Ôn tập môn Ngữ Văn khồi 6- Học kì 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Ngữ Văn khồi 6- Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Phú Thọ . Quận 11 { Gv soạn : Trần Thị Như Ý Năm học: 2008-2009 ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 A/ Phần văn bản: I. Truyền thuyết: 1) Định nghĩa: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể. 2) Những sự việc chính trong các truyền thuyết đã học: a) Truyện Con Rồng cháu Tiên: _ Lạc Long Quân: thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, nhiều tài phép, thường giúp đỡ dân lành. _ Aâu Cơ: con gái thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên. _ Gặp nhau ở vùng đất Lạc và kết duyên vợ chồng. _ Aâu cơ sinh ra bọc trăm trứng"nở ra trăm con khôi ngô, khoẻ mạnh. _ Lạc Long Quân và Aâu Cơ chia tay, mỗi người mang theo 50 người con để sinh cơ lập nghiệp, hẹn ước giúp đỡ nhau. _ Người con trưởng theo Aâu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. _ Người Việt Nam,con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc thường xưng là Con Rồng, cháu Tiên. Chi tiết lịch sử (có thật) Chi tiết kì ảo (không có thật) Ý nghĩa truyện _ Vùng đất Lạc Việt _ Mười tám đời vua Hùng dựng nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. _ Hình tượng Lạc Long Quân và Aâu Cơ _ Hình tượng bọc trăm trứng. _ Giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi. _ Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. b) Truyện Bánh chưng , bánh giầy: _Vua Hùng về già muốn tìm người nối ngôi. _ Vua đã cho các con thi tài, ai làm vừa ý vua trong ngày lễ Tiên Vương sắp tới sẽ được truyền ngôi. _ Các Lang ai cũng đua nhau tìm của ngon, vật lạ dâng vua cha. _ Riêng Lang Liêu, người con thứ mười tám của vua đã được thần gợi ý làm lễ vật từ những vật phẩm của nông nghiệp. _ Chàng đã làm ra hai thứ bánh ngon, lạ, đầy ý nghĩa. _ Vua đặt tên hai thứ bánh: bánh hình vuông (tượng đất) gọi là bánh chưng, bánh hình tròn (tượng trời) gọi là bánh giầy. _ Lang Liêu được chọn làm người kế vị. Cũng từ đó, nước ta có tập tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết. Chi tiết lịch sử Chi tiết kì ảo Ý nghĩa truyện _ Vua Hùng _ Tập tục làm bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên vào ngày Tết. _ Vị thần báo mộng _ Cuộc thi tài giữa các lang _ Giải thích nguồn gốc phong tục làm bánh chưng , bánh giầy vào ngày Tết. _ Đề cao giá trị lao động, đề cao nghề nông. _ Thể hiện sự thờ kính Trời- Đất- Tổ tiên của nhân dân ta. c) Truyện Thánh Gióng: _ Cậu bé Gióng ra đời kì lạ. _ Lên ba chưa biết nói cười _ Đất nước lâm nguy, Gióng cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc. _ Gióng ăn khoẻ, chóng lớn "dân làng góp gạo nuôi cậu _ Giặc đến, Gióng vươn vai thành tráng sĩ, xông thẳng vào kẻ thù. _ Roi sắt gãy, chàng nhổ bụi tre ven đường làm vũ khí. _ Giặc tan, Gióng bay về trời. _ Vua nhớ công ơn phong chàng làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ. _ Những vết tích về trận chiến còn lưu lại ( tre ngà, vết chân ngựa sắt…) Chi tiết lịch sử Chi tiết kì ảo Ý nghĩa truyện _ Vua Hùng _ Nhân dân ta từ xưa đã phải chống ngoại xâm. _ Đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng. _ Sự ra đời của Gióng. _ Cậu bé lên ba đòi đánh giặc. _ Gióng lớn nhanh như thổi nhờ cơm gạo của dân làng. _ Giặc đến Gióng vươn vai thành tráng sĩ. Phản ánh quan niệm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng giết giặc, cứu nước. (ra đời kì lạ, được nhân dân nuôi lớn, vì nhân dân đánh giặc.) c) Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: _ Vua Hùng kén rể. _ Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn nàng Mị Nương xinh đẹp, con gái vua Hùng. _ Vì cả hai ngang tài nhau nên vua thách cưới. _ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước được vợ. _ Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được vợ, nổi giận đem quân đi đánh Sơn Tinh gây lũ lụt. _ Sơn Tinh dời non, chuyển núi chống trả quyết liệt. _ Cuối cùng, Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh thua nên hằng năm dâng nước báo thù nhưng bao giờ cũng thất bại. Chi tiết lịch sử Chi tiết kì ảo Ý nghĩa truyện _ Vua Hùng _ Hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở Bắc Bộ. _ Việc cầu hôn của hai vị thần. _ Việc đánh ghen của vị thần nước _ Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở Bắc Bộ. _ Thể hiện niềm tin, ước mong chế ngự thiên tai của người Việt cổ. _ Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 5) Truyện: Sự tích Hồ Gươm _ Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều tàn ác. _ Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy chống giặc nhưng thế lực còn non yếu nên thất bại. _ Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn gươm thần: + Trao gươm cho Lê Thận + Trao chuôi gươm cho chủ tướng Lê Lợi. _ Gươm thần đã giúp nghĩa quân diệt giặc. _ Đất nước thái bình, Lê Lợi lên ngôi vua. _ Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm khi vua Lê đang dạo hồ Tả Vọng. _ Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Chi tiết lịch sử Chi tiết kì ảo Ý nghĩa truyện _ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược vào thế kỉ XV _ Hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Gươm. _ Rùa Vàng. _ Gươm thần. _ Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) _ Ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. _ Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc. II. Cổ tích: 1) Định nghĩa: Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Loại truyện này thường có yếu tố hoang đường nhằm thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 2) Những sự việc chính trong các truyện cổ tích đã học: a) Truyện: Thạch Sanh _ Thạch Sanh vốn là con Ngọc Hoàng xuống đầu thai nhà ông bà lão tốt bụng. _ Cha mẹ mất sớm, chàng sống cô đơn trong túp lều cũ bên gốc đa già. _ Khi trưởng thành được thiên thần dạy võ nghệ và tài phép. _ Thạch Sanh gặp Lí Thông. Chàng bị hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. _ Chàng đã lần lượt vượt qua những thử thách và lập nên nhiều chiến công: + Bị Lí Thông lừa nộp mình cho chằn tinh " diệt chằn tinh cứu mọi người, được bộ cung tên vàng. + Giết đại bàng" cứu công chúa. + Bị Lí Thông lấp hang " cứu con vua Thuỷ Tề. + Bị vu oan, bị bắt giam " chữa cho công chúa khỏi câm và giải oan cho mình , vạch mặt mẹ con Lí Thông, được lấy công chúa. + Phải dẹp loạn quân mười tám nước " giữ hoà bình _ Thạch Sanh được vua truyền ngôi. á Ý nghĩa truyện: thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Kết thúc có hậu là kiểu kết thúc phổ biến, là yếu tố nổi bật trong truyện cổ tích: _ Nhân vật hiền lành, tốt bụng " cuối cùng được sống hạnh phúc. _ Nhân vật gian xảo, ác độc " cuối cùng bị trừng trị thích đáng. Điều đó đã thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Vd: Em hãy chỉ ra kết thúc có hậu trong truyện Thạch Sanh? _ Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng càm, tài ba, nhân hậu, yêu hoà bình " cuối cùng được làm vua và sống hạnh phúc bên công chúa _ Mẹ con Lí Thông gian xảo, độc ác " cuối cùng bị vạch mặt, bị đưởi về quê. Dọc đường bị sét đánh, hoá kiếp thành con bọ hung. b) Truyện: Em bé thông minh _ Em bé con nhà nông tài trí hơn người đã lần lượt giải: + Câu đố của viên quan + Hai câu đố của vua ban + Câu đố của sứ giả nước láng giềng á Ý nghĩa truyện: tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. III. Ngụ ngôn: 1) Định nghĩa: truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. 