Ôn tập môn Sinh học 9 kì II

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Sinh học 9 kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÔN TẬP SINH HỌC 9 
 (KÌ II)
1.Hiện tượng thoái hóa.
 -là hiện tượng mà các thế hệ của cá thể kế tiếp có sức sống kém dần ,sinh trưởng ,pt chậm,chống chịu kém,năng suất giảm, đối với TV nhiều cây bị chết,đối với ĐV nhiều con mất khả năng sinh sản,chết non,xuất hiện quái thai dị hình.
 -Nguyên nhân:do tỉ lệ thể dị hợp giảm dần,tỉ lệ thể đồng hợp tăng,trong đó các cá thể có kiểu gen lặn có hại ở dạng đồng hợp biểu hiện kiểu hình thoái hóa,gây hại
 -Vai trò:củng cố, duy trì một số tính trạng mong muốn,loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể.Tạo dòng thuần cho ưu thề lai.
2.Ưu thế lai.
 -là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn,pt mạnh hơn,chống chịu tốt hơn ,các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vợt trội cả hai bố mẹ.
 -Cơ sở:người ta cho rằng ,các tính trạng , số lượng(các chỉ tiêu về hình thai năng suất...)do nhiều gen trội qui định .Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng,nhiều gen lặn ơ trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu.Khi lai giữa chúng với nhau,chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.Ví dụ:AAbbCC lai với aaBBcc tạo ra F1:AaBbCc
 -Không nên dùng con lai F1 làm giống,vì:do đặc tính di truyền con lai không ổn định(có kiểu gen dị hợp)nếu để làm giống,thế hệ lai sẽ phân tính,gen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện ra kiểu hình gây hiện tượng thoái hóa.
 -Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng p pháp nhân giống vô tính bằng giâm,chiết,ghép,vi nhân giống,...
3.Lai kinh tế.
 -là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau ,rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm,không dùng nó làm giống.
 -Cơ sở di truyền:(ưu thế lai)
 -Hình thức thể hiền(ở nước ta):dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.Con lai co khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu,chăn nuôi giống mẹ và có sức sống tăng sản của giống bố. 
 Ví dụ:lợn lai kinh tế Ỉ móng cái lai với Đại bạch có sức sống cao hơn,lợn con mới đẻ ra đã có khối lượng từ 0,7 đến 0,8kg,tăng trọng nhanh(10 tháng tuổi đạt 80 đến 100kg) tỉ lệ thịt nạc cao hơn.
4.Sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
 Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của mt.Vì:ở sinh vật hằng nhiệt đã hình thành cơ chế điều hòa thân nhiệt và xuất hiện cơ quan điều hòa nhiệt độ ở bộ não.Sinh vật hằng nhiệt điều hòa nhiệt độ bằng cách:chống mất nhiệt độ qua lớp lông,da hoặc mơ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch máu gần dưới da.Khi cơ thể cần tỏa nhiệt mạch máu dưới da dãn ra tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phân tán nhiệt.
5.Trong thưc tiễn sản suất,cần phải làm để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sv,làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.
 -Ở cây trồng:mật độ gieo trồng phải hợp lí ,đảm bảo về as cho các cây quang hợp tốt,cung cấp nguồn khoáng và nước đầy đủ cho nhu cầu của từng cây trong từng giai đoạn sinh trưởng và pt(lưu ý đề phòng sự phá hoại của côn trùng,chuột..).
 -Ở vật nuôi:số lượng cá thể được chăn thả hợp lí với độ lớn của chuồng trại và mt tự nhiên,cung cấp đầy đủ thức ăn và thành phần dinh dưỡng hợp lí cho từng giai đoạn sinh trưởng của chúng,có biện pháp vệ sinh tốt chuồng trại và mt nuôi thả. 
6.Sự khác nhau giữaquan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sv khác loài:
 -Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi hoặc ít nhất không có hại cho tất cả các sv.
 -Quan hệ đối địch là quan hệ một bên sv có lợi một bên sv bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.
7.Ô nhiễm môi trường:
 -là hiện tượng mt tự nhiên bị bẩn ,đồng thời các tính chất vật lí, hóa học,sinh học của mt bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sv khác.
 -Biện pháp hạn chế ô nhiễm mt:xử lí rác thải CN ,chất thải của sinh hoạt.Cải tiến công nghệ ,sử dụng nhiều loài năng lượng không gây ỗ nhiễm(năng lượng mặt trời ,năng lượng gió ,...).Tăng cường tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức con người về phòng chống ô nhiễm .Trồng cây xanh...
 8.Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia,..Trồng rừng,phòng cháy rừng.Vận động các dân tộc ít người định canh,định cư.Phát triển dân số hợp lí,ngăn cản việc di dân tự tới ở và trồng trọt trong rừng.Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng...
9.Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam:
 -cần có luật bảo vệ mt, vì:khi đã ban hành luật thì sẽ điều chỉnh được hành vi của xã hội để ngăn chặn khắc phục những hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho mt tự nhiên.Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác ,sử dụng các thành phần mt hợp lí để phục sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
*Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ mt ở Việt Nam:
 1.phòng chống suy thoái,ô nhiễm và sự cố mt.
 -Quy định về phòng chống suy thoái mt,ô nhiễm mt,sự cố mt có liên quan đến việc sử dụng các thành phần mt như đất, nước, không khí,sinh vật,các hệ sinh thái,đa dạng sinh học,cảnh quan.
 -Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
 2.Khắc phục suy thoái,ô nhiễm và sự cố mt.
 -Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí rác thải bằng công nghệ thích hợp.
 -Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố mt có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt mt.
10.Trạng thái cân bằng của quần thể.
 -là một hiện tượng tự nhiên của quần thể.Mỗi quần thể sống trong một mt xác định đều có xu hướng tư điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định ,gọi là sự cân bằng sinh thái của quần thể. Ví dụ:ở quần thể thỏ ăn thực vật ,do nguồn thức ăn tăng phong phú,quần thể thỏ cũng có số lượng tăng theo.Tuy nhiên sau một thời gian nguồn cây xanh giảm xuống do cây bị thỏ ăn nhiều nơi đẻ và nơi ở không nhiều dẫn đến hiệng tượng thỏ thiếu thức ăn và số lượng thỏ lại giảm về trạng thái ban đầu.
 Người thực hiện:.........CHIỀN_CHIỀN_CÔ_ĐƠN..DL...........

File đính kèm:

  • docon tap hoc Sinh ki hai.doc