải phẫu/ mổ xẻ:
	
Câu 54: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ Tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ Tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ Hồ là hiện thân của dân tộc?
 (Xuân Diệu)
 1.Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là:
Ngời ca tài năng, trí tuệ của Hồ Chủ Tịch.
Ngợi ca sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ Tịch.
Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ.
Bày tỏ những tình cảm của tác giả đối với Bác.
 2.Tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng cách nào?
A. Bày tỏ trực tiếp	B. Miêu tả sự việc
C. Liên tưởng so sánh.	D. Lối ẩn dụ, tượng trưng.
3. Hãy liệt kê những từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?
	
Câu 55: Ai là dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm phúc”?
A. Hồ Xuân Hương.	B. Đoàn Thị Điểm.
C. Bà Huyện Thanh Quan.	D. Nguyễn Khuyến.
Câu 56: Bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.	B. Song thất lục bát.	C. Thất ngôn bát cú.	D. Ngũ ngôn bát cú.
Câu 57: Nội dung chính của đoạn trích “Sau phút chia li” là:
Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ.
Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi ra trận.
Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu.
Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận.
Câu 58: Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ trong đoạn trích “Sau phút chia li” là:
A. Dùng lối nói đối nghĩa.	B. Điệp từ ngữ.
C. Những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ	D. Cả 3 ý trên.
Câu 59: Thể thơ của bài thơ “Bánh trôi nước”giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Côn Sơn ca.	B. Thiên Trường vãn vọng.
C. Tụng giá hoàn kinh sư.	D. Sau phút chia li.
Câu 60: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp hình thể.	B. Vẻ đẹp tâm hồn.
C. Số phận bất hạnh.	D. Vẻ đẹp và số phận long đong.
Câu 61: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”?
A. Cơm niêu nước lọ.	B. Lên thác xuống ghềnh.
C. nhà rách vách nát.	D. Cơm thừa canh cạn.
Câu 62: Trong các dòng sau, dòng nào có quan hệ từ?
A. Vừa trắng lại vừa tròn.	B. Bảy nổi ba chìm.
C. Tay kẻ nặn.	D. Giữ tấm lòng son.
Câu 63: Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
A. Sở hữu.	B. So sánh.	C. Nhân quả.	D. Điều kiện.
Câu 64: Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau đây:
A. Nếu…thì: 	
B. Càng…càng: 	
C. Tuy……nhưng: 	
D. Bởi…..nên: 	
Câu 64: Gạch chân các quan hệ từ trong đoạn văn sau:
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi việc gì. Câuả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.
 (Tô Hoài)
Câu 65: Điền các quan hệ từ thích hợp: tuy, nhưng, từ…đến vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước………các cụ già tóc bạc…….các cháu nhi đồng trẻ thơ,………những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, ……..nhân dân miền ngược …….miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. ………những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho……..những đồng bào diền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ. Những cử chỉ cao quý đó, ……khác nhau nơi việc làm, …….đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
 (Hồ Chí Minh)
Câu 66: Hãy gạch chân các quan hệ từ trong đoạn văn viết về đêm trung thu độc lập:
Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
 (Thép mới)
Câu 67: Bài thơ “Qua Đốo Ngang” thuộc thể thơ nào?
A. Song thất lục bát.	B. Lục bát.	C. Thất ngôn bát cú.	D. Ngũ ngôn.
Câu 68: Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư của bài thơ “Qua Đốo Ngang” là:
A. So sánh.	B. Nhân hóa.	C. Đảo ngữ.	D. Điệp ngữ.
Câu 69: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài thơ “Qua Đốo Ngang” là tâm trạng như thế nào?
Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
Câu 70: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có thể thơ giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Bài ca Côn Sơn.	B. Sông núi nước Nam.	C. Qua Đốo Ngang. D. Sau phút chia li.
Câu 71: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
A. Ao sâu nước cả.	B. Cải chửa ra cây.	C. Bỗu vừa rụng rốn. D. Đầu trò tiếp khách
Câu 71: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”?
A. to.	B. lớn.	C. dồi dào.	 D. Tràn trề.
Câu 72: Trong các dòng sau, dòng nào sử dụng quan hệ từ?
A. Trẻ thời đi vắng.	B. Chợ thời xa.
C. Mướp đương hoa.	D. Ta với ta.
Câu 73: Từ câu thứ hai đến câu thứ sáu của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì?
A. Miêu tả cảnh nghèo cuả mình.	
B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình.
C. Không muốn tiếp đãi bạn.	
D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành sâu sắc.
Câu 74: Trong các câu sau câu nào không sử dụng quan hệ từ?
Ô tô buýt là phương tiện giao thông tiện lợi cho mọi người.
Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật.
Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi.
Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà.
Câu 75: Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ: “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ”?
A. Thiếu quan hệ từ.	 
B. Thừa quan hệ từ.
C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp 
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Câu 76: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.
Hãy vươn lên bằng chính sức mình.
Nó thường đén trường bằng xe đạp.
Bạn Nam cao bằng bạn minh.
Câu 77: Trong những câu sau câu nào sai về quan hệ từ?
Tôi với nó cùng chơi.
Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.
Nó cũng ham đọc sách như tôi.
Giá hôm nay trời không mưa thì thật tốt.
Câu 78: Hãy tìm và chữa quan hệ từ dùng sai trong những câu sau:
A.Trong xã hội cũ, có những người không làm mà vẫn giàu sang, ngược lại đối với người nông dân và công nhân làm nhiều mà vẫn không đủ ăn.
	
