Ôn tập môn Vật lý - Chương 5: Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng

doc15 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Vật lý - Chương 5: Sự phản xạ và sự khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
 SỰ PHẢN XẠ VÀ SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A – KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Sự truyền thẳng của ánh sáng. Gương phẳng.
1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong một môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.
2. Nguyên lý về tính thuận nghịch về chiều truyền ánh sáng: Trên một đường truyền có thể ánh sáng truyền theo chiều này hay chiều kia.
3. Định luật phản xạ ánh sáng:
a. Các khái niệm:
	* Góc tới i là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến vuông góc tại điểm tới.
	* Góc phản xạ i’ là góc hợp bởi tia phản xạ và tuyến vuông góc tại điểm tới.
	* Mặt phẳng tới là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến vuông góc tại điểm tới
b. Định luật:
* Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới
* Góc phản xạ bằng góc tới i’=i.
4. Gương phẳng:
a. Định nghĩa: Gương phẳng là phần mặt phẳng (nhẵn) phản xạ được hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó.
b. Những đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng
	* Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng đối xứng với vật qua gương nên:
	- Vật thật qua gương cho ảnh ảo và ảnh ảo qua gương cho ảnh thật.
	- Ảnh và vật có kích thước bằng nhau (nhưng nói chung không thể chồng khít lên nhau)
c. Định lí về gương quay: Khi tia tới cố định, nếu gương quay một góc α quanh một trục vuông góc với mặt phẳng tới thì tia phản xạ sẽ quay một góc 2α theo chiều quay của gương
II. Gương cầu.
1. Định nghĩa: 
	* Gương cầu là một phần của mặt cầu (thường có dạng một chỏm cầu) phản xạ được ánh sáng.
	* Có hai loại gương cầu:
	- Gương cầu lõm có mặt phản xạ quay về tâm của mặt cầu.
	- Gương cầu lồi có mặt phản xạ hướng ra ngoài tâm của mặt cầu.
	* R là bán kính của mặt cong.
	* Đỉnh O của chỏm cầu gọi là đỉnh gương.
	* Tâm C của mặt cầu gọi là tâm gương.
	* Trục chính là đường thẳng qua O, C.
	* Trục phụ là các đường thẳng qua tâm C, không trùng với trục chính.
	* Tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm F.
	* Tiêu cự: 
2. Đường đi của các tia sáng qua gương cầu:
	* Tia tới qua tâm C (hay có phương qua tâm C) cho tia phản xạ ngược trở lại theo phương cũ.
	* Tia tới qua tiêu điểm chính F (hay có phương qua F) cho tia phản xạ song song với trục chính.
	* Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ đi qua (hay có phương đi qua) tiêu điểm chính F.
	* Tia tới gặp đỉnh gương cho tia phản xạ đối xứng với tia tới qua trục chính. 
	* Tia tới bất kì song song với trục phụ cho tia phản xạ qua tiêu điểm phụ (tiêu điểm phụ Fn là giao điểm của tiêu diện với trục phụ).
3. Quan hệ vật và ảnh:
Gương cầu lõm
Gương cầu lồi
Ø Vật thật:
* Ở vô cực: Cho ảnh thật tại tiêu điểm F, nhỏ hơn vật rất nhiều.
* Ở ngoài C: cho ảnh thật, nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ F đến C.
* Ở tại C: Cho ảnh thật bằng vật ở tại C.
* Ở trong khoảng từ C đến F: Cho ảnh thật lớn hơn vật ở ngoài C.
* Ở tại F: Cho ảnh ở vô cực. 
* Ở trong khoảng từ F đến O: Cho ảnh ảo lớn hơn vật.
ØVật ảo:
* Ở vô cực: Cho ảnh ảo tại tiêu điểm F, nhỏ hơn vật rất nhiều.
* Ở ngoài C: cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ F đến C. 