2) Các truyện ngụ ngôn đã học: a) Ếch ngồi đáy giếng: Truyện kể về một con ếch sống ở giếng kiêu căng, tự phụ cho mình là chúa tể va nghĩ “bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung”. Một ngày nọ, mưa to, nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài. Ếch vẫn nhâng nháo nhìn trời, không thèm để ý xung quanh. Cuối cùng, nó đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. " Bài học rút ra: không nên kiêu căng, tự phụ mà phải chịu khó học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. b) Thầy bói xem voi: Truyện kể về năm ông thầy bói mù cùng xem voi bằng tay. Mỗi thầy chỉ sờ có một bộ phận mà cho là đã xem toàn bộ con voi. Ai cũng quả quyết là mình đúng. Cuối cùng, họ đánh nhau toác đầu, chảy máu. " Bài học rút ra: Khi xem xét sự vật, sự việc cần phải xem một cách toàn diện. c) Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng: Truyện kể về năm bộ phận cơ thể người: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Họ sống với nhau rất thân thiết và mỗi người làm một việc. Nhưng một ngày kia bốn thành viên: Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng lão Miệng chỉ ngồi ăn không còn mình thì làm việc cực nhọc. Thế là bốn người quyết định không làm gì cả để trừng trị lão miệng. Nhưng không riêng gì lão Miệng, họ cũng bị tê liệt. Họ hiểu ra mình đã sai và sửa chữa lỗi lầm. Mọi người lại sống vui vẻ như trước. " Bài học rút ra: sống trong một tập thể phải biết đoàn kết: hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. IV. Truyện cười: 1) Định nghĩa: Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 2) Các truyện cười đã học: a) Treo biển: Người chủ cửa hàng bán cá treo biển để quảng cáo mà cứ nghe và làm theo lời góp ý của khách hàng một cách mù quáng. Để rồi cuối cùng, anh ta cất luôn cái biển. " Bài học rút ra: khi làm việc gì cũng cần có chủ kiến (ý kiến riêng của mình) chứ không nên nghe lời người khác một cách mù quáng. b) Lợn cưới, áo mới: Kể về cuộc gặp gỡ và tranh nhau khoe của giữa anh có áo mới và anh đang đi tìm một con lợn bị sổng. " Phê phán thói khoe của. V. Truyện trung đại : 1) Định nghĩa: Loại truyện bằng văn xuôi chữ Hán, có nội dung phong phú và thừơng mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện hầu hết còn đơn giản,. Nhân vật thường được miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyện, qua hành động và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. 2) Các truyện trung đại đã học: a) Con hổ có nghĩa: _ Con hổ thứ nhất: mang ơn bà đỡ Trần đã cứu vợ con mình đã đền ơn bà một cục bạc. Nhờ số bạc ấy, bà thoát cảnh đói khổ. _ Con hổ thứ hai: Mang ơn bác tiều đã cứu nó khỏi bị hóc xương. Sau dó mỗi khi nó săn được mồi đều mang đến trước cửa nhà bác. Khi bác tiều chết, nó đến viếng và tới ngày giỗ bác, nó đều mang dê hoặc lợn đến. " Truyện đề cao ơn nghĩa b) Mẹ hiền dạy con: bà mẹ thầy Mạnh Tử luôn yêu thương và chú ý việc giáo dục con: chọn cho con môi trường sống tốt (gần trường học), dạy con biết giữ lời hứa và ý chí học hành. " Đề cao tấm gương về người mẹ hiền. B/ Tiếng Việt I. Phân loại từ theo cấu tạo: TỪ _ Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Từ đơn: Từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: sách, tập, ăn, mặc... Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. Gồm: Từ ghép (ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa) VD: sách vở, tập Toán, môn Ngữ văn... Từ láy (Có quan hệ láy âm giữa các tiếng) VD: trắng trẻo, vi vu, ào ào... II. Phân loại từ theo nguồn gốc: TỪ THUẦN VIỆT _ Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra VD: Cậu bé, người bạn, đôi mắt... TỪ MƯỢN (từ vay mượn từ tiếng nước ngoài) Mượn tiếng Hán VD: tồ quốc, quốc kì, quốc ca... Mượn ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp...) VD: - cà phê, ô tô, sơ miâ " mượn tiếng Pháp. - in-tơ-nét, ti vi " mượn tiếng Anh. « NGHĨA CỦA TỪ NGHĨA CỦA TỪ TỪ CÓ MỘT NGHĨA TỪ CÓ NHIỀU NGHĨA Ví dụ: bút, thước, com-pa... NGHĨA GỐC _ Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. NGHĨA CHUYỂN _ Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ví dụ: từ “chân” có nghĩa gốc là: bộ phận dưới cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng. Ví dụ: Từ “chân” có nghĩa chuyển là: bộ phận dưới cùng của một số đồ vật...( chân giường, chân đồi, chân gậy...) III. Phân loại từ căn cứ vào nghĩa: 1) Danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm... _ Khả năng kết hợp: hai + cây viết + này ba + cây viết + nọ "Cụm danh từ .......................... số từ + danh từ + chỉ từ _ Chức vụ : Ví dụ 1: Mẹ /đi chợ " danh từ làm chủ ngữ CN VN Ví dụ 2: Đây/ là mẹ " danh từ làm vị ngữ (kết hợp với từ “là” ở phía trước) CN VN « Phân loại danh từDANH TỪ DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT DANH TỪ CHUNG ĐƠN VỊ TỰ NHIÊN ĐƠN VỊ QUI ƯỚC DANH TỪ RIÊNG CHÍNH XÁC ƯỚC CHỪNG _ Cụm danh từ: do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó « Mô hình cấu tạo cụm danh từ: Phần trước (bổ sung ý nghĩa về số/ lượng) Phần trung tâm (Danh từ) Phần sau ( bổ sung vị trí,đặc điểm...) ba các ...................... cây viết bạn học sinh dụng cụ .......................... ấy học tập ................................ 2) Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật _ Khả năng kết hợp: đang đã + chơi " Cụm động từ đừng ........... _ Chức vụ : Ví dụ 1: Em /đi học " động từ làm vị ngữ CN VN Ví dụ 2: Đi học / phải đúng giờ " động từ làm chủ ngữ (mất khả năng kết hợp với “đã, CN VN đang...,đừng, chớ...”) ĐỘNG TỪ « Phân loại động từ ĐÔNG TỪ CHỈ HÀNH ĐỘNG, TRẠNG THÁI ĐỘNG TỪ TÌNH THÁI Đ.T CHỈ HÀNH ĐỘNG Đ.T CHỈ TRẠNG THÁI _ Cụm động từ: do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó « Mô hình cấu tạo cụm động từ: Phần trước (bổ sung ý nghĩa : quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích/ngăn cản, sự khẳng định/phủ định) Phần trung tâm (Động từ) Phần sau (bổ sung các chi tiết: đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức...) còn / đang vẫn đừng .................... đùa nghịch buồn mê chơi ......................... ở sau nhà vì bị điểm kém ................................ 3) Tính từ: là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. _ Khả năng kết hợp: đang đã + vàng rực " Cụm tính từ sẽ ............ ( tính từ kết hợp rất hạn chế với “hãy, đừng, chớ”) _ Chức vụ : Ví dụ : Em /đã lớn " tính từ làm vị ngữ CN VN « Phân loại tính từ Các loại Tính từ chỉ đặc điểm tương đối Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối Đặc điểm Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm...) Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ Ví dụ: vàng, xinh, yên tĩnh.,xanh... vàng hoe, xinh xinh, xanh um... _ Cụm tính từ: do tính từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó « Mô hình cấu tạo cụm tính từ: Phần trước (bổ sung ý nghĩa : quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định/phủ định...) Phần trung tâm (tính từ) Phần sau (bổ sung các chi tiết: sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân...) vẫn/ còn /rất vẫn .................... khỏe gầy hiền ......................... quá như bụt ................................ 4. Số từ: là từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật VD: một con mèo ; hạng nhất số từ (chỉ số lượng) số từ (chỉ thứ tự) 5. Lượng từ: là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật VD: tất cả, cả, hết thảy... "chỉ lượng toàn thể những, mọi, mỗi, từng..."chỉ lượng tập hợp / phân phối 6. Chỉ từ: là từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian VD: này, ấy, kia, nọ, đó... * Chức vụ: _ Làm phần sau (phụ ngữ sau) trong cụm danh từ: con mèo ấy _ Làm chủ ngữ trong câu: Đó/ là Hoa. _ Làm trạng ngữ trong câu: Từ đó, em cố gắng học. C/ Phần Tập làm văn: Một số dàn ý tham khảo I/ Kể chuyện đời thường: Đề 1: Kể lại một chuyến đi thăm di tích lịch sử Dàn ý I. Mở bài: Giới thiệu chung _ Em đã đến thăm di tích lịch sử nào? Vào dịp nào? _ Đi với ai? II. Thân bài: Kể tường tận chuyến đi Tâm trạng của em khi sắp được đi (háo hức, hồi hộp...) Kể chuyến đi: (tham quan Bến Nhà Rồng cùng với trường) _ 6 giờ 30: tập trung dưới sân, xếp hàng, điểm danh. _ 7giờ lên xe: + mọi người trên xe tự giới thiệu... + anh (chị) hướng dẫn viên phát bánh mì và nước uống. + hỏi thông tin về địa điểm sắp đến tham quan. _ 7 giờ 30 đến nơi: học sinh xếp hàng trước cổng, nối đuôi nhau vào Bến Nhà Rồng, + Không khí trang nghiêm + Vào gian phòng chính ở lâu1 nghe giới thiệu về nơi này. (nguồn gốc của bến, chuyện về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cuộc đời Bác...nhắc nhở về năm điều Bác dạy... + Đi tham quan các gian phòng khác: trên tường treo đầy những tranh ảnh về Bác, về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩõ... + Ghé vào quầy lưu niệm... _ 8g 30: tập trung ra xe về lại trường. Trên đường về trả lời những câu đố về những gì đã được giới thiệu ở Bến Nhà Rồng. III. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi (vui, bổ ích, hiểu thêm về con người và nhân cách cao đẹp của Bác...) Đề 2: Kể lại một chuyến về quê Dàn ý I. Mở bài: Giới thiệu chung _ Quê em ở đâu? Em về vào dịp nào? _ Đi với ai? II. Thân bài: Kể tường tận chuyến đi a) Tâm trạng của em khi sắp được đi (háo hức, hồi hộp...) b) Kể chuyến đi: _ 6giờ: + mẹ đánh thức cả nhà dậy, rửa mặt, ăn sáng. + cả nhà mang hành lí ra xe. _ 7 giờ : xe bắt đầu chuyển bánh + Không khí trên xe.. + không khí buổi sáng... + Cảnh vật hai bên đường _ 8g 30: đến nơi + Ông bà, cô chú mừng rỡ đón. + Vào nhà rửa mặt, ra thăm hỏi chuyện trò... + Ra vườn chơi... _ 11 giờ 30 vào ăn cơm với ông bà, cô chú...rồi nghỉ trưa... _ Chiều đi chơi với các bạn ở quê cùng trang lứa... _ Tối nằm nghe bà kể chuỵên cổ tích... _ Hôm sau, cả nhà ra cúng mộ tổ tiên..., chuẩn bị về mang theo bao nhiêu là quà quê... III. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi _ Vui thích vì... _ Mong được về quê lần nữa Đề 3: Kể lại cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp thiếu niên vượt khó...) Dàn ý I. Mở bài: giới thiệu chung _ Em đã tham dự cuộc gặp gỡ nào? _ Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra khi nào? Ở đâu? II. Thân bài: Kể tường tận sự việc (Gặp gỡ bộ đội,thương binh của phường do trường tổ chức nhân ngày 22/12) _ Học sinh xếp hàng nghiêm túc theo hướng dẫn. _ 7 giờ bắt đầu: + Lễ chào cờ... + Lời phát biểu của