B. Từ xưa đến nay nhân dân ta thường coi trọng về giáo dục và đạo lí làm người cho con cháu.
	
Câu 79: Đặt câu với những quan hệ từ sau:
dù cho: 	
giá mà: 	
như: 	
để: 	
Câu 80: Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là:
A. Tiên thơ. 	B. Thánh thơ.	C. Thần thơ.	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 81: Dòng nào là dòng dịch nghĩa cho câu thơ sau: “Phi lưu trực há tam thiên xích”
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía.
Xa ngắm dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước.
Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
Câu 82: Dòng nào có nghĩa là “dòng sông phía trước”
A. tử yên. 	B. tiền xuyên.	C. tam thiên.	D. cửu thiên.
Câu 83: Yếu tố “tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại?
A. tiền tuyến.	B. tiền bạc.	C. cửa tiền.	D. mặt tiền.
Câu 84: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
A. nhà văn.	B. nhà thơ.	C. nghệ sĩ.	D. nhà báo
Câu 85: Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: dũng cảm, chén, thành tích, nghĩa vụ, cho, chăm chỉ, trách nhiệm, tặng, bổn phận, thành quả, mời, cần cù, kiên cường, nhiệm vụ, biếu, siêng năng, thành tựu, xơi, chịu khó, gan dạ, ăn.
a.	
b. 	
c. 	
d. 	
e. 	
g. 	
Câu 86: Nối từ ở cột A với nét nghĩa phù hợp ở cột B?

A
B
Nối
a. lạnh
1. rét và buốt
a- 
b. lành lạnh
2. rất lạnh
b-
c. rét
3. hơi lạnh
c-
d. giá
4. trái nghĩa với nóng
d-
Câu 87: Điền từ thích hợp vào các câu dưới đây: nhanh nhẹn, nhanh nhảu, nhanh chóng.
a. Công việc đã được hoàn thành…………………
b. Con bé nói năng ………………………………
c. Đôi chân Nam đá bóng rất…………………….
Câu 88: Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu sau:
- Tàu vào cảng………..than.
- Em bé đang…………cơm.
A. Nhai.	B. Nhá.	C. ăn	D. Chở.
Câu 89: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho từ in đậm trong các câu sau:
a. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập.	
b. Trông nó làm thật chướng mắt.	
c. Lòng mẹ bao la như biển cả.	
d. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao.	
Câu 90: Đặt câu với các từ sau:
a. đơn giản: 	
b. giản dị: 	
c. đơn điệu: 	
Câu 91: Gạch chân các từ dùng sai và tìm từ thay thế trong những câu sau:
a. Trường em đã được cờ luân phiên của Đoàn Thanh Niên.
	
b. Cuộc họp sẽ được khai giảng vào 8 giờ sáng nay.
	
c. Chiếc áo xanh là trang bị của thanh niên tình nguyện.
	
d. Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh phong thủy.
	
e. Nếu bạn cứ chây lười trong học tập thì hệ quả sẽ khó lường.
	