* Ở tại C: Cho ảnh ảo bằng vật ở tại C 
* Ở trong khoảng từ C đến F: Cho ảnh ảo lớn hơn vật ở ngoài C.
* Ở tại F: Cho ảnh ở vô cực. 
* Ở trong khoảng từ F đến O: Cho ảnh thật lớn hơn vật.
Ø Vật ảo:
* Luôn cho ảnh thật nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ F đến O.
Ø Vật thật:
* Luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ F đến O.
4. Công thức gương cầu:
d d’ 
Sơ đồ tạo ảnh: 
Gọi: : toạ độ vật
: toạ độ ảnh
Với chiều dương là chiều ánh sáng phản xạ, ta có qui ước về dấu như sau:
d>0: vật thật
d<0: vật ảo
d’>0: ảnh thật
d’<0: ảnh ảo
f >0: gương cầu lõm
f <0: gương cầu lồi
a. Độ phóng đại ảnh:
k >0: vật và ảnh cùng chiều
k <0: vật và ảnh ngược chiều
b. Vị trí vật - Vị trí ảnh:
 Þ và 
III. Sự khúc xạ ánh sáng:
1. Định luật khúc xạ ánh sáng:
* Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.
* Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn là một số không đổi. Số không đổi này phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường và được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1), kí hiệu là n21:
 hay 
* n21>1: môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
* n21<1: môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
* Khi i=0 Þ r=0 : tia tới thẳng góc với mặt phân cách sẽ truyền thẳng.
2. Chiết suất:
* Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất của nó đối với chân không.
* Chiết suất tuyệt đối của các môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với vận tốc truyền của ánh sáng trong các môi trường đó.
* Nếu môi trường (1) là chân không thì n1=1 và v1=c, khi đó: hay . Như vậy: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt cho biết vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần.
IV. Hiện tượng phản xạ toàn phần:
* Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần:
Ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém (n1>n2)
Góc tới phải lớn hơn hoặc bằng góc tới giới hạn phản xạ toàn phần i³igh. Khi i=igh thì hiện tượng phản xạ toàn phần bắt đầu xảy ra.
* Góc giới hạn phản xạ toàn phần: 
i1
A
i2
D
r2
r1
V. Lăng kính:
1. Định nghĩa:
Lăng kính là một khối chất trong suốt (thuỷ tinh, thạch anh, nước) hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác.
2. Công thức của lăng kính:
Gọi A là góc chiết quang của lăng kính, n là góc chiết quang của lăng kính đối với môi trường ngoài:
 Khi A và góc tới i1 đều rất nhỏ thì 
3. Khi có góc lệch cực tiểu D=Dmin thì tia ló và tia tới đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc chiết quang A. Khi đó i1=i2 Þ 
Do đó ta có thể viết : Giá trị của góc lệch cực tiểu Dmin chỉ phụ thuộc vào bản chất (n) và cấu tạo (A) của lăng kính.
* Lưu ý: Khi góc lệch đạt giá trị cực tiểu, nếu ta thay đổi góc tới (tăng hoặc giảm) thì góc lêch đều tăng.
VI. Thấu kính mỏng:
1. Định nghĩa: 
Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. Một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.
Gọi n là chiết suất tỉ đối của thấu kính đối với môi trường ngoài. Với n>1: ta có hai loại thấu kính:
Thấu kính có rìa mỏng, gọi là thấu kính hội tụ.
Thấu kính có rìa dày, gọi là thấu kính phân kì
F’
F
O
Gọi R1, R2 là các bán kính mặt cong. Với thấu kính mỏng O1O2 @ O; O gọi là quang tâm của thấu kính. 
F
F’
O
* Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm chính đối xứng nhau qua quang tâm: F là tiêu điểm vật chính; F’ là tiêu điểm ảnh chính.