Chủ tịch hội thương binh, liệt sĩ của phường về những chiến công mà bộ đội ta đã lập được trong chiến đấu... + Trò chơi rút thăm và trả lời câu hỏi lịch sử dành cho học sinh. (các cô chú bộ đội tặng quà và giải đáp những câu hỏi khó...) + Tiết mục văn nghệ của các cô chú bộ đội _ Buổi lễ kết thúc trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt III. Kết bài: Cảm nghĩ của em (vui, hiểu và trân trọng, biết ơn những cô chú bộ đội.. hứa sẽ...) Đề 4: Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê...) Dàn ý I. Mở bài: giới thiệu chung _ Kỉ niệm đáng nhớ của em là gì? _ Kỉ niệm ấy diễn ra ở đâu? Khi nào? II. Thân bài: Kể tường tận sự việc ấy (được khen do làm việc tốt) *Việc tốt: Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất _ Đang đi thì nhìn thấy chiếc ví. _ Nhìn quanh không có ai nên mở ví ra xem...Sau đó bỏ vào túi. _ Nửa muốn lấy, nửa muốn trả lại. _ Suy nghĩ và quyết định giao nộp chiếc ví ấy cho công an. III. Kết bài: Cảm nghĩ của em (vui, nhớ mãi, húa sẽ làm thêm nhiều việc tốt...) II. Kể chuyện tưởng tượng: Đề 1: Trẻ em vẫn thường mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào. Dàn ý I. Mở bài: Giới thiệu chung về hoàn cảnh mơ gặp Thánh Gióng... II. Thân bài: Kể tường tận sự việc ấy Tâm trạng của em ngày hôm đó...(buồn vì có thân hình ốm yếu/ bị các bạn chê gầy ốm...) Mơ thấy Gióng trong giấc ngủ. _ Ngoại hình: cao to, khoẻ mạnh. _ Trang phục: mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt _ Thánh Gióng tự giới thiệu về mình, về lí do gặp em... _ Em hỏi thăm về bí quyết có thân thể cường tráng... _ Chàng Gióng trả lời, bí quyết: + ăn ống điều độ. + ngủ đúng giờ. + siêng năng tập thể dục .............................................................................. _ Em hiểu và cám ơn Thánh Gióng"tỉnh giấc mơ III. Kết bài: Cảm nghĩ của em (lời chàng Gióng thật đúng, em hứa sẽ....) Đề 2: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Dàn ý I.Mở bài:Giới thiệu chung ( Giới thiệu về mình sau mười năm nữa và hoàn cảnh trở lại thăm ngôi trường xưa.) II. Thân bài: Kể tường tận sự việc ấy Tâm trạng khi về thăm trường (bồi hồi, xúc động...) Những đổi thay của ngôi trường sau mười năm: _ Bảng tên trường, cách cổng được sơn mới.... _ Sân trường rộng rãi, thoáng mát hơn trước với nhiều cây xanh và ghế đá. _ Những dãy lầu mới với lớp học khang trang... Gặp lại thầy cô giáo cũ: _ Thầy cô có gì thay đổi? _ Thầy cô có nhận ra em không? _ Cuộc trò chuyện giữa em và thầy cô? Gặp lại bạn bè xưa... III. Kết bài: Cảm nghĩ của em (Cảm nhận và suy nghĩ của em trước sự đổi thay của ngôi trường. Cảm xúc khi phải chia tay với thầy cô, bạn bè và mái trường xưa.) Đề 3: Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó Dàn ý I. Mở bài: Giới thiệu chung ( Đồ vật/ con vật tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh được mua về) IIThân bài: Kể kỉ niệm giữa đồ vật ấy với người chủ (Quyển sách Ngữ văn kể chuyện) Tâm trạng lúc mới được mua về (vui, xinh đẹp trong chiếc áo hoa mà cô chủ mặc cho..., làm quen với các anh chị trên kệ sách... Kỉ niệm với cô chủ: _ Theo cô chủ đến lớp... _ Được cô chủ lật nhẹ nhàng, xem cẩn thận. _ Chứng kiến cô chủ học, làm bài, thức khuya để học bài thi. III. Kết bài: Cảm nghĩ của đồ vật ấy (Hạnh phúc khi thấy mình giúp ích cho cô chủ và được cô đối xử tử tế...) Đề 4 :Do một lỗi lầm nào đó, em bị buộc phải biến thành một con vật nào đó trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những rắc rối gì? Vì sao em mong được trở lại thành người? Da
File đính kèm:
- De cuong on tap Ngu van HK1.doc