Câu 92: Gạch chân các từ và cụm từ đồng nghĩa trong những câu thơ sau: 
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi,
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
- Bác lên đường theo tổ tiên,
Mác Lê- nin thế giới Người hiền.
- Bảy mươi chìn tuổi xuân trong sáng,
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.
(Tố Hữu)
Câu 93: Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
A. Qua Đèo Ngang.	B. Bài ca Côn Sơn.
C. Sông núi nước Nam.	D. Phò gía về kinh.
Câu 94: Tìm một số từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau?
a. tĩnh	
b. nguyệt	
c. quang	
d.tư	
Câu 95: Dòng nào là dòng dịch nghĩa của câu thơ “Hương âm vô cải, mấn mao tồi”?
A.Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về.
B. Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
C. Trẻ con gặp mặt, không quen biết.
D. Cười hỏi: khách ở nơi nào đến?
Câu 96: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ nhi đồng”?
A. trẻ con.	B. trẻ em.	C. trẻ tuổi.	D. con trẻ.
Câu 97: Chứ “hồi” nào trong những từ sau không cùng nghĩa với chữ “hồi” trong những từ còn lại?
A. hồi hương.	B. hồi hộp.	C. hồi âm.	D. hồi cư.
Câu 98: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ đối?
A. li – hồi.	B. vấn – lai.	C. thiếu – lão.	D. tiểu - đại.
Câu 99: Bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú.	B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.	D. Ngũ ngôn bát cú.
Câu 100: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. trẻ – già.	B. sáng – tối.	C. sang – hèn. 	D. chạy nhảy.
Câu 101: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các cụm từ sau?
a. lành
- áo lành:	
- tính lành	
b. đắt:
- đắt hàng	
- giá đắt	
c. đen:
- màu đen	
- số đen
d. chín:
- cơm chín	
- quả chín	
Câu 102: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào những câu sau?
a. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại…………….
b. Xét mình công ít tội ……………….
c. Bát cơm vơi, nước mắt……
Mới mười lăm tuổi đắng cay dã thừa.
d. Một vũng nước trong, mười dòng nước…………..
Một trăm người…………….,chưa được một người thanh. 
Câu 103: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng – ồn ào”?
A. tĩnh mịch – huyên náo.	B. đông đúc – thưa thớt.
C. vắng lặng – ồn ào.	D. lặng lẽ – ầm ĩ.
Câu 104: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau?
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non sao…….nước, nước mà………non

A. xa – gần.	B. đi – về.	C. nhớ – quên.	D. cao – thấp
Câu 105: Đặt câu với những cặp từ trái nghĩa sau:
Ví dụ: Có đi xa mới biết về gần
a. ngắn – dài: 	
b. sáng – tối: 	
c. yêu - ghét: 	
d. xấu – tốt: 	
Câu 106: Đỗ Phủ được mệnh danh là:
A. Thần thơ.	B. Thánh thơ.	C. Tiên thơ.	D. Phật thơ.
Câu 107: Chon các từ sau đây: đau khổ, độ lượng, tái hiện, loạn li, nhân đạo, vị tha, bao dung điền vào chỗ trống để hoàn thành câu nhận xét về bài thơ: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
	“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã………bức tranh sinh động về cảnh nghộ……….của bản thân nhà thơ trong cảnh…….. . Nhưng điều đáng quí nhất là vượt lên trên cảnh nghộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần……….và lòng ………..cao cả.
Câu 108: Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
	- thu: mùa thu, thu nhập.
a. lợi 	
b. bình 	
c. ba 	
Câu 109: Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài ca dao sau:
“Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.”
	
	
Câu 110: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
a. đá (danh từ)- đá(động từ)
 	
b. bắc (danh từ)- bắc (động từ)
	
c. thân (danh từ)- thân (tính từ)
	
d. trong (tính từ)- trong (giới từ)
	
Câu 111: Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
Bàn: bàn bạc, bàn ghế.
a. đào 	
b. cao 	
c. sơn 	
d. đường 	
Câu 112: Thể thơ của bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
A. Bài ca Côn Sơn 	B. Sau phút chia li
C. Sông núi nước Nam	D. Qua Đèo Ngang.
Câu 113: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trước cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
Câu 114: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng?
A. Tin thắng trận.	B. Cảnh rừng Việt Bắc.
C. Lên núi.	D. Đi thuyến trên sông Đáy.
Câu 115: Điền các cụm từ miêu tả trăng: mảnh gương thu, sáng như gương, vào cửa sổ, nhòm khe cửa vào những câu thơ sau:
a. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng ……….………….. ngắm nhà thơ.
b. Trung thu vành vạnh…………………….
c. Trung thu trăng………………………….
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
d. Trăng …………………..đòi thơ.
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
Câu 116: Trong những dòng nào sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước	B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống	D. Lanh chanh như hành không muối
Câu 117: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”
A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.	C. Bổ ngữ.	D. Trạng ngữ.
Câu 118: Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau:
a. An cư lạc nghiệp: 	
b. Tóc bạc da mồi: 	
c. Sông sâu nước cả: 	
d. Lánh đục tìm trong: 	
Câu 119: Đặt câu với những thành ngữ trên:
a. 	
b. 	
c. 	
d. 	
Câu 120: Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết chủ yếu theo thể thơ nào?
A. Lục bát. 	B. Song thất lục bát.	C. Bốn chữ.	D. Năm chữ.
Câu 121: Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu”?
A. Tiết kiệm, dè sẻn.	B. Giữ gìn, nâng niu.
C. Quan tâm, chăm sóc	D. Âu yếm, vỗ về.

File đính kèm:

  • docon tap kien thuc co ban bang he thong bai tap trac nghiem.doc
Đề thi liên quan