* Tiêu cự: ; 
* Độ tụ: ; Về đơn vị f(m) ® D (điốp: đp)
Với qui ước như sau: R>0: mặt cong lồi
R<0: mặt cong lõm
R= ¥: mặt phẳng
2. Đường đi của tia sáng qua thấu kính:
* Tia qua quang tâm O: truyền thẳng
* Tia tới song song với trục chính, cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh chính F’.
* Tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) qua tiêu điểm vật chính F cho tia ló song song với trục chính.
* Tia tới bất kì song song với trục phụ cho tia ló (hoặc đường kéo dài của tia ló) qua tiêu điểm ảnh phụ nằm trên trục phụ đó. Ngược lại, tia ló song song với trục phụ thì tia tới (hoặc đường kéo dài tia tới) qua tiêu điểm vật phụ nằm trên trục phụ đó.
3. Quan hệ vật và ảnh:
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kỳ
Ø Vật thật:
* Ở vô cực: Cho ảnh thật tại tiêu điểm F, nhỏ hơn vật rất nhiều.
* Ở cách thấu kính một đoạn d>2f: cho ảnh thật, nhỏ hơn vật.
* Ở cách thấu kính một đoạn d=2f: Cho ảnh thật bằng vật.
* Ở cách thấu kính một đoạn f<d<2f: Cho ảnh thật lớn hơn vật.
* Ở tại F: Cho ảnh ở vô cực. 
* Ở trong khoảng từ F đến O: Cho ảnh ảo lớn hơn vật.
ØVật ảo:
* Ở vô cực: Cho ảnh ảo tại tiêu điểm F, nhỏ hơn vật rất nhiều.
* Ở cách thấu kính một đoạn : cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật. 
* Ở cách thấu kính một đoạn d=2f: Cho ảnh ảo bằng vật. 
* Ở cách thấu kính một đoạn : Cho ảnh ảo lớn hơn vật.
* Ở tại F: Cho ảnh ở vô cực. 
* Ở trong khoảng từ F đến O: Cho ảnh thật lớn hơn vật.
Ø Vật ảo:
* Luôn cho ảnh thật nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ O đến F’.
Ø Vật thật:
* Luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, nằm trong khoảng từ F’ đến O.
Chú ý: 
Vật và ảnh cùng tính chất thì ngược chiều và ở hai bên thấu kính.
Vật và ảnh trái tính chất thì cùng chiều và ở cùng bên thấu kính.
4. Công thức thấu kính:
d d’ 
Sơ đồ tạo ảnh: 
Gọi: : toạ độ vật
: toạ độ ảnh
: tiêu cự của thấu kính
Qui ước về dấu như sau:
d>0: vật thật
d<0: vật ảo
d’>0: ảnh thật
d’<0: ảnh ảo
f >0; D>0: thấu kính hội tụ 
f <0; D<0: thấu kính phân kì.
a. Độ phóng đại ảnh:
k >0: vật và ảnh cùng chiều
k <0: vật và ảnh ngược chiều
b. Vị trí vật - Vị trí ảnh:
 Þ và 
B – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 Câu : 1. Câu nào sau đây sai khi nói về tia phản xạ và tia tới ?
A. Tia phản xạ ở trong cùng mặt phẳng với tia tới.
B. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phản xạ tại điểm tới.
C. Tia phản xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau
D. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua mặt phẳng tới
Câu : 2. Chọn phát biểu đúng về nguyên lí thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng.
A. Nếu PQ là một đường truyền ánh sáng (một tia sáng) thì trên đường đó có thể cho ánh sáng đi từ P đến Q hoặc từ Q đến P.
B. Ánh sáng đi được từ P đến Q thì nó cũng đi được từ Q đến P.
C. Ánh sáng tiến từ P đến Q thì cũng lùi được từ Q về P
D. Giữa hai điểm PQ, ánh sáng đi ra và về tạo thành một đường kín.
Câu : 3. Tìm kết luận sai về đặc điểm của ảnh qua gương phẳng.
	A. Vật thật cho ảnh ảo đối xứng nhau qua gương phẳng và ngược lại
B. Vật và ảnh qua gương phẳng có cùng kích thước và cùng chiều so với đường thẳng vuông góc với gương phẳng.
C. Ảnh S’ nằm đối xứng với vật S qua gương phẳng.
D. Vật và ảnh qua gương phẳng hoàn toàn giống nhau
Câu : 4. Khi tia tới không đổi, quay gương phẳng một góc α thì tia phản xạ quay một góc 2α. Kết luận này đúng với trục quay nào ?
A. Trục quay bất kì nằm trong mặt gương.
B. Trục quay vuông góc với mặt phẳng tới.
C. Trục quay đi qua điểm tới.
D. Trục quay vuông góc với tia tới.
Câu : 5. Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng G, tia phản xạ tương ứng là IR. Giữ tia tới SI cố định, quay gương phẳng G một góc b quanh một trục đi qua I và vuông góc mặt phẳng tới. Tia phản xạ bây giờ là IR’. Tính góc tạo bởi hai tia phản xạ IR và IR’.
	A. b 	B. b 	C. 2b	D. 3b
Câu :6. Nói về ảnh của một vật cho bởi gương phẳng. Phát biểu nào sau đây đúng ? 
	A. Vật thật cho ảnh thật thấy được trong gương.
	B. Vật thật có thể cho ảnh thật hay ảo phụ thuộc vào khoảng cách từ vật tới gương.
	C. Vật thật cho ảnh ảo thấy được trong gương.
	D. Vật ảo cho ảnh ảo thấy được trong gương.
Câu :7. Nói về gương (cả gương phẳng và gương cầu), kết luận nào sau đây là sai ?
	A. Tia phản xạ từ gương tựa như đi ra từ ảnh.
	B. Tia phản xạ kéo dài ngược qua ảnh S’ thì tia tới kéo dài ngược sẽ đi qua vật S.
	C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua gương.
	D. Tia tới SI có tia phản xạ từ I đến điểm M thì đó là đường ngắn nhất trong các đường nối từ S đến một điểm trên gương rồi đến M. 
Câu :8. Cho ba loại gương cùng kích thước (gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi), mắt đặt tại M cách gương với cùng một khoảng xác định. Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn thị trường của các loại gương đó.
	A. Gương phẳng – Gương cầu lõm – Gương cầu lồi.
	B. Gương cầu lõm – Gương phẳng – Gương cầu lồi.
	C. Gương phẳng – Gương cầu lồi – Gương cầu lõm.
	D. Gương cầu lõm – Gương cầu lồi – Gương phẳng.
Câu :9. Các tia sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất với góc 30o(so với mặt đất). Đặt một gương phẳng tại mặt đất để có tia phản xạ thẳng đứng hướng lên trên. Hãy tính góc nghiêng của gương so với phương thẳng đứng.
	A. 60o	B. 30o	C. 40o	D. 45o
Câu :10. Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau. Tia tới G1 và tia phản xạ lần thứ hai từ G2 sẽ
A. vuông góc với nhau.
B. song song nhưng ngược chiều.
C. song song cùng chiều.
D. trùng nhau.
Câu :11. Một cột điện cao 5m dựng vuông góc với mặt đất. Tia sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất với góc 45o so với phương nằm ngang. Tính chiều dài bóng của cột điện đó.
	A. 5,2m	B. 5m	C. 3m	D. 6m
Câu :12. Đối với gương phẳng, kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Khoảng dời của ảnh bằng khoảng dời của gương và cùng chiều dời của gương.
B. Khoảng dời của ảnh bằng khoảng dời của gương và ngược chiều dời của gương.
C. Khoảng dời của ảnh gấp đôi khoảng dời của gương và cùng chiều dời của gương.
D. Khoảng dời của ảnh gấp đôi khoảng dời của gương và ngược chiều dời của gương.
Câu :13. Một gương phẳng hình tròn đường kính 10 cm đặt nằm ngang trên sàn nhà, mặt phản xạ của gương hướng lên. Một bóng đèn nằm trên đường vuông góc với gương tại tâm của gương và cách gương 1 m. Vệt sáng tròn trên trần nhà có đường kính 50 cm. Tính khoảng cách từ sàn nhà đến trần nhà.
	A. 4m 	B. 5m	C. 9m	D. 4,5m
Câu :14. Một điểm sáng A nằm giữa hai gương phẳng và cách giao tuyến của hai gương một đoạn d=10cm. Tính khoảng cách giữa hai ảnh ảo đầu tiên của điểm sáng A trong hai gương đó. Biết góc giữa hai gương là 120o.
	A. 8,7cm	B. 10cm	C. 12cm	D. 17,3cm
Câu :15. Hai gương phẳng hợp với nhau một góc α và mặt phản xạ hướng vào nhau. Điểm sáng S nằm cách đều hai gương qua hệ cho 4 ảnh. Tính góc α.
	A. 50o	B. 60o	C. 72o	D. 90o
V.16. Hai gương phẳng hợp với nhau một góc α=60o và mặt phản xạ hướng vào nhau. Điểm sáng S nằm trong khoảng giữa hai gương và không thuộc mặt phân giác của góc nhị diện tạo bởi hai gương. Tìm số ảnh của S cho bởi hệ hai gương.
	A. 4 	B. 5	C. 6	D. 9 
V.17. Một người cao 1,7m, mắt cách đỉnh đầu 10cm, đứng nhìn vào một gương phẳng thẳng đứng. Khoảng cách từ bờ dưới của gương tới mặt đất nằm ngang có giá trị tối đa là bao nhiêu thì người đó thấy được ảnh của chân mình trong gương ?
	A. 0,8m	B. 0,85m	C. 0,75m	D. 0,6m
V.18. Để làm gương chiếu hậu ở xe ôtô, xe gắn máy người ta thường dùng 
	A. gương phẳng. 	B. gương cầu lõm.	
	C. gương cầu lồi. 	D. vừa phẳng vừa lõm.
V.19. Tìm phát biểu sai về gương cầu lồi:
	A. Tiêu điểm F của gương cầu lồi là tiêu điểm ảo vì chùm tia tới song song cho chùm tia phản xạ phân kì.
	B. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt cầu lồi.
	C. Tia tới kéo dài đi qua F thì tia phản xạ song song với quang trục chính.
	D. Vật thật nằm trong khoảng giữa tiêu điểm F và tâm C của gương sẽ cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
V.20. Tìm phát biểu sai về ảnh của vật qua gương cầu:
	A. Vật thật qua gương cầu lồi luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
	B. Vật thật ở ngoài tiêu diện của gương cầu lõm luôn cho ảnh thật
	C. Không có trường hợp tạo ảnh thật qua gương cầu lồi.
	D. Vật thật nằm trong khoảng OF của gương cầu lõm cho ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật.
V.21. Vật thật qua gương cầu lõm cho ảnh thật nhỏ hơn vật phải nằm trong khoảng nào trước gương? Tìm kết luận đúng.
	A. 0£d<f	B. f<d<2f	C. f<d<¥	D. 2f£d£¥
V.22. Tìm phát biểu sai về ảnh thật qua gương cầu.
A. Vật thật ở ngoài tiêu diện gương cầu lõm luôn cho ảnh thật.
B. Ảnh thật lớn hơn vật thật qua gương cầu lõm khi f<d<2f
C. Qua gương cầu lõm ảnh thật và vật thật nằm trên cùng một mặt phẳng vuông góc với quang trục khi d=2f
D. Vật ảo qua gương cầu lồi sẽ cho ảnh thật
V.23. Chọn phát biểu đúng.
Với gương cầu lõm, vật và ảnh cùng chiều với nhau khi vật
A. ở trước gương.	
B. ở trong khoảng tiêu cự.	
C. là vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự.	
D. ở trước gương một khoảng bằng hai lần tiêu cự.
V.24. Một gương cầu lõm tiêu cự 20cm. Vật sáng AB đặt trước gương cho ảnh cùng chiều và cách vật 75cm. Tính khoảng cách từ vật đến gương.
	A. 40cm	B. 15cm	C. 30cm	D. 45cm
V.25. Vật sáng AB đặt trước một gương cầu cho ảnh ảo bằng lần vật và cách vật 75cm. Tính tiêu cự của gương cầu.
	A. – 20cm 	B. + 30cm	C. + 40cm	D. – 30cm 
V.26. Một gương cầu lõm có bán kính 40 cm. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của gương và cách gương 30 cm, ảnh của vật cho bởi gương là
	A. ảnh thật, cách gương 60 cm. 	B. ảnh thật, cách gương 12 cm.
	C. ảnh ảo, cách gương 6 cm.	D. ảnh ảo, cách gương 12 cm.
V.27. Một vật AB =1 cm đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu có tiêu cự 12 cm, cho ảnh ảo A’B’ =2 cm. Vật và ảnh cách gương lần lượt:
	A. 6 cm, 12 cm 	B. 18 cm, 36 cm	C. 12 cm, 6 cm	D. 36 cm, 18 cm
V.28. Vật sáng AB đặt trước một gương cầu (AB vuông góc với trục chính, A thuộc trục chính) cho ảnh A’B’ cùng chiều, nhỏ hơn vật 5 lần và cách gương 10cm. Tiêu cự của gương là 
A. – 12,5cm	B. + 12,5cm	C. + 2,5cm	D. – 2,5cm
V.29. Vật sáng đặt cách gương cầu lõm 10 cm. Dịch chuyển vật lại gần gương 4 cm thì ảnh dịch chuyển 4 cm. Xác định tiêu cự của gương.
	A. 3,75 cm 	B. 2,6 cm	C. 4 cm	D. 2,8 cm
V.30. Vật sáng AB=2cm đặt trước một gương cầu lõm có tiêu cự f=20cm (AB vuông góc với trục chính, A thuộc trục chính) cho ảnh thật A’B’=4cm. Điểm A cách đỉnh gương một đoạn:
A. 10cm	B. 30cm	C. 15cm	D. 60cm
V.31. Một gương cầu lồi có bán kính 20 cm. Một vật sáng đặt cách gương 10 cm. Hỏi phải dịch chuyển vật ra xa gương một đoạn là bao nhiêu để ảnh dịch chuyển 1cm?
	A. 5 cm 	B. 15 cm	C. 3,3 cm	D. 2,4 cm
V.32. Đặt một vật phẳng nhỏ AB có dạng một đoạn thẳng ngắn vuông góc với trục chính của một gương cầu lồi, trước gương, cách gương 50cm. Gương có bán kính 1m. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh.
	A. Ảnh ở vô cực (vì vật đặt tại tiêu điểm F của gương).
	B. Ảnh ảo cách gương 25cm, k=0,5.
	C. Ảnh thật, cách gương 25cm, k= –0,5.
	D. Ảnh ảo cách gương 12,5cm, k=0,25.
V.33. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm, cách gương 20cm, ta thấy có một ảnh ảo lớn gấp 3 lần vật AB. Tính tiêu cự của gương.
	A. 20cm	B. 30cm	C. 40cm	D. 60cm
V.34. Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm và cách gương 60cm. A nằm trên trục chính của gương. Gương có bán kính 80cm.
Tính chất, vị trí và độ phóng đại ảnh của vật AB qua gương là
	A. ảnh thật, cách gương 120cm, k= – 2. 	B. ảnh ảo, cách gương 80cm, k= 2 .
	C. ảnh thật, cách gương 40cm; k=2/3.	D. ảnh ảo, cách gương 90cm, k= – 1,5.
V.35. Tìm phát biểu sai về chiết suất:
	A. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường cho biết tỉ số giữa vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường đó với vận tốc ánh sáng trong chân không.
	B. Chiết suất tuyệt đối của môi trường chân không bằng 1, các môi trường trong suốt khác thì lớn hơn 1.
	C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 (n21) bằng tỉ số vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường 1 so với vận tốc ánh sáng truyền trong môi trường 2.
	D. Môi trường nào có chiết suất lớn hơn gọi là môi trường chiết quang hơn.
V.36. Chọn đáp án đúng.
Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường 
A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn.
C. càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ.
D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.
V.37. Vận tốc truyền của ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Nước có chiết suất là n=. Suy ra vận tốc truyền của ánh sáng trong nước là: 
A. 2,5.108m/s.	B. 2,25.108m/s.	C. 1,33.108m/s.	D. 0,25.107m/s.
V.38. Có tia sáng đi từ không khí vào ba môi trường (1), (2) và (3). Với cùng góc tới i, góc khúc xạ tương ứng là r1, r2, r3, biết r1< r2< r3. Phản xạ toàn phần không xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường nào tới môi trường nào ?
A. Từ (1) tới (2)	B. Từ (1) tới (3)	C. Từ (2) tới (3)	D. Từ (2) tới (1)
V.39. Gọi io là góc tới trong môi trường có chiết suất no, r là góc khúc xạ trong môi trường có chiết suất n. Biểu thức nào sau đây đúng khi nói về định luật khúc xạ ?
	A. n.sinio = no.sinr	B. 	C. 	D. 
V.40. Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân (A=90o), dìm trong nước (chiết suất n0=4/3). Hỏi chiết suất của lăng kính tối thiểu là bao nhiêu để cho 1 tia sáng truyền vuông góc với mặt bên AB, đến gặp mặt đáy có thể phản xạ toàn phần ở đó?
A. 	B. 	C. 	D. 
V.41. Một lăng kính có góc chiết quang A nhỏ hơn 100. Chiếu 1 tia sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ hơn 100. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là D. Tính chiết suất của lăng kính.
A. 	B. 	C. 	D. 
V.42. Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n, được đặt trong nước có chiết suất n’. Chiếu 1 tia sáng tới lăng kính với góc tới nhỏ. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.
A. 	B. 	C. 	D. 
V.43 Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu 1 chùm tia sáng hẹp nằm trong tiết diện thẳng góc của lăng kính. Góc lệch cực tiểu của tia sáng sau khi qua lăng kính là Dmin. Tính chiết suất của lăng kính.
A. 	B. 	C. 	D. 
V.44. Tìm phát biểu sai về hiện tượng khúc xạ:
	A. Môi trường chứa tia khúc xạ chiết quang kém môi trường chứa tia tới thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới nếu góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
	B. Môi trường chứa tia khúc xạ chiết quang hơn môi trường chứa tia tới thì luôn có tia khúc xạ.
	C. Tia khúc xạ và tia tới nằm cùng phía so với pháp tuyến.
	D. Góc tới i và môi trường chứa tia tới có chiết suất n1 với góc khúc xạ r và môi trường chứa tia khúc xạ có chiết suất n2, khi có khúc xạ chúng luôn thoả mãn hệ thức: n1.sini = n2.sinr
V.45. Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n=1,5 với góc tới 300. Tính góc khúc xạ.
	A. 19,5o	B. 48,6o	C. 58o	D. 24,5o
V.46. Chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất thì tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc nhau. Tính góc tới.
	A. 60o	B. 30o	C. 45o	D. 35o
V.47. Một bóng đèn nhỏ S đặt trong nước (chiết suất n=4/3), cách mặt nước 40 cm. Mắt đặt ngoài không khí, nhìn gần như vuông góc với mặt thoáng, thấy ảnh S’ của S ở độ sâu bao nhiêu ?
A. 30cm. 	B. 53,3cm.	C.10 cm.	D.24 cm.
V.48. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S ở đáy bể theo phương gần vuông góc với mặt nước thì thấy ảnh S’ của hòn sỏi cách mặt nước 90cm. Cho chiết suất của nước bằng 4/3. Tìm độ sâu của bể nước.
	A. 1,6m	B. 1,4m	C. 1,2m	D. 1m	
V.49. Tìm phát biểu sai về hiện tượng phản xạ toàn phần.
	A. Khi có phản xạ toàn phần xảy ra thì 100% ánh sáng truyền trở lại môi trường cũ chứa tia tới.
	B. Góc giới hạn phản xạ toàn phần bằng tỉ số của chiết suất môi trường chiết quang kém với chiết suất của môi trường chiết quang hơn
	C. Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra môi trường chứa tia tới có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường chứa tia khúc xạ.
	D. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới mặt phân cách lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
V.50. Gọi n1 và n2 lần lượt là chiết suất của môi trường tới và môi trường khúc xạ; i, igh và r lần lượt là góc tới, góc tới giới hạn và góc khúc xạ. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi:
A. i > igh và n2>n1	B. i > igh và n1>n2	C. i > igh	D. n1 >n2
V.51. Thả nổi một nút chai rất mỏng hình tròn, bán kính 11 cm trên mặt chậu nước (chiết suất n=4/3). Dưới đáy chậu đặt một ngọn đèn nhỏ sao cho nó nằm trên đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với nút chai. Tìm khoảng cách tối đa từ ngọn đèn đến nút chai để cho các tia sáng không thấy được trên mặt nước.
	A. 7,28 cm.	B. 9,7 cm. 	C. 3,23 cm.	D. 1,8 cm.
V.52. Cho hai môi trường: thuỷ tinh có chiết suất n=1,5; nước chiết suất n’=1,33. Tìm kết luận đúng về hiện tượng phản xạ toàn phần ở mặt phân cách giữa hai môi trường đó.
	A. Phản xạ toàn phần xảy ra với mọi tia sáng từ thuỷ tinh đến mặt phân cách.
	B. Phản xạ toàn phần xảy ra với tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với góc tới i lớn hơn igh với 
	C. Góc giới hạn phản xạ toàn phần là igh với 
	D. Phản xạ toàn phần xảy ra với tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với góc tới i lớn hơn igh với 
V.53. Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ:
A. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu diện sau thấu kính.
B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
D. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ cắt quang trục chính.
V.54. Tìm kết luận đúng về ảnh và vật qua gương cầu và qua thấu kính.
A. Theo chiều truyền của tia tới qua thấu kính, vật thật và ảnh thật đều nằm trước thấu kính.
B. Theo chiều truyền của tia tới qua thấu kính, vật ảo và ảnh ảo đều nằm sau thấu kính.
C. Vật thật nằm trước gương cầu, còn ảnh thật thì nằm phía sau gương cầu.
D. Theo chiều truyền của tia tới qua thấu kính, vật thật nằm trước thấu kính còn ảnh thật thì nằm sau thấu kính. 
V.55. Tìm phát biểu sai về thấu kính hội tụ
A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ ló ra sau thấu kính hội tụ sẽ cắt quang trục chính. 
B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ
C. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính.
D. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (thuộc OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
V.56. Vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật nhỏ hơn vật khi vật phải đặt trong khoảng nào trước thấu kính ? Tìm kết luận đúng.
A. f<d<¥	B. f<d<2f	C. 2f<d<¥	D. 0<d<f
V.57. Đối với thấu kính mỏng: biết chiết suất n của thấu kính đối với môi trường đặt thấu kính và bán kính của các mặt cầu ta có thể tính

File đính kèm:

  • docTRAC_NGHIEM_CHUONG_5_(CO_DAP_AN).doc